Dạy học tích hợp dựa vào lí thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

DẠY HỌC TÍCH HỢP DỰA VÀO LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
Integrated Teaching based Experiential Learning Theory in Vocational Training

ThS. Nguyễn Hữu Hợpa, ThS. Nguyễn Văn Hạnha
a) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Email: [email protected], Sđt: 0975.300.198

Tóm tắt Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb là một lý thuyết giáo dục hiện đại được biết đến rộng rãi nhất. Mục đích của bài viết này trình bày việc tiếp cận giảng dạy tích hợp dựa vào lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb trong đào tạo nghề.
Từ khóa: Experiential Learning Theory, Kolb’s learning cycle
Summany: Kolb’s Experiential Learning Theory is the most widely known modern educational theories. The purpose of this article is integrated teaching based Kolb’s Experiential Learning Theory in Vocational Training.
Keywords: Experiential Learning Theory, Kolb’s learning cycle


1. GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp yêu cầu của thị trường lao động đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Trong việc đổi mới dạy nghề theo tiếp cận năng lực, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề dùng trong các cơ sở dạy nghề [1]. Trong đó, giáo án tích hợp là một vấn đề mới mẻ, được coi là hướng đi hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dạy và học nghề, tuy nhiên các cơ sở dạy nghề còn nhiều lúng túng trong quá trình áp dụng. Do vậy, Tổng cục Dạy nghề đã ban hành Công văn 1610/TCDN-GV ngày 15/9/2010 về việc hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp đã giải quyết được phần nào khó khăn cho giáo viên khi áp dụng giảng dạy tích hợp, việc biên soạn giáo án tích hợp như vậy về cơ bản đã đảm bảo về mặt cấu trúc của dạy học tích hợp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm phương pháp và chiến lược dạy học hiệu quả trong mỗi bài dạy tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu áp dụng. Bài viết này đề cập đến hướng tiếp cận lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) như là con đường, cách thức dạy học, có thể vận dụng hiệu quả trong đào tạo nghề.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về lý thuyết học tập trải nghiệm của David A Kolb
Theo Kolb (Kolb, 1984), lý thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa “học tập là một quá trình, trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm” [4]. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb mô tả hai cách thức nắm bắt kinh nghiệm giữa: thử nghiệm (Concrete Experience) và khái niệm hóa (Abstract Conceptualization) và hai cách thức chuyển đổi kinh nghiệm giữa: quan sát suy ngẫm (Reflective Observation) và trải nghiệm thực tế (Active Experimentation).


rm00tZU7B3xM747
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status