Tổng quan dược động học - dược lực học của kháng sinh nhóm beta-lactam và tính ứng dụng trong lâm sàng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tượng kháng kháng sinh đang ngày càng tăng cao và trở thành một vấn
đề đáng báo động không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm khuẩn
trong bệnh viện và trong cộng đồng do cả vi khuẩn kháng thuốc Gram dương và
Gram âm đang không ngừng tăng cao. Theo chương trình giám sát kháng sinh toàn
cầu SENTRY, tụ cầu vàng kháng methicilin là tác nhân gây bệnh thường gặp trong
bệnh viện với tỷ lệ cao nhất [11]. Tỷ lệ Streptococus pneumoniae kháng penicillin
(PRSP) cũng tăng lên đáng kể có liên quan đến việc sử dụng các kháng sinh nhóm
beta-lactam ở Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ai-xơ len [16]. Tại Việt Nam, kết quả từ
một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy tỷ lệ Streptococus pneumoniae kháng
penicillin (PRSP) là 80% và 89,7% chủng vi khuẩn Streptococus pneumoniae kháng
với ít nhất một kháng sinh nhóm macrolid [17].
Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phát triển các kháng sinh mới và
tối ưu hoá việc sử dụng các kháng sinh hiện có. Cách tiếp cận thông qua dược động
học/ dược lực học (PK/PD) đã được chứng minh là một công cụ thiết yếu để tối ưu
hoá chế độ liều, vừa phát huy tác dụng tối đa, vừa giảm tính kháng thuốc [29].
Beta-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng
hiện nay do thuốc được phân bố vào nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, có phổ
kháng khuẩn rộng nên có thể điều trị được nhiều bệnh nhiễm khuẩn, ít độc tính nên
có thể tăng liều điều trị được trên nhiều mức độ nhiễm khuẩn [1, 15]. Một hiểu biết
toàn diện về các đặc tính dược động học/ dược lực học của nhóm kháng sinh này sẽ
giúp nâng cao hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn trên lâm sàng. Chính vì lý do trên
chúng tui đã thực hiện để tài: “Tổng quan về đặc điểm dược động học/ dược lực học
của kháng sinh nhóm beta–lactam và tính ứng dụng trong lâm sàng” với hai mục
tiêu sau:
- Trình bày những kiến thức chung liên quan đến dược động học/ dược lực
học của kháng sinh.
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ DƯỢC ĐỘNG HỌC/
DƯỢC LỰC HỌC KHÁNG SINH
1.1. Dược động học kháng sinh
Dược động học (PK - pharmacokinetics) là một môn khoa học nghiên cứu về sự
thay đổi của nồng độ thuốc trong cơ thể, cụ thể là trong huyết thanh, huyết tương,
các cơ quan hay mô đích theo thời gian qua bốn quá trình hấp thu, phân bố, chuyển
hóa, thải trừ [43]. Với kháng sinh, dược động học nghiên cứu về sự thay đổi nồng
độ kháng sinh trong cơ thể theo thời gian, đặc biệt là mối quan hệ giữa phác đồ liều
với nồng độ thuốc trong huyết thanh và vị trí nhiễm khuẩn [18].
Các thông số dược động học được xác định dựa trên kết quả định lượng nồng độ
kháng sinh trong cơ thể theo thời gian. Có nhiều thông số dược động học, trong đó
các thông số dược động học quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá hiệu quả của
kháng sinh là nồng độ đỉnh (Cpeak) , diện tích dưới đường cong nồng độ theo thời
gian (AUC) [43]. Trước đây, phác đồ liều kháng sinh chỉ được xác định dựa trên
các thông số dược động học [4]. Tuy nhiên, các thông số dược động học không thể
mô tả được hiệu quả kháng khuẩn của kháng sinh[43].
1.2. Dược lực học kháng sinh
Dược lực học (PD - pharmacodynamics) là môn khoa học nghiên cứu mối quan
hệ giữa nồng độ thuốc trong cơ thể theo thời gian với tác dụng và độc tính của thuốc
[7, 10, 18, 32, 34]. Nói cách khác, dược lực học miêu tả sự tương tác giữa thuốc và
cơ thể [10]. Với kháng sinh, dược lực học mô tả mối quan hệ giữa nồng độ thuốc vi
khuẩn phơi nhiễm ở những vị trí nhiễm khuẩn khác nhau với tác dụng diệt khuẩn
hay kìm khuẩn và độc tính của kháng sinh [10, 18, 32, 43].
Sự phát triển của dược lực học đã tăng thêm những kiến thức về cách sử dụng
kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn một cách hiệu quả nhất với tỷ lệ vi khuẩn kháng
kháng sinh thấp nhất [34].
1.3. Mối quan hệ giữa dược động học và dược lực học kháng sinh
Dược động học và dược lực học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ
giữa dược động học và dược lực học (PK/PD) được minh họa trong hình 1.

10E7EG34MSVd8Hg
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status