Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu là hiện tượng máu ra khỏi thành mạch vì vỡ mạch hay không
vỡ mạch. Là một hội chứng rất hay gặp, có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ
thể như rong kinh hay băng huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ho ra
máu,…Chảy máu gây hậu quả nặng hay nhẹ tuỳ từng trường hợp lượng máu bị mất, tốc
độ chảy máu và số lần chảy máu. Trong trường hợp chảy máu cấp nặng, có
thể gây sốc hay thậm chí gây tử vong. Chảy máu mạn tính với tình trạng rỉ
máu liên tiếp kéo dài, tuy không nguy hiểm trực tiếp nhưng có nhiều hậu quả
về sau. Chảy máu mạn thường khó khăn trong chẩn đoán, có thể gặp trong các
thể bệnh như: ung thư tử cung, loét dạ dày tá tràng, nhiễm ký sinh trùng
đường ruột, điều trị thuốc chống đông máu,... Ngoài ra, chảy máu dẫn đến gây
chèn ép, nguy hiểm trong các trường hợp như: tụ máu trong não, chảy máu
màng não, chảy máu bao tim (do vỡ tim) có thể gây tử vong đột ngột [23]. Có
rất nhiều trường hợp chảy máu kết hợp với các triệu chứng viêm, nhưng cũng
có khi chảy máu đơn thuần. Các bệnh liên quan đến chảy máu rất đa dạng,
phổ biến và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Trong khi đó thuốc điều trị
các bệnh chảy máu còn ít và còn nhiều tác dụng không muốn, đồng thời là
những nội dung nghiên cứu còn ít được quan tâm gần đây. Vì vậy, việc tìm
kiếm các thuốc điều trị bệnh chảy máu có nguồn gốc dược liệu đang là vấn đề
cấp thiết hiện nay.
Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời và phong phú. Trong kho tàng
đó, nhiều bài thuốc, vị thuốc dùng để điều trị bệnh chảy máu như: tông lư,
trắc bách diệp, hoè hoa, cỏ nhọ nồi,…Tông lư là bẹ của cây móc, được sử
dụng rất phổ biến trong dân gian. Ở nước ta, cây móc mọc hoang và được
trồng ở nhiều nơi. Từ lâu, người ta đã dùng bẹ và rễ móc để chữa các bệnh
chảy máu như: đái ra máu, lỵ ra máu, bạch đới, rong kinh, rong huyết, ho ra
máu, sưng và chảy máu chân răng,…đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên cho tới nay
chưa có đề tài nào đánh giá tác dụng cầm máu của rễ và bẹ móc trên thực
nghiệm cũng như trên lâm sàng nên việc áp dụng điều trị còn hạn chế. Để góp
phần chứng minh tác dụng của rễ và bẹ móc, hướng tới tạo ra sản phẩm thuốc
có tác dụng cầm máu, chống viêm từ cây móc chúng tui thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc
cầm máu” gồm 3 mục tiêu chính:
1. Đánh giá tác dụng cầm máu của cây móc trên thực nghiệm
2. Đánh giá tác dụng chống viêm của bẹ móc trên thực nghiệm
3. Độc tính cấp của bẹ móc
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Quá trình đông máu, cầm máu
Cầm máu là một quá trình diễn ra nhằm hạn chế hay ngăn cản máu
chảy ra khỏi mạch khi thành mạch bị tổn thương. Quá trình cầm máu được
thực hiện qua năm giai đoạn: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co
cục máu đông và tan cục máu đông. Sau khi quá trình cầm máu hoàn thành tại
nơi tổn thương mô xơ phát triển thành sẹo làm liền vết thương [2].
1.1.1. Co mạch tại chỗ
Ngay sau khi thành mạch bị tổn thương, mạch máu sẽ co lại để hạn chế
lượng máu thoát ra ngoài. Co mạch còn có tác dụng làm tốc độ lưu chuyển
máu chậm lại, tạo điều kiện cho việc hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông.
Cơ chế của co mạch là do những xung động đau nơi mạch bị tổn thương sẽ
hoạt hóa thần kinh giao cảm gây phản xạ co mạch. Ngoài ra, tại vị trí tổn
thương sẽ xuất hiện hiệu điện thế hoạt động, điện thế hoạt động này sẽ lan
truyền dọc theo thành mạch gây co mạch. Serotonin và thromboxanA2 được
bài tiết từ tiểu cầu cũng gây tác dụng co mạch. Tổn thương càng lớn thì mức
độ co mạch càng mạnh. Co mạch có thể kéo dài hàng phút thậm chí hàng giờ
để tạo điều kiện cho tiểu cầu kết dính và kết tụ vào nơi tổn thương [2].
1.1.2. Tạo nút tiểu cầu
Bình thường tế bào nội mô thành mạch máu bài tiết prostacyclin có tác
dụng ức chế kết dính tiểu cầu. Khi thành mạch bị tổn thương sẽ làm rách lớp
nội mô, để lộ lớp collagen tích điện (+) ở bên dưới. Do tích điện âm và có
receptor với collagen nên tiểu cầu có thể dễ dàng kết dính với thành mạch tổn
thương. Bản thân tế bào nội mô bị tổn thương còn giải phóng ra yếu tố hoạt
hoá tiểu cầu, yếu tố von Willebrand cần cho sự kết dính tiểu cầu. Sau khi đã
kết dính vào nơi có tổn thương, tiểu cầu được hoạt hoá, bề mặt trở nên xù xì
đồng thời bài tiết yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, ADP và thromboxan A2
(thromboxan A2 được tổng hợp từ phospholipid của màng tiểu cầu). Các chất
này sẽ làm các tiểu cầu khác lưu động trong máu kết tụ với các tiểu cầu vừa
bị kết dính. Các tiểu cầu mới kết tụ sẽ tiếp tục được hoạt hoá bài tiết các chất
hoá học làm cho càng có thêm nhiều tiểu cầu mới đến kết tụ hình thành nút
tiểu cầu. Sự hình thành nút tiểu cầu có thể sơ bộ bịt kín vết thương làm cho
máu ngừng chảy nếu tổn thương ở mạch nhỏ, đặc biệt là hàng ngàn vết
thương nhỏ vẫn xảy ra hàng ngày. Thời gian hình thành nút tiểu cầu hay còn
được gọi là thời gian máu chảy bình thường khoảng 2 – 4 phút.
Khi số lượng hay chất lượng tiểu cầu giảm sẽ làm thời gian chảy máu
kéo dài, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết dưới da và niêm mạc, bệnh nhân dễ bị
chảy máu khi bị sang chấn nhẹ và thời gian chảy máu kéo dài trên 6 phút.
Chảy máu nặng xảy ra khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 50G/l, nếu số lượng
tiểu cầu chỉ còn 10G/l thì bệnh nhân sẽ chết vì không cầm được máu [2].
1.1.3. Tạo cục máu đông
Đông máu là trạng thái tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Sau khi
ra ngoài lòng mạch 2 – 4 phút, máu đông lại. Đông máu nghĩa là máu chuyển
từ thể lỏng sang thể đặc nhờ chuyển fibrinogen hoà tan trong huyết tương
thành fibrin không hoà tan dưới xúc tác của thrombin [14].
Đông máu là một chuỗi phản ứng hóa học của yếu tố đông máu có
trong huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu. Đông máu gồm 3 giai
đoạn: giai đoạn tạo prothrombinase, giai đoạn chuyển prothrombin thành
thrombin và giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin [2].

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status