Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ vỏ thân cây gạo - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Gạo (Bombax malabaricum DC.) là cây gỗ cao đến 15m, có hoa màu đỏ
tươi, được biết đến như là một cây thuốc dân gian tại các nước Pakistan, Ấn Độ,
Trung Quốc, Việt Nam và châu Phi. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của
cây như vỏ thân, hoa và nhựa được sử dụng để trị các bệnh như viêm loét dạ dày,
viêm loét ngoài da, thấp khớp, bó gãy xương, kiết lỵ.
Từ vỏ thân cây Gạo, nhóm tác giả Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã
nghiên cứu với mẫu thu hái tại Hà Nội, các tác giả đã phân lập được một số thành
phần như epicatechin [11], catechin, momor-cerebroside I [12], lupeol, stigmasterol
[13], friedelin và daucosterol.
Ngày nay, trên thế giới xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn
thuốc mới và sử dụng thuốc từ thảo dược ngày càng tăng. Ở Việt Nam, với lợi thế
về địa hình và khí hậu đã tạo ra nguồn tài nguyên cây cỏ vô cùng phong phú cũng
như nguồn dược liệu dồi dào cùng với tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ lâu đời.
Tuy nhiên nhiều loài cây được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian mà chưa
có hay có rất ít nghiên cứu có giá trị khoa học. Cần có các nghiên cứu xác định
hàm lượng các hợp chất đã tìm thấy trong dược liệu để đánh giá đúng tiềm năng của
nguồn dược liệu và góp phần tiêu chuẩn hóa nguyên liệu trong quá trình hiện đại
hóa các thuốc có nguồn gốc dược liệu. Do đó, đề tài “Nghiên cứu xây dựng
phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ vỏ thân cây
Gạo” đã được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Xây dựng được một quy trình định lượng đồng thời một số hợp chất đã
được phân lập từ vỏ thân cây Gạo bằng phương pháp HPLC.
2. Ứng dụng phương pháp xây dựng được để sơ bộ xác định hàm lượng
epicatechin, catechin, daucosterol, lupeol, stigmasterol và friedelin có trong một
mẫu vỏ thân cây Gạo thu hái được.
- 2 -
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY GẠO
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Bombax malabaricum DC. họ Gạo (Bombacaceae) [4], [18],
[19].
Tên đồng nghĩa: Bombax ceiba L., Gossampinus malabarica (DC.) Merr.,
Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl, Bombax heptaphylla Cavl [4], [7], [8],
[9], [10], [14], [16], [18], [19].
Tên khác: Gòn rừng, Mộc miên thụ, Mạy mìn, Mạy nghịu (Tày) [4], [7], [8],
[9].
Cây gỗ to, cao tới 15m hay hơn. Thân cây thẳng, sần sùi, màu xám, có bạnh
vè to ở gốc, lá mọc so le, kép chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác hay hình trứng,
gốc thuôn, đầu nhọn, dài 9-15cm, rộng 4-5cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên, cuống
chung dài hơn phiến lá, dài từ 20-25cm [2], [4], [7], [8], [9], [10], [18], [19].
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm, 1-3 hoa mọc cùng một cuống. Hoa
màu đỏ, thỉnh thoảng màu cam, vàng, đường kính 7,5-11cm, dài 5-10cm. Hoa
nhiều, cuống hoa ngắn, nhỏ, khỏe. Hoa to, đều, lưỡng tính. Nhị rất nhiều hợp thành
5 bó hay 6 bó (không thành ống), ngắn hơn cánh hoa, bó nằm trong 2 cuống cánh
khác nhau. Bầu thượng 5 ô, một vòi mang 5 đầu nhụy, bầu hình nón, có lông màu
trắng nhạt.
1.1.2. Tính vị và công năng của cây Gạo
- Hoa Gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm,
thu liễm [3].
- Vỏ thân cây Gạo có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây
nôn [17], khu phong, trừ thấp, tiêu thũng [3]. Theo tài liệu Ấn Độ, nước sắc vỏ thân
có tác dụng làm dịu viêm, cầm máu [3].
- Rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng có tác dụng gây
nôn và giảm đau [17], ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thu liễm, chỉ
huyết, tán kết, chỉ thống. Ở Indonesia, nước ép rễ có tác dụng hạ sốt [3].

8784Adn7uxnahUP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status