Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kết cấu là một phạm trù phổ quát cả trong đời sống xà hội lẫn trong văn
học. Ở đâu có sự chế tác sản phẩm mới từ những vật liệu, chất liệu khác nhau, ở đó
người ta thấy vai trò của kết cấu. Trong xây dựng, kiến trúc, vai trò của kết cấu càng
nổi bật và dễ nhận ra. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ kết cấu xuất hiện đầu tiên
trong lĩnh vực hoạt động này của con người. Sang tác văn học, xét theo một phương
diện nào đó cũng chính là kết cấu. Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự
dung hợp, quyện hòa giữa những yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan
và khách quan, tĩnh tại và vận động, vô hạn và hữu hạn... Ở đó, chúng ta tìm thấy mối
liên hệ giữa các không gian khác nhau và điểm gặp gỡ của những thời gian khác nhau.
Chính kết cấu chứ không phải cái gì khác là phương tiện đảm bảo cho những
mối quan hệ và liên hệ đó trở thành hiện thực - những mối quan hệ và liên hệ có thể
giúp nhà văn phát biểu được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người của mình
một cách sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật. Do tầm quan trọng của nó, vấn đề kết
cấu của tác phẩm văn học đã từ lâu dành được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới
nghiên cứu. Người ta đã nghiên cứu nó từ góc độ lý luận chung cũng như đã đi sâu
nghiên cứu kết cấu của từng thể loại. Tuy nhiên, trong khi đã có những khám phá rất
quan trọng về kết cấu của kịch, của tự sự (đặc biệt là của tiểu thuyết hiện đại), việc
nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình vẫn còn dừng bước trước không ít vấn đề cơ bản. Còn
ít những công trình thể hiện một cái nhìn toàn diện về kết cấu của thơ trữ tình mà ở đó
có sự phối hợp nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình cả về mặt hình tượng lẫn mặt tổ chức
văn bản, cũng như còn thiếu những công trình khái quát về sự phát triển tiếp nối của
các loại hình kết cấu thơ trữ tình xuất hiện trong lịch sử văn học. Bởi vậy, nghiên cứu
kết cấu thơ trữ tình vẫn còn là một công việc nhiều ý nghĩa, hứa hẹn nhiều khám phá
mới.
1.2. Nối một cách khái quát, kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức độc
đáo, sinh động gợi cảm của tác phẩm dưới sự chi phối của một quan niệm nghệ thuật
nhất định. Đề cập vấn đề kết cấu, lẽ dĩ nhiên là phải đề cập hàng loạt yếu tố kết cấu từ
nhỏ đến lớn như câu, đoạn, mở đầu, kết thúc, hình tượng, cốt truyện... và các nguyên
tắc, các quy luật liên kết những yếu tố đó. Nói cách khác, khi nghiên cứu kết cấu, ta
phải nghiên cứu hệ thống toàn bộ phương diện hình thức của tác phẩm văn học (tất
nhiên là trong mối liên hệ với nội dung). Lau nay, ở nước ta, các nghiên cứu còn
nghiêng về phía khám phá phương diện nội dung của văn học, còn phương diện hình
thức được đề cập tương đối ít. Thêm nữa, đôi khi sự nghiên cứu về hình thức vẫn chưa
thoát khỏi sự khống chớ của quan niệm cho rằng nó chỉ là cái bình chứa, là chiếc áo
khoác ngoài của nội đung, có thể ngay chính lúc người ta không ngớt nói về mối quan
hệ biện chứng giữa hai phạm trù này. Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình ở đây
chính là nhằm mục đích góp phần vào việc khắc phục những bất cập vừa nói, tiến tới
xây dựng một cách nhìn hiện đại hơn về hình thức văn học, phá bỏ quan niệm nhị
phân hình thức và nội dung tồn tại quá lâu dài của thi pháp học huyền thống. Rõ ràng,
đã đến lúc những nghiên cứu về hình thức thơ trữ tình theo quan niệm của thi pháp
học hiện đại cần được đẩy mạnh, song song với những nghiên cứu thơ trữ tình
trên bình diện tư tưởng, bình diện ý thức hệ, và trong khi nghiên cứu phương diện
hình thức thơ trữ tình, khái niệm kết câú thơ trữ tình lẽ dĩ nhiên phải được xem là một
khái niệm trung tâm, một khái niệm có khả năng lý giải được tính độc đáo và ý nghĩa
cách tân thi pháp của nhiều hiện tượng thơ trong lịch sử văn học.
1.3- Hiện nay, văn học Việt Nam nói chung và thơ trữ tình Việt Nam nói riêng
đang đứng trước một thời kỳ phát triển mới. Yêu cầu đổi mới cái nhìn, cách cảm xúc
và hình thức thể hiện được đặt ra một cách riết róng. Những tìm tòi được mở ra nhiều
hướng, nhưng vì có lẽ chưa có điều kiện đẩy tới độ cần thiết mà thành quả xem ra có
vẻ dở dang, bừa bộn. Từ đây, người sáng tác và người nghiên cứu có nhu cầu soi
ngắm lại các thành tựu văn học đã có, đánh giá chung một cách toàn diện, mong rút ra
những bài học có ý nghĩa cho sự phát triển, đổi mới . Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu
thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình và gắn liền với việc đánh giá cuộc cách tân về
hình thức nghệ thuật của phong trào Thơ mới 1932 - 1945) vào lúc này là một việc
làm không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Ít nhất nó cho thấy
nhũng thể nghiêm mới về thơ bây giờ đang xuất phát từ truyền thống nào. Nó cũng chỉ
rõ con đường phát triển của thơ là con đường của sự phủ định biện chứng đối với
những hệ thống thi pháp cũ đã từng đóng một vai trò tích cực trong lịch sử văn học.
Bao trùm hơn, nó có ý nghĩa nêu thêm những tiêu chí đánh giá mới đối với các loại
hình thơ: dù thế nào cũng không thể bỏ qua tiêu chí kết cấu (với toàn bộ tính chất sâu
sắc và phức tạp của nó).
2. Lịch sử vấn đề
Trong các công trình nghiên cứu lý luận hiện đại về thơ ca, vấn đề kết cấu thơ
trữ tình rất được chú ý đề cập. Có sự chú ý đó bởi theo một cái nhìn chung thông
thường, một trong những yếu tố cơ bản quy định tính đặc thù của một thể loại văn học
là đặc điểm kết cấu của nó. Không nghiên cứu kết cấu thể loại thì cũng gần như là
chưa bắt đầu nghiên cứu bản thân thể loại đó. Nhưng kết cấu là một phạm trù rất
rộng, có khi được nhìn nhận như là toàn bộ đặc điểm hình thức của một thể loại, có
khi lại được đánh đồng với một số thủ pháp tổ chức tác phẩm, lại có khi được nghiên
cứu như một cấu trúc ổn định, bất biến của một thể loại hay loại hình sáng tác nào đó.
Những kết quả nghiên cứu khác nhau về kết cấu có mối quan hệ hữu cơ với những
quan niệm không hẳn giống nhau về văn học, về thơ ca. Nhiều khi chúng là những
điều được rút ra từ việc khẳng định, đề cao một mẫu hình sáng tác nhất định xuất hiện
trong lịch sử tiến hóa không ngừng của hình thức nghệ thuật.
Những nhà nghiên cứu ngữ văn học thuộc trường phái hình thức Nga vào đầu
thế kỷ XX đã có nhũng khám phá quan trọng về kết cấu của thư trữ tình. Toàn bộ
những hiện tượng xác định tính đặc thù của thơ trong sự phân biệt với văn xuôi
như âm luật, vần, những hình thức cố định (như sonnet, triolet, rondeau...) đã được
khảo sát, toàn bộ những đơn vị cấu thành một bài thơ như câu thơ, đoạn thơ
đã được mổ xẻ tường tận, tường tận tới mức để bàn về câu thơ chẳng hạn, R.Jakobson
đã đưa ra bốn thuật ngữ khác nhau nhưng có quan hệ tương liên: mô hình thơ; v í
dụ về câu thơ, mô hình thực hiện, ví dụ thực hiện [37]. Đặc biệt, các nhà Hình
thức chủ nghĩa Nga đã rất chú ý nghiên cứu các mối quan hệ trong bài thơ, đã đi sâu
vào nghiên cứu nhịp điệu như là cái cơ sở có tính chất xây dựng của thơ, và từ đó mở
rộng khái niệm nhịp điệu đến một loại yếu tố ngôn ngữ tham gia vào việc cấu tạo câu
thơ, đoạn thơ, bài thơ [44]. Trong công trình Kết cấu những tác phẩm thơ trữ
tình (M.1921), V. Zhirmunski đi sâu khảo sát các thủ pháp kết cấu đã trở thành điển
phạm trong nghệ thuật trữ tình và đề xuất cách phân lọai chúng theo các tiêu chí như
đề tài, hình thức kết cấu, cách biểu đạt, truyền đạt. Ông cho rằng sự xuất hiện
của một loạt thủ pháp kết cấu ít nhiều xác định kia là kết quả của những nổ lực muốn
đạt tới sự hoàn thiện hình thức của tác phẩm (theo lược thuật của [188]). Nhìn chung,
những nghiên cứu về kết cấu thơ trữ tình của trường phái hình thức Nga còn nghiêng
về phía ngôn ngữ học, và ở đây, ta vẫn thấy thiếu những công trình bao quát, trong khi
số lượng công trình nghiên cứu từng mặt, từng cấp độ của kết cấu thì rất phong phú
Sự thiếu bao quát đó, xét cho cùng, có lẽ là hệ quả của định hướng nghiên cứu gạt ra
bên ngoài những sự kiện thuộc về lịch sử văn hóa hay đời sống xã hội và tâm lý, chỉ
coi trọng tính độc lập, tự chủ của văn bản. Hiển nhiên, một quan điểm nghiên cứu như
thế là cực đoan và phiến diện, bỏei trên vấn đề được bàn ở đây, thơ không phải là một
hiện tượng thuần túy ngôn ngữ mà chủ yếu là một phát ngôn, một mặt mang những
thông điệp hướng ra bên ngoài và kêu gọi sự đối thoại, mặt khác, bao giờ cũng xuất
hiện trên nền một bối cảnh,một truyền thống nào đó.
Trong số những công trình nghiên cứu về thơ theo quan niệm cấu trúc chủ
nghĩa, bài viết "Những con mèo” của Ch.Baudelaire của hai tác gỉa R.Jakobson và
L.Strauss (1962) có một vị trí đặc biệt. Có thể xem đây là một ví dụ điển hình của việc
phân tích chức năng thơ (fonction poétique) của ngôn ngữ và làm sang tỏ cấu trúc
hình thức của thơ ca. Các mô hình âm luật, cú pháp, các quan hệ song hành, đối chọi
của bài thơ đã được hai nhà nghiên cứu mổ xẻ một cách tỉ mỉ [71]. Tuy nhiên, theo
cảm nhận của nhiều người (trong đó có các nhà cấu trúc chủ nghĩa) một sự phân tích
như thế còn chứa đựng không ít điều khiên cưỡng (như sự mặc nhiên thừa nhận nhân
tố thi pháp giống đực trong thi luật học lại có một hàm nghĩa tính dục nào đó ...), đặc
biệt là chưa chú ý đúng mức tới ý nghĩa của bài thơ [193], [124, 488-490]. Từ ví dụ cụ
thể về việc phân tích kết cấu một bài thơ trữ tình như thế, có thể nhận diện
được phần nào khuynh hướng nghiên cứu thơ (cũng như văn học nói chung) của
trừơng phái cấu trúc là đánh đồng những quy luật của thơ ca, của văn học với những
quy luật của ngôn ngữ, để trên cơ sở đó áp dụng những phương pháp chính xác vào
nghiên cứu hình tượng và dường như có tham vọng “đo lường hình tượng bằng con
số" (I.Repzin). Ở đây cách nghiên cứu đồng đại đã đóng vai trò chủ chốt, một mặt cho
phép đi rất sâu vào những cắt đoạn của một hệ thống, nhưng mặt khác, đã hạn chế

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status