báo cáo thực hành hệ sinh thái đồng ruộng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BÁO CÁO THỰC HÀNH
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI SINH VẬT
TRONG HỆ SINH THÁI ĐỒNG LÚA

Người thực hiện: Nhóm 6
1. Đinh Thị Trại
2. Đinh Thị Đoan Trang
3. Lương Thị Lệ Trang
4. Nguyễn Thị Tuyết
5. Vũ Thị Ánh Tuyết
6. Đào Thị Vân – Trưởng nhóm
Địa điểm: Cánh đồng đường mương, thôn 4, phường Nam Khê thành phố Uông Bí
NỘI DUNG BÁO CÁO
I.Khái niệm hệ sinh thái đồng ruộng
Hệ sinh thái đồng ruộng là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì dựa trên các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn những nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình.
II.Những thành phần chính của hệ sinh thái đồng ruộng
-Yếu tố phi sinh vật: Bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước... Đây là những yếu tố cần thiết cho sự sống của cây lúa, chúng thay đổi theo ngày, tháng, năm, mùa vụ, tác động mạnh đến yếu tố sinh vật.
-Yếu tố sinh vật: Bao gồm cây kí chủ, dich hại và thiên địch
+Cây lúa: Cây lúa tạo nên tiểu vùng khí hậu, là nguồn thức ăn và nơi cư trú cho các loài dịch hại khác nhau và thiên địch của chúng.
+Dịch hại: Gồm sâu hại, cỏ dại, chuột, ốc bưu vàng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, virut.
+Thiên địch: Là những sinh vật sống lấy dịch hại làm nguồn thức ăn như côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh, bệnh ký sinh cá, tôm, ếch, nhái, chim, giun và các loại vi sinh vật sống trong đất.
III. Những điều nào cần lưu ý hệ sinh thái ruộng lúa
-Cây lúa thường được canh tác trên diện rộng theo mùa vụ nên các vi sinh vật rất đa dạng.
-Nước hiện diện gần suốt vụ lúa cho nên sinh vật sống trong nước và bên trên mặt nước chiếm ưu thế và rất quan trọng.
-Chu kỳ sinh trưởng của cây lúa ngắn, chỉ kéo dài trên dưới ba tháng, nên thế cân bằng giữa các sinh vật chỉ là tạm thời so với sự cân bằng giữa các sinh vật ở hệ sinh thái cây trông lâu năm.
-Trình độ thâm canh cao như mật độ gieo cấy dầy tạo nên tiểu khí hậu đặc trưng của ruộng lúa, nông dân dể dàng điều khiển mực nước ruộng, áp dụng phân bón, nông dược, giống lúa khác nhau nên hệ sinh thái của từng ruộng lúa cũng sẽ khác nhau.
-Sự cân bằng sinh thái đồng ruộng rất dễ bị phá vỡ do nông dân dễ dàng áp dụng các loại nông dược để giết hại dịch hại lẫn thiên địch.
-Cần hiểu biết về những nguyên tắc trên ruộng lúa để đảm bảo được mối cân bằng trong hệ sinh thái ruộng lúa.
IV. Thống kê các loài sống trong hệ sinh thái đồng ruộng
- Châu chấu, dế, bọ xít, bướm, chuồn chuồn, ong, chim, chuột, rắn, ếch, nhái, bọ rùa, bọ ngựa, thạch sùng...
- Sâu đục thân, rầy nâu, rầy trắng, sâu cuốn lá nhỏ,...
- Cá, ốc bươu vàng,...
V. Một số chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đồng ruộng
1.Mô hình chuỗi thức ăn cơ bản
Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ bậc 1 → Sinh vật tiêu thụ bậc 2 → Sinh vật tiêu thụ bậc 3 ...
2.Một số lưới, chuỗi thức ăn
a.Lưới thức ăn
Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn
Lúa → Sâu đục thân → Chuồn chuồn → Chim → Người
Lúa → Bọ xít đen → Ong đen → Thạch sùng → Rắn → Người
Lúa → Sâu cuốn lá → Nhện ăn thịt → Cá → Rắn → Chim bắt rắn
Lúa → Rầy nâu →Bọ rùa → Ong mát đỏ
Lúa → Sâu đục thân 2 chấm → Hổ trùng → Thạch sùng → Rắn
Lúa → Sâu đục thân → Đuôi kìm → Chim → Người
b.Chuỗi thức ăn


5v0G8ceYavKr195
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status