Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính có liên
quan đến sự tăng glucose máu. Hiện nay đái tháo đường đang là vấn đề xã hội
mang tính toàn cầu, là bệnh không lây phát triển nhanh nhất thế giới, là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hay thứ 5 ở các nước phát triển [19]. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người mắc bệnh đái tháo đường
trên toàn cầu đang tăng nhanh, năm 2000 có khoảng 177 triệu người, năm 2012
con số này đã tăng gần gấp đôi với 371 triệu người mắc bệnh và số tiền chi trả
lên tới hơn 471 tỷ USD [25],[30]. Theo Hội liên hiệp đái tháo đường thế giới,
năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc đái tháo đường và 280 triệu
người bị tiền đái tháo đường; dự tính tới năm 2030 sẽ lên tới 552 triệu người
mắc đái tháo đường và 398 triệu người bị tiền đái tháo đường. Trong đó, 90% là
người bệnh mắc đái tháo đường typ 2. Theo thông báo của Quỹ đái tháo đường
thế giới (WDF), sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các nước phát triển là 42%
nhưng ở các nước đang phát triển lại lên tới 170% nơi mà có sự thay đổi nhanh
về kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá…
Việt Nam là nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật trên. Theo
nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2002 cả nước chỉ có
khoảng 2,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường nhưng đến năm 2012 điều tra tại
6 vùng trên cả nước tỷ lệ này đã tăng lên gần 5,7%; đối với tỷ lệ tiền đái tháo
đường cũng có sự gia tăng từ 7,7% (năm 2002) lên tới 12,8% (năm 2012). Cuộc
điều tra đã chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo
đường trong cộng đồng không được phát hiện là 63,6% trong khi tỷ lệ này
chung trên thế giới là 50%. Thống kê cũng cho thấy nhóm tuổi từ 45 – 64 tuổi
đuợc xem là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất; nhóm tuổi
mắc đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hoá theo thời gian; hiện bệnh tăng
nhanh không chỉ ở thành phố và các khu công nghiệp mà còn cả ở khu vực trung
du, miền núi.
Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Hơn
nữa quá trình điều trị ĐTĐ typ 2 là một quá trình lâu dài, cần kết hợp nhiều yếu
tố bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể lực, sử dụng thuốc. Vì vậy,
ĐTĐ typ 2 được quan tâm rất nhiều và đã có nhiều hướng dẫn điều trị chuẩn
được đưa ra dựa trên những kết quả nghiên cứu lâm sàng thế giới. Năm 2014,
Bộ Y tế Việt Nam đã ra Quyết định số 3879/QĐ-BYT về “Hướng dẫn chẩn đoán

và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa” - Quyết định ban hành ngày 30/9/2014
trong đó có đề cập đến đái tháo đường (Chương 4). Tuy nhiên việc áp dụng
hướng dẫn này cùng các hướng dẫn điều trị chuẩn trên thế giới như thế nào để
đạt hiệu quả điều trị cao tại Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy
đủ.
Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm là một đơn vị cơ sở tuyến 3 trực thuộc
Sở Y tế Hà Nội nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, nơi có tốc độ đô thị hóa
nhanh, dân di cư đông. Hiện tại, Trung tâm Y tế đang quản lý 01 phòng khám đa
khoa và 10 trạm y tế. Bên cạnh chức năng dự phòng là chính thì các đơn vị này
còn đảm nhiệm công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân trong quận. Phòng khám đa khoa Cầu Diễn thuộc Trung tâm hiện
đang quản lý, theo dõi, điều trị cho một số bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu là ĐTĐ typ
2. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống tình hình sử dụng
thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm vẫn chưa được
thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui tiến hành đề tài “Phân tích tình
hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đƣờng typ 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại
Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội” với 3 mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh
nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm.
2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân ngoại
trú tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm.
3. Đánh giá kết quả điều trị của việc dùng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh
nhân sau 3 tháng điều trị ngoại trú.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: tăng
glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và
protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt,
thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch” [5].
1.1.2. Phân loại
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa” (Bộ Y
tế), ĐTĐ chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ (ADA), cụ thể như sau [23]:
- Đái tháo đường typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Tế bào β của đảo tụy bị
hủy hoại không thể sản xuất insulin thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối. Gồm:
+ ĐTĐ typ 1 qua trung gian miễn dịch
+ ĐTĐ typ 1 không qua trung gian miễn dịch (ĐTĐ vô căn)
- Đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Là kết quả của sự
giảm bài tiết insulin tương đối của tiểu đảo tụy phối hợp với hiện tượng kháng
insulin ở mô.
- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát
hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Áp dụng với mọi mức độ rối loạn của dung nạp
glucose, đường huyết tiếp tục tăng sau khi sinh và không loại trừ trường hợp
bệnh nhân đã có ĐTĐ từ trước khi có thai nhưng chưa được chẩn đoán.
- Các typ đặc hiệu khác
+ Giảm chức năng tế bào β hay giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết
gen.
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết, tụy nội tiết.
+ Bệnh lý tăng glucose huyết do thuốc (corticoid, hormon tuyến giáp,
thiazid...) hay hóa chất.
+ Bệnh nhiễm khuẩn.
+ Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không phổ biến.
+ Một số bệnh gen cũng có thể gây ra ĐTĐ.


2ClfzB1mdifrrAp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status