Tìm hiểu ngôn ngữ JavaServer Pages (JSP) - pdf 27

Download miễn phí Tìm hiểu ngôn ngữ JavaServer Pages (JSP)



PHẦN I 1
GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT 1
CHƯƠNG I 1
CĂN BẢN VỀ JSP 1
I. So sánh JSP với các công nghệ khác. 2
I.1. JSP với ASP 2
I.2. JSP với PHP 2
II. Các thành phần script của JSP. 2
II.1. Các biến được định nghĩa sẵn trong JSP 4
II.2. Biểu thức trong JSP 5
II.3. JSP scriptlets 6
II.4. Khai báo trong JSP 7
III. Xử lý nhúng và chuyển hướng giữa các tranG 7
III.1. Nhúng file vào trang với chỉ thi include 7
III.2. Sử dụng thẻ <jsp:include> 7
III.3. Chuyển tham số bằng thẻ <jsp:param> 8
III.4. Chuyển tiếp đến trang khác với thẻ <jsp:include> 8
III.5. Thẻ jsp:plugin 10
III.6. Thẻ jsp:fallback 11
III.7. Chuyển trang 12
III.8. Chuyển hướng sang trang mới với sendRedirect() 14
IV. SERVLET 14
IV.1. Khái niệm 14
IV.2. Các cách xử lý cơ bản của Servlet 15
IV.3. Chu trình sống của Servlet và JSP 18
IV.4. Ưu và khuyết điểm của Servlet so với JSP 20
CHƯƠNG II 22
TAG LIBRARIES 22
I. Tag library là gì ? 22
II. Cách dùng các tags trong JSP 23
II.1. Khai báo các tag library 23
II.2. Các loại tag 23
iii. Định nghĩa các tag 25
II.3. Tag handler 26
II.4. Tag library descriptor 27
II.5. Các ví dụ 28
III. Tag handler được triệu gọi như thế nào? 40
CHƯƠNG III 43
JAVABEAN 43
I. Khái niệm về JavaBean 43
II. Các thẻ chuẩn của JavaBean trong trang JSP 45
II.1. <jsp:useBean> 45
request 47
session 47
II.2. <jsp:setProperty> 47
II.3. <jsp:getProperty> 48
CHƯƠNG IV 49
GIỚI THIỆU JDBC 49
I. JDBC và trình điều khiển truy xuất cơ sở dữ liệu 49
II. Truy xuất cơ sở dữ liệu thông qua JDBC-ODBC 53
INSERT: 55
UPDATE: 55
DELETE 56
PHẦN II 57
PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ – CÀI ĐẶT 57
CHƯƠNG V 57
PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ 57
I. Phân tích 57
II. Thiết kế 63
II.3. Các ràng buộc toàn vẹn 75
III. Thiết kế giao diện 77
CHƯƠNG VI 81
CÀI ĐẶT TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 81
I. Các phần mềm cần thiết 81
II. Triển khai ứng dụng 81
CHƯƠNG VII 83
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 83
I. Kế quả đạt được 83
II. Kết luận 86
III. Hướng phát triển 86
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y đổi trong mã nguồn thì Web server sẽ thực hiện biên dịch trang JSP. Quá trình biên dịch JSP thực tế là chuyển trang JSP thành servlet. File biên dịch . class của trang sẽ được đặt trong thư mục đệm. Như chúng ta thấy, quá trình biên dịch trang chỉ diễn ra một lần. Nếu trang đã biên dịch và sau đó chúng ta không có thay đổi gì trong trang nguồn thì quá trình biên dịch sẽ không xảy ra, do đó tốc độ thực thi trang sẽ nhanh hơn. Sau khi trang đã được biên dịch, mã trang sẽ được nạp vào bộ nhớ để thực thi.
Nạp trang
Kể từ giai đoạn này, quá trình nạp trang tương tư như servlet. Chỉ có một khác biệt đó là servlet chỉ được nạp một lần trong khi mã trang JSP mặc dù đã biên dịch nhưng phải nạp lại nhiều lần mỗi khi Web server nhận được yêu cầu trang từ trình duyệt.
Khởi tạo
Khi nạp mã trang thành công, Web server sẽ gọi đến cách khởi tạo trang. Và mặc dù, JSP được biên dịch ra servlet như cách khởi tạo cho trang JSP lại mang tên jspInit () chứ không phải là init () như servlet.
Thực thi
Sau quá trình khởi tạo, Web server sẽ gọi đến cách _jspService (). cách _jspService sẽ chuyển cho chúng ta hai lớp đối tượng HttpServletRequest và HttpServletResponse để đọc và ghi kết xuất trả về trình khách.
Dọn dẹp
Khi trang JSP đã thực thi xong, trình chủ Web server sẽ gọi cách jspDestroy () để giải phóng mã trang khỏi bộ nhớ. Tương tự như trong servlet, chúng ta có thể cài đặt cách jspDestroy () thực hiện chức năng giảp phóng vùng nhớ hay đóng kết nối trả tài nguyên về cho hệ thống.
IV.4. Ưu và khuyết điểm của Servlet so với JSP
Do mã trang JSP khi thực thi đều được biên dịch ra servlet cho nên tất cả những gì servlet làm được cũng đồng nghĩa với trang JSP làm được. Viết trang JSP đôi lúc đơn giản hơn viết servlet vì không cần qua bước đăng ký và biên dịch thủ công. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết một số trường hợp phân biệt giữa JSP và servlet và cách sử dụng chúng.
JSP có thể trộn lẫn mã Java với các thẻ HTML cho nên thiết kế trang JSP thường đơn giản và dễ bổ sung hơn so với servlet. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố không nên lạm dụng đối với JSP. Nếu chúng ta tập trung tất cả mã Java vào cũng với mã HTML, một khi dự án mỡ rộng và trở nên phức tạp, việc bảo trì và nâng cấp ứng dụng Web với hàng trăm trang JSP sẽ rất khó khăn. Trong quá trình phát triển ứng dụng Web theo nhóm, việc trộn lẫn mã JSp sẽ rất khó khăn. Trong qua trình phát triển ứng dụng Web theo nhóm, việc trộn lẫn mã Java và HTML trong trang JSP cho thấy không hiệu quả. Khó có thể tách rời giữa công việc viết mã cho ứng dụng và nhóm xây dựng giao diện. Mã trang JSP ở dạng thuần văn bản nên thường không che được mã nguồn của logic chương trình.
Với servlet, tuy phải biên dịch và đăng ký thủ công với trình chủ nhưng bù lại tính bảo mật cao hơn. Chúng ta chủ cần cung cấp cho trình chủ Web server bản servlet nhị phân (file .class) đã qua bước biên dịch mã không cần đến mã nguồn của servlet ban đầu. Mặc khác, các servlet có thể tương tác liên hoàn, với nhau để tạo nên những kết xuất tùy biến và đa dạng trước khi trả kết quả về cho trình khách. Servlet có thể phân rã các đơn thể của dự án và phát triển độc lập nhau như các thành phần riêng biệt để ráp lại trong một tổng thể chung. Tuy nhiên, việc kết xuất trong servlet thường dựa vào cách print () hay println (). Công việc quyết định giao diện cho kết xuất hoàn toàn phụ thuộc vào lập trình viên với hàng loạt các lệnh print () hay println () rất khó quản lý.
Quyết định sử dụng JSP, Servlet hay kết hợp cả hai là tuỳ vào từng dự án và mục đích của chương trình mà chúng ta muốn phát triển. Thông thường đối với những dự án nhỏ, yêu cầu thời gian nhanh, JSP là lưa chọn thích hợp nhất. Trường hợp với dự án cần sự độc lập và chỉ thiên về xử lý ta nên sử dụng servlet. Trường hợp với dự án lớn chúng ta nên kết hợp cả servlet và JSP. Mô hình kết hợp tốt nhất giữa servlet và JSP thường được gọi là MCV (Model – View – Controler) trong đó servlet đóng vai trò trung tâm điều khiển (controler) đưa ra các quyết định xử lý. JSP đóng vai trò thể hiện giao diện hay hiển thị dữ liệu đã xử lý. Quy trình tính toán logic của ứng dụng được giao lại cho các thành phần JavaBean hay EJB. Chương II
Tag Libraries
Tag library là gì ?
Trong kỹ thuật JavaServer Pages, các action là các element có thể tạo ra và truy cập vào các đối tượng của ngôn ngữ lập trình và xuất vào những luồng xuất chuẩn như màn hình, máy in,… JSP định nghĩa ra chín action chuẩn mà phải được cung cấp bởi bất kỳ engine nào.
Ngoài các action chuẩn này, từ JSP v1.1 trở lên cho phép xây dựng và phát triển các module có thể dùng lại được gọi là custom action. Trong trang JSP, một custom action được triệu gọi bằng cách dùng custom tag. Một tag library là một tập các custom tag.
Các ứng dụng có thể được thực hiện bằng custom action bao gồm xử lý form, truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ở mức xí nghiệp khác như email, quản lý thư mục và điều khiển luồng. Trước khi custom action xuất hiện thì JSP có một cơ chế dùng lại mã là các thành phần JavaBean kết hợp với scriplet. Tuy nhiên với JavaBean có một bất lợi là xây dựng phức tạp và khó quản lý.
Các custom action làm dịu được vấn đề này bằng cách mang lại các lợi ích dưới góc độ khác của việc module hoá tính sử dụng lại cho các trang JSP. Các custom action gói gọn lại các tác vụ để chúng có thể được dùng lại trong hơn một ứng dụng và tăng hiệu xuất bằng cách khuyến khích phân chia công việc giữa các nhà phát triển thư viện và người sử dụng thư viện. Các tag library của JSP được tạo bởi các nhà phát triển, là người thành thạo ngôn ngữ lập trình Java và là chuyên gia trong giao tiếp với cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác. Các tag library được dùng bởi các nhà thiết kế ứng dụng web, là người có thể chỉ tập trung vào cách thức hiển thị hơn là quan tâm đến cách truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác.
Một số đặt tính của các custom tag là:
Chúng có thể được tuỳ biến thông qua các thuộc tính từ một trang đang gọi.
Chúng được phép truy cập vào tất cả đối tượng có sẵn trong trang JSP.
Chúng có thể thay đổi lời đáp mà được phát sinh bởi một trang đang gọi.
Chúng có thể được lồng với nhau và cho phép các tương tác phức tạp trong một trang.
Chúng có thể truyền thông với nhau. Chúng ta có thể tạo và khởi tạo một thành phần JavaBean, tạo một biến tham chiếu đến Bean đó trong một tag và sau đó sử dụng Bean này trong tag khác.
Cách dùng các tags trong JSP
Phần này trình bày cách thức mà tác giả của trang web sử dụng tag library trong JSP và giới thiệu các loại tag khác nhau. Các ví dụ trong phần này sẽ được định nghĩa trong phần III.
II.1. Khai báo các tag library
Trang JSP sẽ sử dụng các tag được định nghĩa trong một tag library bằng cách đưa vào taglib directive trong trang trước bất kỳ custom tag được sử dụng:
Thuộc tính uri tham chiếu tới URI đó là định danh duy nhất cho tag library. URI có thể là URI tương đối hay tuyệt đối. Nếu URI tương đối thì nó phải được ánh xạ đến một URI tuyệt đối trong taglib element của bộ mô tả triển khai ứng dụng Web, tập tin cấu hình này cùng với ứng dụ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status