Kết quả bước đầu hoạt động thí điểm theo dõi chủ động phản ứng có hại của thuốc ARV tại các cơ sở điều trị trọng điểm trong chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm virus HIV đầu tiên được phát hiện vào năm
1990 ở thành phố Hồ Chí Minh, đại dịch HIV đã ngày càng lan rộng và tính đến
ngày 30/06/2012, số người bị nhiễm virus HIV đã lên tới con số 204.019 người.
Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã triển khai chương trình
điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng retrovirus (thuốc ARV) tại các phòng khám
ngoại trú. Tính đến 30/06/2012, tổng số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị là
67.057 người trong đó có 63.490 người lớn và 3.567 trẻ em [5], [44].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù thuốc ARV giúp cứu sống và
cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân HIV/AIDS, nhưng trong quá trình sử dụng
vẫn thường xảy ra các vấn đề liên quan đến an toàn thuốc, đặc biệt là các phản
ứng có hại (ADR) nghiêm trọng tác động đến việc tuân thủ điều trị của bệnh
nhân, từ đó dẫn đến nguy cơ kháng thuốc và khó kiểm soát dịch bệnh [24], [25].
Vì vậy, các chương trình theo dõi, phát hiện, đánh giá và phòng tránh các phản
ứng có hại liên quan tới thuốc ARV có vai trò quan trọng trong việc tăng cường
hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và góp phần
cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [24], [27].
Tại Việt Nam, số lượng báo cáo ADR tự nguyện liên quan đến thuốc ARV
chiểm tỷ lệ rất nhỏ (15/3234 chiếm 0,46% tổng số báo cáo ADR chung của tất cả
các thuốc trong năm 2012). Song song với hệ thống báo cáo tự nguyện, từ tháng
10/2011 Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc (Trung tâm DI&ADR Quốc gia) phối hợp với Cục phòng chống
HIV/AIDS (VAAC) và Tổ chức khoa học quản lý sức khỏe Hoa Kỳ (MSH/SPS)
triển khai ‘‘Hoạt động thí điểm theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc
kháng HIV (ARV) tại các cơ sở điều trị trọng điểm trong chương trình
HIV/AIDS tại Việt Nam’’ nhằm tăng cường thu thập thông tin và đánh giá ADR
của thuốc ARV [9]. Với mục đích tổng kết hoạt động của chương trình sau 15
tháng triển khai, chúng tui tiến hành đề tài "Kết quả bước đầu hoạt động thí
điểm theo dõi chủ động phản ứng có hại của thuốc ARV tại các cơ sở điều trị
trọng điểm trong chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam".
Hoạt động theo dõi chủ động này được tiến hành trên cả bệnh nhân cũ đã
từng sử dụng thuốc ARV và bệnh nhân mới bắt đầu điều trị thuốc ARV. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ đề tài này chúng tui chỉ tiến hành trên nhóm bệnh nhân
mới bắt đầu điều trị thuốc ARV với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân điều trị thuốc ARV trong thời gian theo
dõi.
2. Xác định tần suất xuất hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện
phản ứng có hại của thuốc ARV trên bệnh nhân.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phản ứng có hại của thuốc và Cảnh giác dược
1.1.1. Phản ứng có hại của thuốc
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1972 , phản ứng có
hại của thuốc-gọi tắt ADR là “một phản ứng độc hại, không định trước và xuất
hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh
hay làm thay đổi một chức năng sinh lý” [28], [46], [47].
Một thuật ngữ hay bị nhầm lẫn với phản ứng có hại của thuốc (ADR) là
biến cố bất lợi của thuốc (gọi tắt là AE -adverse event hay ADE-adverse drug
event).
Theo định nghĩa của Trung tâm phụ trách hoạt động giám sát an toàn thuốc
quốc tế của WHO (WHO-UMC) năm 2011, biến cố bất lợi (ADE) là “bất kì biến
cố bất lợi nào xảy ra khi bệnh nhân dùng một chế phẩm thuốc mà không nhất
thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc điều trị. Biến cố bất lợi do đó có thể
là các dấu hiệu bất lợi và không định trước (ví dụ kết quả xét nghiệm bất
thường), các triệu chứng, hay các bệnh có liên quan tạm thời tới việc dùng chế
phẩm thuốc dù nó có được coi là có liên quan tới chế phẩm thuốc này hay
không” [47].
1.1.2. Cảnh giác dược
Theo Tổ chức Y tế thế giới cảnh giác dược (Pharmacovigilance) được định
nghĩa là: “Khoa học và những hoạt động liên quan đến việc phát hiện, đánh giá,
hiểu và phòng tránh tác dụng có hại hay bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan
đến thuốc”, là thành phần chủ đạo trong công tác theo dõi hiệu quả của thuốc,
thực hành lâm sàng và các chương trình y tế công cộng [15], [23], [47].
Cảnh giác dược có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng cường sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Thứ nhất, do hạn chế của việc phát hiện ADR trong các thử nghiệm lâm
sàng. Các thử nghiệm lâm sàng, với thời gian theo dõi ngắn và số lượng bệnh
nhân hạn chế, không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tính an toàn của thuốc, đặc

y0r12C435rqcNxA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status