Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1 4
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI 4
I. Giới thiệu chung về FDI 4
1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 4
1.1. Đầu tư 4
1.2. Đầu tư quốc tế 4
1.3. Đầu tư nước ngoài 5
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6
2.1. Các khái niệm về FDI 6
2.2. Phân loại FDI 9
2.3. Các hình thức FDI 12
2.4. Cơ cấu FDI 15
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI ở một quốc gia 16
1. Lợi ích của nước đi đầu tư khi thực hiện hoạt động FDI 16
2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới luồng vốn FDI vào một quốc gia 17
2.1. Nhân tố khách quan 17
2.2. Nhân tố chủ quan 18
2.2.1. Chủ trương huy động vốn của nước chủ nhà 19
2.2.2. Môi trường đầu tư của nước chủ nhà 19
2.2.3. Quan hệ quốc tế của nước chủ nhà 24
III. Vai trò của vốn FDI đối với nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư 25
1. FDI là nguồn đóng góp quan trọng cho vốn đầu tư phát triển kinh tế 26
2. FDI góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 28
3. FDI tạo điều kiện phát triển công nghệ 30
4. FDI thúc đẩy quá trình hội nhập của nước tiếp nhận 31
5. Các lợi ích khác 32
CHƯƠNG 2: 34
THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 34
VÀ CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC +1” CỦA NHẬT BẢN. 34
I. Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 34
1. Tình hình kim ngạch FDI 34
1.1. Giai đoạn thăm dò 1988-1993 35
1.2. Giai đoạn bùng nổ 1994-1997 36
1.3. Giai đoạn suy thoái 1998-2002 38
1.4. Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 đến nay: 40
2. Cơ cấu FDI 44
2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành 45
2.2. Cơ cấu theo địa phương 48
2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư 50
Mặc dù hình thức đầu tư FDI đã được chính phủ Việt Nam mở rộng dần ra nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chủ yếu ưa chuộng các hình thức đầu tư truyền thống: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 50
3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI 52
3.1. Qui mô dự án 52
3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 53
4.Nhận xét chung 55
II. Chiến lược “Trung Quốc +1” của các nhà đầu tư Nhật Bản 58
1. Động cơ của chiến lược “Trung Quốc+1” 58
2. Nội dung và tình hình thực hiện chiến lược “Trung Quốc+1” tại Việt Nam 62
CHƯƠNG 3: 67
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 67
HƯỚNG TỚI CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC+1” 67
I. Cơ hội, thách thức cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” 67
1. Cơ hội 67
1.1. Môi trường đầu tư Việt Nam có những lợi thế nhất định 67
1.2. Môi trường đầu tư Việt Nam có những cải thiện đáng kể 71
2. Thách thức 74
2.1. Những tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam 74
2.2. Cạnh tranh từ các quốc gia khác ngày càng gay gắt 84
II. Giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” 84
2. Quan điểm, định hướng của nước ta thu hút FDI Nhật Bản thời gian tới 87
3. Đề xuất một số giải pháp 88
3.1. Về khuôn khổ pháp lý 89
3.2. Về bộ máy hành chính 90
3.3. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI: 91
3.4. Về ngành công nghiệp phụ trợ 92
3.5. Về nguồn nhân lực có tay nghề và nhân lực quản lý 94
3.6. Về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật 95
3.7. Về hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) và thông tin đầu tư 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 105
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU 106
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, sự giao lưu, luân chuyển các dòng vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đầu tư và phát triển đất nước. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kì 2006-2010 đã xác định mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức nhằm sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5-8%/năm. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ dự kiến phải huy động khoảng 140-150 tỉ USD cho đầu tư phát triển, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm trên 35%. Có thể nói, hiện nay, Việt Nam đang rất chú trọng tới thu hút ngoại lực, trong mối liên kết với phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước.
Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai. Do đó, việc thu hút nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam nhằm hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đặc biệt, có lẽ chưa có thời điểm nào như hiện nay, Việt Nam đang được các công ty Nhật Bản hết sức quan tâm chú ý, được đánh giá cao có thể trở thành điểm đến trong chiến lược dài hạn “Trung Quốc+1” của họ. Trong bối cảnh này, nếu Việt Nam không tích cực căn cứ vào những biến động của dòng vốn này trong quá khứ, kết hợp với những điều kiện hiện tại, nghiên cứu giải pháp chủ động đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản thì tương lai gần, một mặt, có thể làn sóng này sẽ chuyển hướng khác, mặt khác, khi các nhà đầu tư Nhật Bản ồ ạt kéo sang Việt Nam mà môi trường đầu tư vẫn chưa có khả năng đáp ứng sẽ rất dễ gây hỗn loạn, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về: “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”” trở nên cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận này là vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được để phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là chiến lược “Trung Quốc+1” trong bối cảnh sôi động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay; xem xét thời cơ và thách thức, những yếu tố thuận lợi và những mặt còn tồn tại, từ đó, đề ra các giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1” một cách kịp thời và hiệu quả.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua và trong chiến lược “Trung Quốc+1” của các công ty Nhật Bản hiện nay. Trong khuôn khổ một bài khoá luận, tui chỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng thu hút đầu tư Nhật Bản của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khoá luận cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, như: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải…

5. Kết cấu khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục, khoá luận bao gồm:
Chương 1: Một số lí luận cơ bản về FDI và thu hút FDI
Chương 2: Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và chiến lược “Trung Quốc +1”
Chương 3: Thời cơ, thách thức và giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”


lhpVzPlM678nQ41
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status