Thiết kế bể xử lý hiếu khí nước thải sinh hoạt, đô thị - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thiết kế bể xử lý hiếu khí nước thải sinh hoạt, đô thị



 
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. TỔNG QUAN . 2
I. Khái niệm về nước thải 2
II. Nguồn gốc gây ô nhiễm
 1. Nước thải sinh hoạt . 2
 2. Nước thải công nghiệp . 2
 3. Nước thải sản xuất nông nghiệp . 2
 4. Sự ô nhiễm nước từ các bãi rác và các chất thải rắn . 2
 5. Nước thải từ bệnh viện . 2
III. Các phương pháp xử lý nước thải . 3
1. Phương pháp hoá lý 3
 1.1. Phương pháp keo tụ . 3
 1.2. Phương pháp tuyển nổi . 3
 1.3. Hấp thụ . 4
 2. Phương pháp hoá học . 4
 3. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học 5
 3.1. Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học . 5
 3.2. Nguyên lý của quá trình oxy hoá sinh học . 5
 3.3. Tác nhân sinh học trong quá trình xử lý . 6
 3.4. Các phương pháp xử lý nước thải . 6
 3.5. Các hình thức xử lý nước thải . 6
Phần III. Thiết kế công nghệ và hệ thống thiết bị . 9
I. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp bùn hoạt tính 9
II. Thuyết minh mô hình . 9
III. Thiết kế các chỉ tiêu công nghệ . 10
III.1. Tính toán công nghệ . 11
 1. Tính toán bể lắng sơ cấp 11
 2. Tính toán bể Aeroten . 12
 3. Tính toán bể lắng thứ cấp . 15
III.2. Tính toán thiết bị 16
 1. Bể lắng sơ cấp 17
 2. Bể Aeroten . 18
 3. Bể lắng thứ cấp . 18
Phần IV. Tính toán năng lượng . 19
Tài liệu tham khảo 20
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ử dụng với lượng lớn để đạt năng suất cây trồng cao.
Sự ô nhiễm nước từ các bãi rác và các chất thải rắn.
Khi mưa, nước mưa cuốn trôi các chất thải rắn nhất là ở các bãi rác vào nguồn nước mặt đồng thời các chất bẩn cũng bị ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Hiện nay ở Việt nam do các bãi rác trưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn nên nước rác từ các nơi đổ rác không được thu gom và xử lý, dẫn đến việc nước rác làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Nước rác chứa rất nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có độc tính cao cho người và các hệ sinh thái trong nguồn nước nhận. Tính trung bình một ngày 1 người thải 0,5 Kg chất thải rắn từ đó lượng rác chưa được đưa đến bãi rác tồn đọng trên đường phố cũng góp phần đáng kể cho sự ô nhiễm môi trường. Các rác thải độc hại trong nhà máy hay bệnh viện không được phân loại và xử lý là những nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm.
Nước thải từ bệnh viện.
Nước thải từ bệnh viện là nước thải chứa rất nhiều hoá chất, bệnh phẩm và vi trùng nếu không được qua xử lý mà thải ra cống rãnh chung sẽ là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm độc hại không chỉ cho nguồn nước nhận mà còn cho người và động thực vật. Tại Việt nam, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về kinh phí hạn hẹp nên ít bệnh viện lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, cá biệt có trạm xử lý nhưng lại bị hạn chế về kinh phí để duy trì hoạt động vad sửa chữa. Do đó, nước thải bệnh hiện nay đang là nguồn ô nhiễm rất đáng kể.
III. Các phương pháp xử lý nước thải.
Phương pháp hoá lý.
Phương pháp keo tụ.
Keo tụ là phương pháp xử lý nước có sử dụng hoá chất, trong đó các hạt keo lơ lửng trong nước nhờ tác dụng của chất keo tụ mà liên kết với nhau tạo thành bông keo có kích thước lớn hơn và người ta có thể tách chúng ra khỏi nước dễ dàng bằng phương pháp lắng hay tuyển nổi.
Thông thường thì các biện pháp xử lý cơ học như lắng lọc, tuyển nổi chie có thể loại bỏ được các hạt có kích thước lớn hơn 10-4 mm, với các hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm, nếu dùng quá trình lắng tĩch thì phải tốn rất nhiều thời gian và cũng rất khó có hiệu quả cao. Nhưng phương pháp xử lý hoá học keo tụ lại khắc phục được những đặc điểm trên và mang lại hiệu quả cao. Bằng cách sử dụng quá trình keo tụ người ta có thể tách được, hay làm giảm đi các thành phần có trong nước như các kim loại nặng, các chất bẩn lơ lửng, các aniôn PO4-3…và có thể cải thiện được màu và độ đục của nước.
Tuyển nổi
Trong xử lý nước thải, về nguyên tắc tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ(thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hoà tan như các chất hoạt động bề mặt.
Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ và lắng chậm, trong thời gian ngắn.
Hấp thụ.
Quá trình hấp thụ được thực hiện khi cho nước thải chảy qua lớp vật liệu hấp thụ. Khi này các chất có trong nước thải sẽ bị dữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp thụ. Kết quả là nước thỉa được làm sạch. Các chất hấp thụ thường được dùng làm than hoạt tính, Các chất tổng hợp hay một số chất thải của sản xuất như: xỉ tro, xỉ, mặt sắt và chất hấp thụ bằng khoáng chất như: đất sét, silicagen, keo nhôm.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi
Các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân huỷ bằng con đường sinh học và thường có độc tố cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên việc ứng dụng vào thực tế còn bị hạn chế do chi phí của phương pháp này còn quá cao.
Phương pháp hoá học.
Các phương pháp xử lý nước thải gồm có: Trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hoá học nên là phương pháp gây ô nhiễm thứ cấp. Người ta sử dụng phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. đôi khi phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước.
Phương pháp trung hoà.
Nước thải chứa axit vô cơ hay kiềm cần được trung hoà để đưa PH về khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hay sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
Trung hoà bằng trộn lẫn nước thải.
Phương pháp này được sử dụng khi nước thải của xí nghiệp là axit còn xí nghiệp gần đó có nước thải là kiềm. Cả hai loại nước thải này đều không chứa các cấu gây ô nhiễm khác.
Trung hoà bằng bằng bổ sung các tác nhân hoá học.
Để trung hoà axit, có thể sử dụng các tác nhân hoá học như NaOH, KOH, Na2CO2, nước amôniac NH4OH, CaCO3, đôlô mít (CaCO3, MgCO3) và xi măng. Song tác nhân rẻ nhất là vôi 5 đến 10% CaCO3, tiếp đó là sôđa và NaOH ở dạng phế thải.
Trung hoà nước thải axit bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung hoà.
Trong trường hợp này người ta sử dụng các vật liệu như manhêtit (MgCO3), đôlô mit, đá vôi, đá phấn, và các chất thải rắn như xỉ và xỉ tro làm lớp vật liệu lọc. Các vật trên sử dụng ở dạng cục với kích thước 30 – 80 mm. Quá trình được thực hiện trong các thiết bị lọc và nước thải đem xử lý có nồng độ axit không vượt quá 1,5 mg/l và không chứa muối kim loại nặng.
Trung hoà bằng các khí axit.
Để trung hoà nước thải kiềm, trong những năm gần đây người ta sử dụng khí thải chứa CO2, SO2, NO2, N2O3… Việc sử dụng khí axit không những cho phép trung hoà nước thải mà đồng thời tăng hiệu suất làm sạch chính khí thải khỏi các cấu tử độc hại.
Việc sử dụng để trung hoà nước thải kiêm có ưu điểm so với việc dùng hay HCl và cho phép việc giảm đáng kể chi phí cho quá trình trung hoà.
Phương pháp oxi hoá khử.
Dùng các chất oxi hóa như clo ở dạng khí và lỏng, dioxit clo, clorat caxi, hypoclorit canxi và natri, pemângnnat kali, bicromat kali, , oxi của không khí, ozon, .
Trong quá trình oxi hoá, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hoá học, do đó quá trình oxi hoá chỉ được dùng trong những trường hợp các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng phương pháp khác ( như khử xianua, các hợp chất hoà tan của asen).
Phương xử lý nước th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status