Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường



MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề tỉnh hà tây 3
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY. 3
I.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3
I.1.1.1. Vị trí địa lý. 3
I.1.1.2. Đặc điểm địa hình: 3
I.1.1.3. Khí hậu và thời tiết: 4
I.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội: 4
I.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ HÀ TÂY. 5
I.2.1. Giá trị sản xuất. 7
I.2.2. Số hộ, số lao động tham gia hoạt động làng nghề, thu nhập trong các làng nghề [1, 5]: 9
I.2.3. Vốn và công nghệ trong các làng nghề [1, 13]: 9
I.2.4. Vấn đề sử dụng nguyên, nhiên liệu: 10
I.2.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 10
I.2.6. Hướng phát triển của làng nghề tỉnh Hà Tây. 11
I.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ HÀ TÂY. 12
I.3.1. Môi trường nước: 12
I.3.3. Chất thải rắn: 15
I.4. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ -TỈNH HÀ TÂY. 16
I.4.1. Đặc điểm về các làng nghề cơ kim khí ở tỉnh Hà Tây. 16
I.4.2. Vấn đề môi trường trong các làng nghề cơ kim khí. 19
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ CƠ KIM KHÍ. 21
II.1. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ: 21
II.1.1. Thu gom rác thải. 21
II.1.2. Bố trí bãi rác hợp vệ sinh: 21
II.1.3. Vệ sinh hệ thống thoát nước. 21
II.1.4. Thành lập bộ phân chuyên trách về môi trường. 22
II.1.5. Lập quỹ bảo vệ môi trường. 22
II.1.6. Giáo dục môi trường. 22
II.1.7. Giải pháp quy hoạch. 23
II.2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT. 23
II.2.1. Các giải pháp mang tính phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. 23
II.2.2. Các giải pháp xử lý chất thải. 24
CHƯƠNG III 26
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ PHÙNG XÁ 26
III.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ PHÙNG XÁ. 26
III.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ PHÙNG XÁ 27
III.3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ PHÙNG XÁ. 29
III.3.1. Hiện trạng sản xuất. 29
III.3.1.1. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề. 30
III.3.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 31
III.3.1.3. Các loại hình sản xuất tại làng nghề Phùng Xá. 32
2. Sản xuất đinh, dây thép: 33
3. Sản xuất ke, chốt, bản lề: 35
4. Mạ kim loại: 36
III.3.1.4. Hướng phát triển của làng nghề Phùng Xá trong tương lai. 37
III.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề cơ kim khí PhùngXá. 38
III.3.2.1. Môi trường không khí. 38
Kí hiệu 40
III.3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất. 42
III.3.2.3. Môi trường nước. 44
III.4. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ PHÙNG XÁ. 48
III.4.1. Tổ chức quản lý. 49
III.4.2. Các hoạt động vệ sinh môi trường đã thực hiện. 50
III.4.3. Vấn đề tồn tại về sản xuất và môi trường. 50
III.4.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết. 51
CHƯƠNG IV 52
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ PHÙNG XÁ. 52
IV.1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ. 52
IV.1.1. Vệ sinh môi trường. 52
IV.1.1.1. Thu gom rác thải. 52
IV.1.1.2. Hệ thống thoát nước thải. 54
IV.1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường. 54
IV.1.3. Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân. 54
IV.1.4. Các biện pháp quy hoạch [3, 10, 11]. 56
IV.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT. 58
IV.2.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề theo định hướng sản xuất sạch hơn [3, 7]. 58
IV.2.1.1. Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. 58
IV.2.1.2. Tăng cường quản lý nội vi. 58
IV.2.1.3. Chú trọng khâu thu gom và phân loại nguyên liệu. 59
IV.2.1.4. Tuần hoàn và tái sử dụng nước thải làm mát. 59
IV.2.1.5. Biện pháp tiết kiệm năng lượng. 59
IV.2.1.6. Cải tiến công nghệ . 60
IV.2.2.Các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm [3, 15, 21]. 60
IV.2.2.1. Biện pháp xử lý nước thải. 60
1. Nước thải mạ điện. 61
2. Nước thải cán. 62
IV.2.2.2. Các biện pháp xử lý khí thải. 63
IV.2.2.3. Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. Đặc điểm sản xuất của làng nghề Hà Tây: 65
2. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề Phùng Xá: 65
3. Hiện trạng công nghệ, thiết bị sử dụng tại làng nghề Phùng Xá: 65
4. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Phùng Xá: 66
5. Một số biện pháp được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề Phùng Xá: 66
Các giải pháp kỹ thuật bao gồm: 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ức trang nghiêm, thành kính, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đồng thời tổ chức những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao vui tươi lành mạnh như: đánh cờ, vật cổ truyền, thổi cơm thi…[1].
III.2. Sự phát triển của làng nghề Phùng Xá
Tương truyền rằng từ xa xưa, cụ Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ nước tàu về đã hướng dẫn lại cho người dân thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá huyện Thạch Thất nghề cơ khí, sản xuất cày, bừa, cuốc, xẻng. Tại đây đã có nhà thờ phường bừa mà trước đây vào dịp tết Âm lịch người dân ở đây vẫn tổ chức hôị thi cày, bừa để chọn ra người giỏi nhất làng. Sinh hoạt của phường bừa được duy trì hàng năm, tại đó người ta có tổ chức lễ hội, ôn lại lịch sử nghề truyền thống của làng. Nghề sản xuất cày bừa ở đây ngày càng thịnh đạt phát triển khắp làng, với thêm nhiều mặt hàng thông dụng như bản lề, cửa xếp, cửa hoa, sắt cây, ống nước … được nhân dân cả nước biết đến.
Vào thời kỳ trước những năm 1957-1958, nghề cơ kim khí ở làng không được phát huy buộc người dân Phùng Xá đua nhau đi khắp nơi mở xưởng cơ khí làm ăn xa quê để kiếm sống.
Vào những năm 1970, kinh tế hợp tác xã phát triển, nghề kim khí lại lên ngôi. Trước đó, nông dân Phùng Xá vẫn phải nhập sắt, gang, răng bừa từ nơi khác đưa về. Thời gian này, cày bừa Phùng Xá bán rất chạy, sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước để phục vụ sản xuất.
Từ những năm 1980, cơ chế thị trường mở ra hướng làm ăn mới cho dân làng Phùng Xá. Một số lò nấu thép, đúc gang, cán kéo sắt thép đã ra đời để sản xuất công cụ cày bừa như lưỡi cày, răng bừa. Phùng Xá đã sản xuất thêm được loại máy tuốt lúa với ưu điểm nhẹ, dễ mang vác lại ít tiếng ồn được cả nước biết tiếng. Những sản phẩm có tiếng càng thôi thúc người dân làng Phùng Xá vươn xa hơn, tìm tòi ra những sản phẩm mới.
Từ năm 1994 cả làng nghề Phùng Xá thêm sôi động hẳn lên khi người dân bắt đầu tiếp thu công nghệ mới, mạnh dạn đầu tư vào xây dựng lò nấu sắt. Người dân Phùng Xá đua nhau đi mua gom sắt vụn phế liệu về bán cân cho các chủ xưởng. Lò nấu sắt hoạt động hàng ngày tiêu thụ khoảng 55 tấn sắt thép phế liệu mà vẫn chưa hết công suất hoạt động. Phùng Xá đã vinh dự đón nguyên Tổng Bí Thư Đảng Lê Khả Phiêu và nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến thăm, động viên khích lệ ngành nghề phát triển.
Số liệu thống kê cho thấy hiện nay Phùng Xá có tới 641 hộ trở thành ông chủ làm ăn lớn thuê thêm lao động hợp đồng. Sản phẩm ở đây rất đa dạng: sắt cây, bản lề, cửa xếp, xẻng, cuốc, sắt thép xây dựng... Nhiều hộ có vốn lớn đã đầu tư mua các loại máy móc, thiết bị hiện đại về mở xưởng như một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Trước yêu cầu của thị trường, ở Phùng Xá đã có tới 40 lò mạ kim loại được trang bị máy móc kỹ thuật công nghệ vào loại tiên tiến. Nghề cơ khí ở đây đang phát triển với tốc độ chưa từng có, những mặt hàng tưởng như tư nhân không bao giờ làm được thì giờ đây đã sản xuất được và còn phong phú, đa dạng hơn nhiều. Các chủ hộ lớn đã tập trung vốn mở mang nhà xưởng, mua máy móc phương tiện phục vụ cho sản xuất. Nhiều hộ có vốn lớn, có điều kiện đầu tư hàng tỉ đồng đứng ra nhập cả lô tôn lá, tôn tấm, tôn cuốn từ nước ngoài về cung cấp cho các hộ ở xã.
Khác với nhiều làng nghề khác, ở Phùng Xá, nghề kim cơ khí duy trì, phát triển quanh năm, không phân biệt mùa vụ, tất cả mặt bằng đều sử dụng phục vụ cho sản xuất. Do nhu cầu công việc sử dụng nhiều lao động nên hiện nay làng nghề Phùng Xá đã thu hút nhiều lao động ở các làng xã khác đến làm thuê. Tiềm lực kinh tế của các hộ ở đây khá mạnh, chỉ cần tham gia các công việc bình thường, bình quân một hộ cũng phải đầu tư từ 25 - 30 triệu mới mở được nghề. Những hộ này phải trang bị nhiều loại máy móc, công cụ như máy cán kéo, máy dập, máy cắt…
Ngành nghề phát triển, sản phẩm của Phùng Xá có tiếng về bảo đảm chất lượng nên có mặt trên thị trường cả nước. ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, người Phùng Xá đã mở cửa hàng đại lý bán hàng cơ kim khí của mình làm ra. Nhờ phát huy được nghề của cha ông mà kinh tế của Phùng Xá phát triển, đời sống thu nhập của người nông dân ngày một nâng cao. Năm 2001, Phùng Xá đạt tổng giá trị 46 tỷ đồng, trong đó thu từ ngành nghề chiếm 72%, bình quân một lao động khoảng 5 triệu đồng/năm, là xã giàu có của Hà Tây nhờ phát triển ngành nghề [5, 9].
III.3. Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá.
III.3.1. Hiện trạng sản xuất.
Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá-Thạch Thất đã hình thành những tổ hợp về gia công cơ khí, đúc cán thép nguyên liệu. Tái chế kim loại là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, có đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề và nâng cao mức sống của người dân. Quá trình sản xuất và phát triển của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá đều mang tính kế thừa qua các thế hệ. Sự phân công lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa từng người trong hộ gia đình và các mối quan hệ họ hàng, làng xóm.
Hiện nay trình độ tay nghề và công nghệ sản xuất của nhiều chủ hộ đã được nâng cao, có hộ đã sản xuất được cả máy đột dập cung cấp cho các hộ trong làng. Một số công đoạn khó đòi hỏi kỹ thuật cao, vậy mà người dân Phùng Xá vẫn làm được. Đó chính là truyền thống của một làng nghề. Tuy nhiên, về khả năng kinh tế của làng, nhiều hộ còn yếu ít vốn nên chưa sử dụng được các công nghệ mới, công nghệ sản xuất lạc hậu ở đa số các công đoạn, máy móc thiết bị chắp vá, cũ, tự chế tạo lắp ghép hay phần lớn đã quá hạn sử dụng hay hết khấu hao từ các nhà máy, xí nghiệp cũ thải ra nên hiệu quả không cao ngoại trừ một vài doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư.
Lao động phần nhiều vẫn còn mang tính thủ công, chủ yếu vẫn là dùng sức người cho nên công việc đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ, vì vậy lực lượng lao động chính trong làng nghề chủ yếu là thanh niên.
Trình độ văn hoá của người lao động trong làng nghề còn thấp nên hạn chế khả năng xây dựng kế hoạch cũng như quản lý, khả năng kiểm soát thị trường, tiếp thu cái mới…nên năng suất, chất lượng thấp, dễ bị rủi ro, lãng phí [7].
III.3.1.1. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề.
Ước tính lượng nguyên, nhiên liệu và hoá chất được sử dụng tại làng nghề Phùng Xá thể hiện qua bảng III.2.
- Nguyên vật liệu: Sắt thép phế liệu như vỏ ô tô, vỏ tàu biển cũ, các phế liệu từ các vật gia dụng và các phương tiện sản xuất, máy móc cũ đã bị thải loại. Các phế liệu này được phân thành 3 loại chính sau[3, 7]:
+ Thép phế liệu có kích thước lớn được đưa đến bãi tập trung và được cắt bằng hơi tới kích thước 3–5 cm chiều ngang rồi đưa vào máy cán.
+ Thép phế liệu có kích thước trung bình được đưa qua lò nung để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cán được dễ dàng.
+ Thép phế liệu nhỏ được đưa vào lò...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status