Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, Bệnh viện Bạch Mai - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tư vấn và giáo dục bệnh nhân là một phần quan trọng của công tác chăm sóc
Dược [3]. Đặc biệt đối với bệnh mãn tính, những bệnh phải điều trị trong thời gian
dài thì tư vấn thuốc càng đóng vai trò quan trọng để nâng cao mức độ tuân thủ và
khả năng tự kiểm soát bệnh của bệnh nhân. Theo hướng dẫn tư vấn thuốc của Dược
điển Mỹ (USP) năm 1997, tư vấn bệnh nhân chia thành 4 mức độ: độc thoại của
dược sĩ (monolog), hỏi đáp đơn thuần (dialog), đối thoại (conversation) và thảo luận
(discussion) [34]. Trong đó mức độ cao nhất là thảo luận, ở đây dược sĩ và bệnh
nhân có những trao đổi chi tiết dựa trên mối tương tác ngang bằng để đưa ra những
lời khuyên dùng thuốc có hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Theo dự thảo Luật sửa đổi
và bổ sung một số điều của Luật dược 2013, tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng
thuốc cho bệnh nhân là trách nhiệm của dược sĩ lâm sàng tại các cơ sở khám chữa
bệnh [2]. Để thực hiện nhiệm vụ này, dược sĩ không chỉ cần có năng lực chuyên
môn mà khi tư vấn phải đồng cảm với bệnh nhân đồng thời nắm bắt nhu cầu và kiến
thức sẵn có của bệnh nhân để đưa ra nội dung tư vấn hợp lý.
Tại Việt Nam, mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân còn ít phổ biến,
hoạt động tại các nhà thuốc bệnh viện vẫn tập trung chủ yếu vào việc cấp phát
thuốc, chưa thực sự có sự trao đổi, tư vấn và tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân.
Chưa có những nghiên cứu về nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân làm cơ sở thúc
đẩy hoạt động này trên thực tế.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai áp dụng mô
hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Hoạt động này bước đầu được
triển khai từ tháng 11 năm 2012 tại phòng cấp phát thuốc cho bệnh nhân có Bảo
hiểm y tế (BHYT). Các dược sĩ tại bệnh viện Bạch Mai đang không ngừng rút kinh
nghiệm để hoàn thiện, nâng cao chất lượng tư vấn và đưa ra một quy trình tư vấn
phù hợp nhất với nhu cầu và đặc điểm của bệnh nhân BHYT ngoại trú. Việc nhìn
nhận lại nội dung tư vấn, cũng như nắm bắt được nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng
và mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ giúp các dược sĩ có một cái nhìn toàn diện, từ
đó nâng cao hiệu quả của quy trình tư vấn hiện có.
Chính vì lý do trên chúng tui thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu tư vấn của
bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y
tế bệnh viện Bạch Mai” với ba mục tiêu sau:
1. Khảo sát được nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT
ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai.
2. Khảo sát được tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc
BHYT, bệnh viện Bạch Mai.
3. Khảo sát được mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn ở phòng
tư vấn thuốc.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm và các mô hình tư vấn bệnh nhân
1.1.1 Các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân
Theo Hepler (1987) thì các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân bắt đầu được thảo
luận vào những năm 1960. Các định nghĩa này thường có xu hướng tập trung vào
nội dung, ví dụ như thông tin mà dược sĩ cung cấp cho bệnh nhân. Các định nghĩa
về tư vấn bệnh nhân dần dần được bổ sung, thay đổi và hoàn thiện hơn [10].
Một trong những định nghĩa sớm nhất về tư vấn bệnh nhân được đưa ra bởi
Puckett và cộng sự năm 1978. Tác giả này cho rằng tư vấn bệnh nhân là “bất kì sự
thông báo nào được dược sĩ nói hay viết ra về thuốc và cách sử dụng thuốc” [10].
Theo định nghĩa của Hepler thì tư vấn bệnh nhân dừng lại ở mức cung cấp cho bệnh
nhân thông tin về thuốc. Năm 1997, Aslanpour và Smith đã đưa ra một định nghĩa
hoàn thiện hơn về tư vấn bệnh nhân, không chỉ là cung cấp thông tin về thuốc mà
cao hơn tư vấn bệnh nhân là “việc cung cấp các thông tin về thuốc và các vấn đề
liên quan đến sức khỏe” [5]. Nhìn nhận về tư vấn bệnh nhân ở mức cao hơn, không
đơn thuần là việc cung cấp thông tin một chiều, Schommer và Wiederholt năm 1994
cho rằng “tư vấn bệnh nhân là việc dược sĩ đưa ra lời khuyên dựa trên quan điểm
hợp lí, chủ quan của mình và hướng tới bệnh nhân trong phạm vi sử dụng thuốc”
[27]. Như vậy các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân thay đổi theo thời điểm và không
được xây dựng trên bất kì nền tảng lí thuyết nào. Các định nghĩa vẫn chưa thể hiện
được bản chất của sự tương tác giữa bệnh nhân và dược sĩ cho dù quá trình tư vấn là
độc thoại của dược sĩ hay hỏi đáp đơn thuần giữa dược sĩ và bệnh nhân [10].
Một trong những định nghĩa toàn diện nhất về tư vấn bệnh nhân được xây
dựng bởi dược điển Mỹ (USP) năm 1997. Theo USP, tư vấn bệnh nhân là “cách tiếp
cận tập trung vào nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bệnh nhân với mục tiêu
cải thiện hay duy trì chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống” [34]. Định
nghĩa này nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cung cấp và thảo luận về thông tin thuốc
với từng đối tượng bệnh nhân để đạt được mục tiêu trên. Bản chất của mối quan hệ


/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status