Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện E Trung ương - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bệnh nhân suy thận mạn (STM) có lọc máu chu kỳ (LMCK) thường gặp
các biến chứng lâu dài như: tăng huyết áp không kiểm soát được, biến chứng tim
mạch (suy tim, thiếu máu cơ tim,…), hô hấp (phù phổi, tràn dịch màng phổi), thiếu
máu, loãng xương, ... Trong đó biến chứng suy dinh dưỡng (SDD) là phổ biến hơn
cả chiếm 20-50% [33], [35], [20]; tỷ lệ SDD protein-năng lượng ở bệnh nhân
trưởng thành STM-LMCK từ 18-70% [42]. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) có liên
quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh nhân STM-LMCK, là nguyên nhân chính
dẫn đến tử vong và bệnh tật [42].
Có nhiều yếu tố dẫn đến SDD ở bệnh nhân STM-LMCK bao gồm: đầu vào
dinh dưỡng không đầy đủ, bệnh mắc kèm, viêm mạn tính, hội chứng ure máu cao,
ảnh hưởng của lọc máu, toan chuyển hóa, ....Trong đó, đầu vào protein và năng
lượng không đầy đủ được xem là nguyên nhân chính. Phương pháp điều trị chính là
bổ sung dinh dưỡng bằng các đường khác nhau (đường tiêu hóa và đường mạch
máu). Dịch truyền dinh dưỡng đường tĩnh mạch (Intradialytic Parenteral Nutrition –
IDPN) là phương pháp bổ sung dinh dưỡng trực tiếp thông qua đường tĩnh mạch
trong khi lọc máu được áp dụng đầu tiên vào năm 1975 [26]. Ưu điểm lớn nhất của
IDPN là sử dụng thuận tiện và bổ sung dinh dưỡng một cách trực tiếp, nhanh gọn
nhất. Tuy nhiên, IDPN cũng có nhiều hạn chế và hiệu quả vẫn chưa được chứng
minh rõ ràng. Trên thế giới, IDPN được áp dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm lọc máu
và thường được áp dụng đối với những bệnh nhân SDD nặng mà bổ sung dinh
dưỡng bằng các đường khác không có hiệu quả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, IDPN
chưa được áp dụng rộng rãi, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá TTDD của bệnh
nhân STMT-LMCK cũng như nghiên cứu khảo sát sử dụng IDPN.
Vì vậy, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề này tại khoa Thận nhân tạo bệnh
viện E trung ương với mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân STMT-LMCK.
2. Khảo sát việc sử dụng dịch truyền dinh dưỡng đường tĩnh mạch của bệnh
nhân STMT-LMCK tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện E Trung Ương.
Từ đó đưa ra những đề xuất góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa
biến chứng suy dinh dưỡng cho các bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Suy thận mạn
1.1.1. Định nghĩa
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu
quả của của sự xơ hóa các cầu thận, gây giảm từ từ mức lọc cầu thận (MLCT) dẫn
đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinin, acid uric và các sản
phẩm giáng hóa khác [1].
1.1.2. Phân loại suy thận mạn
Theo phân loại của tổ chức Thận học quốc tế (NKF-K/DOQI), bệnh thận mạn
được chia làm 5 giai đoạn tùy theo mức lọc cầu thận và tổn thương thận [41].
Bảng 1.1: Phân loại suy thận theo KDOQI (2002) của hội thận học Hoa Kỳ
Giai đoạn Mô tả MLCT(ml/phút)
1 Giai đoạn đầu Tổn thương thận (có protein niệu…)với
MLCT bình thường
≥ 90
2 Suy thận nhẹ Tổn thương thận kèm giảm nhẹ MLCT 60 - 89
3 Suy thận vừa Mức lọc cầu thận giảm trung bình 30 - 59
4 Suy thận nặng Mức lọc cầu thận giảm nặng 15 - 29
5 Giai đoạn cuối MLCT giảm rất nặng ≤ 15
1.1.3. Phương pháp điều trị [8], [11]
 Điều trị bảo tồn [11]: bao gồm chế độ ăn và điều trị bằng thuốc.
- Mục đích: đảm bảo cho người bệnh giữ được chức năng thận còn lại với thời
gian dài nhất có thể được.


dHPns0sU5bS3tY8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status