Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư tại Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Lupus” được biết đến đầu thế kỷ XIX như là một bệnh ngoài da không nguy
hiểm. Năm 1895-1904, Osler là người đầu tiên mô tả những biểu hiện hệ thống của
bệnh lupus ban đỏ, và được Baehr mô tả là bệnh lupus ban đỏ hệ thống vào năm
1935 [9]. Mãi đến năm 1948, yếu tố miễn dịch mới được phát hiện, quan điểm về
một bệnh tự miễn dịch mới được hình thành. Cùng với sự phát hiện ra kháng thể
kháng nhân năm 1957, Coons, Frion và y học thế giới đã khẳng định lupus ban đỏ là
một bệnh tự miễn [6].
Đặc trưng của bệnh lupus là tổn thương đa hệ thống, với sự có mặt của kháng
thể kháng nhân và nhiều kháng thể khác. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện tổn thương
nhiều cơ quan nội tạng, với những đợt tiến triển xen kẽ các đợt lui bệnh. Tỉ lệ bệnh
gặp ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới [6], và trên 80% là ở độ tuổi sinh đẻ [7].
Tổn thương thận trong lupus là do cơ chế lắng đọng phức hợp miễn dịch ở
cầu thận, các mạch máu. Viêm thận lupus có biểu hiện lâm sàng gặp ở 35-75% bệnh
nhân lupus ban đỏ hệ thống, trong đó biểu hiện lâm sàng là hội chứng thận hư
chiếm 40-60% [9]. Như vậy, đây là một vấn đề gặp với tỉ lệ khá lớn trên bệnh nhân
lupus ban đỏ hệ thống.
Hôi chứng thận hư là tiên lượng xấu của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
[7]. Gần 50% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sẽ tử vong trong vòng 10 năm nếu
xuất hiện triệu chứng của hội chứng thận hư như: protein niệu cao, albumin máu
giảm…[4].
Về điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư, corticoid vẫn là
thuốc điều trị chủ đạo. Phối hợp cyclophosphamid nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt
với corticoid hay nhằm tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra phải sử dụng các thuốc hỗ
trợ điều trị các vấn đề thường gặp phải ở bệnh nhân HCTH như phù, thiếu máu,
tăng huyết áp, hạ albumin máu, tăng cholesterol máu,…
Tuy nhiên, lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính, xen kẽ giữa các đợt
tiến triển là thời kỳ lui bệnh, về điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là với bệnh
nhân lupus có hội chứng thận hư là tổn thương nặng, trong điều trị thường phối hợp
rất nhiều loại thuốc, hơn nữa đây thường là những bệnh nhân có tiền sử lupus ban
đỏ hệ thống nhiều năm, đã điều trị lâu dài, hay bỏ thuốc giữa chừng hay tự ý dùng
thuốc, nên trong điều trị gặp không ít khó khăn.
Theo báo cáo của Trung tâm Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch
Mai - tuyến cuối trong điều trị các bệnh dị ứng - miễn dịch của nước ta, hàng năm,
số bệnh nhân đến Trung tâm để khám và điều trị lupus chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 1/3
số bệnh nhân với 400-500 lượt người mỗi năm [35], trong đó có nhóm bệnh nhân
tổn thương thận biểu hiện thành HCTH là tổn thương nặng và chiếm tỉ lệ đáng kể.
Do đó, để góp phần tìm hiểu đặc điểm cũng như tình trạng sử dụng thuốc trên bệnh
nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư đang điều trị tại TTDƯ- MDLS
sàng Bệnh viện Bạch Mai, chúng tui tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng
thuốc trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư tại Trung tâm
Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư
điều trị nội trú tại TTDƯ- MDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2012 đến tháng
12/2012.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có
hội chứng thận hư điều trị nội trú tại TTDƯ- MDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng
1/2012 đến tháng 12/2012.
Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nâng cao tính an toàn, hiệu quả
trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm - định nghĩa
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh tự miễn dịch hệ thống với tổn thương
viêm mạn tính tổ chức liên kết, biểu hiện bằng tổn thương ngoài da là các ban đỏ
kèm theo các tổn thương nội tạng (khớp, thận, thành mạch…) [7, 10, 21].
Bệnh thận lupus (LN) là có tổn thương thận thứ phát ở bệnh nhân SLE, với
biểu hiện là protein niệu 24h lớn hơn 0,2g [2, 4]. Thường gặp tổn thương ở cầu
thận, có hay chưa có biểu hiện tổn thương thận trên lâm sàng.
Hội chứng thận hư (HCTH) là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện
khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, đặc trưng bởi
phù, protein niệu nhiều (>3,5g/ 24h), protein máu giảm (<60g/l), albumin máu giảm
(<30g/l), lipid máu tăng, có thể đái ra mỡ [9, 10].
HCTH trên bệnh nhân SLE được khẳng định là do lắng đọng phức hợp miễn
dịch tại cầu thận gây nên HCTH [4, 9]. Biểu hiện của bệnh sẽ bao gồm các triệu
chứng của bệnh HCTH và các triệu chứng của bệnh SLE. Tiến triển của bệnh phụ
thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh lupus [17].
1.2.Dịch tễ học
Có 70-80% bệnh nhân SLE có tổn thương thận [6]. Ở Việt Nam, tỉ lệ đó là
74% [4], trong đó, HCTH là biểu hiện viêm cầu thận lupus nặng trên lâm sàng. Kết
quả mô bệnh học của bệnh nhân SLE có tổn thương thận cho thấy chủ yếu là tổn
thương cầu thận, chiếm 60-70%, ngoài ra còn có tổn thương kẽ thận (viêm kẽ thận)
hay vi mạch thận (viêm mạch lupus) [9]. Viêm thận lupus có biểu hiện lâm sàng gặp
ở 35-75% bệnh nhân SLE, trong đó biểu hiện lâm sàng là HCTH chiếm 40-60% [9].
1.3. Nguyên nhân gây bệnh SLE
1.3.1. Bất thƣờng về miễn dịch
Cơ thể xuất hiện các kháng thể chống nhân tế bào và thành phần tế bào của
cơ thể: kháng thể kháng cấu trúc nhân (Ds-DNA, ANA…); kháng các kháng
nguyên hòa tan (kháng nguyên Sm..); kháng các cấu trúc tế bào (ribosome …);
kháng các kháng nguyên bề mặt tế bào (các lympho bào, bạch cầu đa nhân trung

oE7e2BRd025PCz5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status