Khảo sát nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Hiện nay đau đƣợc xem là một trong năm dấu hiệu sống (5th Vital Sign) cần
đƣợc theo dõi và điều trị. Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân quan trọng
gây đau sau mổ, và mặc dù đó là điều tệ hại nhất mà trẻ phải trải qua trong quá trình
nằm viện, nhƣng nó đã bị đánh giá thấp và thực sự đƣợc chữa trị kém, tụt hậu hơn
so với ở ngƣời lớn trong nhiều năm qua. Việc điều trị không thỏa đáng các cơn đau
sau phẫu thuật ở trẻ em lần đầu tiên đƣợc nhấn mạnh hơn 20 năm trƣớc đây [49].
Một cuộc khảo sát tại thời điểm đó phát hiện ra rằng 40% trẻ em sau phẫu thuật trải
qua cảm giác đau ở mức trung bình hay nặng và 75% không đƣợc giảm đau thích
hợp [49]. Trong năm 2006, hai nghiên cứu lớn về quản lý đau ở trẻ sơ sinh ở
Australia và New Zealand tiết lộ hầu hết các cơ sở y tế không thƣờng xuyên thực
hiện đánh giá đau và không có phác đồ rõ ràng cho điều trị đau gây ra bởi phẫu
thuật. Chỉ có 1/3 cơ sở thƣờng sử dụng các phƣơng pháp để giảm đau cho trẻ sơ
sinh trải qua phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ em trải qua đau sau
mổ không đáng có, với 15% trải qua cơn đau nghiêm trọng [12]. Đau ở trẻ em gây
ra căng thẳng không chỉ cho chúng mà còn cho cha mẹ và nhân viên y tế. Đau ở trẻ
sơ sinh, trẻ em có tác động tiêu cực tƣơng tự nhƣ ở ngƣời lớn. Nếu không điều trị
kịp thời, cơn đau cấp có thể gây ra tăng huyết áp, tăng nhịp tim, ứ trệ tuần hoàn…,
có nguy cơ thay đổi hành vi ở trẻ em trong một thời gian dài (lên đến 1 năm) sau khi
phẫu thuật. Trẻ sẽ có nguy cơ hình thành “bộ nhớ đau” và đau mạn tính, do đó để lại
một số hậu quả về thể chất và tâm lý cho tới khi lớn [1], [12], [13], [18].
Vấn đề chính trong điều trị đau ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới sinh, là những
khó khăn trong đánh giá đau. Khi chúng ta không thể đánh giá mức độ đau hoặc
hiệu quả giảm đau, chúng ta không thể chắc chắn đƣợc biện pháp giảm đau nào là
cần thiết và khi nào thì cần đến. Một yếu tố quan trọng nữa ở hầu hết các nƣớc đang
phát triển (chiếm 80% dân số thế giới) là các điều dƣỡng chƣa đƣợc đào tạo hoặc
thiếu thuốc và trang thiết bị cho các phẫu thuật thậm chí còn đơn giản [38].
Do đó, để giảm đau sau phẫu thuật có hiệu quả, cần lập kế hoạch giảm đau
trƣớc, trong và sau phẫu thuật [3], [18], [37], [49], [51]. Một số yếu tố nữa góp phần
quản lý đau sau phẫu thuật có hiệu quả là nhận thức của đội ngũ nhân viên y tế cũng
nhƣ của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân về tầm quan trọng của giảm đau sau
phẫu thuật. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ cấu trúc của đội ngũ quản lý, công tác
tuyên truyền - giáo dục bệnh nhân, đào tạo nhân viên y tế thƣờng xuyên, sử dụng
hợp lý thuốc giảm đau, đánh giá đau thƣờng xuyên bằng công cụ đánh giá và điều
chỉnh các phác đồ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân cũng góp phần vào quản lý
đau một cách hiệu quả [3], [18].
Bệnh viện Nhi Trung ƣơng là đơn vị hàng đầu trong điều trị và chăm sóc sức
khỏe cho các bệnh nhi nhỏ tuổi. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm soát
đau đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, “đơn vị chống đau” đã đƣợc thành lập và đi vào
hoạt động. Để đánh giá mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế và
ngƣời nhà bệnh nhân đối với vấn đề giảm đau sau phẫu thuật, đề tài “Khảo sát
nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân về đau và các
biện pháp giảm đau sau phẫu thuật” đƣợc tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của người nhà bệnh
nhân về đau và các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật.
2. Khảo sát mối quan tâm, nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế về
đau và các biện pháp giảm đau cho bệnh nhi sau phẫu thuật.
1.1.2. Khái niệm đau, phân loại cảm giác đau, vai trò của đau
1.1.2.1. Khái niệm đau
Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP), đau đƣợc định nghĩa là
[18],
[37].
Nhƣ vậy, đau là một tri giác cá thể và chủ quan, bao gồm các tín hiệu cảm
giác, cảm nhận xúc cảm và phản xạ ứng xử. Đau là một tín hiệu cho biết mô đang bị
đe dọa, hay bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp đau không có nguyên
nhân thực thể rõ rệt.
1.1.2.2. Vai trò của đau
Có thể thấy đau là “một cảm nhận khó chịu về cảm giác và cảm xúc”, thƣờng
mang tính chủ quan và cá thể, song cũng là một tín hiệu cho biết mô bị đe dọa,
và/hay tổn thƣơng. Nhƣ vậy, đau đóng vai trò tích cực, mang ý nghĩa thông báo và
giúp ngƣời bệnh phải bất động, vừa để tránh đau, vừa để tránh cho các mô có thể bị
tổn thƣơng tiếp [18].
Tuy nhiên, nếu đau quá mức cũng đem lại những tác động xấu tới từng cá thể
ngƣời bệnh, tùy vào cơn đau cấp tính, hay đau mạn tính.
 Tác động tiêu cực ngắn hạn của cơn đau cấp tính bao gồm:
 Gây khó chịu về cảm xúc và thể chất cho bệnh nhân
 Rối loạn giấc ngủ (với tác động tiêu cực đến tâm trạng và hoạt động)
 Tác dụng phụ trên tim mạch (nhƣ cao huyết áp, nhịp tim nhanh), gây ra ứ trệ
trong lƣu động máu và thúc đẩy huyết khối
 Tăng tiêu thụ oxy (với tác động tiêu cực trong trƣờng hợp của bệnh động
mạch vành), ảnh hƣởng đến chức năng hô hấp.

WsZAt8DpW9Au2M7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status