ĐỊnh lượng Cefoperazon trong chế phẩm bằng cực phổ sống vuông - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tượng kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Chính vì lí do này, tác dụng điều trị của không ít các thuốc kháng
sinh giảm đi đáng kể. Tại Việt Nam, cephalosporin và quinolon là hai dòng
kháng sinh đang còn được sử dụng nhiều ở các bệnh viện.
Cefoperazon là một cephalosporin thế hệ III được chỉ định cho trường hợp
nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da
và mô mềm, xương khớp, thận và đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết) và
nhiễm khuẩn đa kháng thuốc. Cefoperazon có tác dụng diệt khuẩn do ức chế
thành tế bào vi khuẩn đang phân chia và phát triển. Thuốc bền vững với men
β-lactamase do vi khuẩn gram âm tiết ra nên có hoạt tính đối với các vi khuẩn
đã kháng các kháng sinh khác.
Cefoperazon không hấp thu qua đường tiêu hóa, nên được dùng dạng tiêm
bắp hay tiêm tĩnh mạch. Trên thị trường, cefoperazon được bào chế bột pha
tiêm một thành phần hay có sự kết hợp sulbactam, một chất ức chế men β-
lactamase để làm tăng hoạt tính của nó.
Để xác định hàm lượng thuốc kháng sinh, HPLC và quang phổ UV-Vis là hai
phương pháp thường được sử dụng tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc hiện
nay. Trong Dược Điển Anh, Mỹ, cefoperazon được định lượng bằng HPLC.
Với mong muốn đề xuất một phương pháp có thể thay thế HPLC trong phép
định lượng cefoperazon trong chế phẩm, chúng tui tiến hành đề tài này với 2
mục tiêu:
1. Xây dựng phương pháp định lượng cefoperazon bằng cực
phổ sóng vuông với điện cực giọt thủy ngân treo.
2. Ứng dụng phương pháp này để định lượng cefoperazon
trong một số bột thuốc pha tiêm có chứa cefoperazon hiện đang lưu
hành trên thị trường.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp cực phổ [1, 2]
Phương pháp cực phổ là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việc
nghiên cứu đường cong vôn-ampe hay còn gọi là đường cong phân cực. Đây
là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào điện thế khi
tiến hành điện phân dung dịch phân tích với điện cực giọt thuỷ ngân.
Phương pháp này được Heyrovsky phát minh vào năm 1920 và cho đến nay
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp này ngày càng
được cải tiến. Cơ sở của phương pháp này là dựa trên phản ứng điện hoá của
các chất phân tích trong dung dịch điện ly trên điện cực giọt thuỷ ngân theo
phản ứng:
ox + ne  kh
Trong đó:
ox: Dạng oxy hoá
kh: Dạng khử
n: Số e trao đổi
Phương trình định lượng là phương trình Incovic:
Id = 605 . n . D1/2 . m2/3 . t1/6 . C
Id: Cường độ dòng cực đại giới hạn (μA)
n: Số electron tham gia vào phản ứng điện cực
D: Hệ số khuếch tán (cm2/s)
m: Tốc độ chảy giọt Hg (mg/s)
Hình 1.2. Dạng tín hiệu đo của phương pháp SWP
Phương pháp cực phổ sóng vuông được đưa ra bởi Barker và Jenkin (1582).
Phương pháp này điện cực giọt thuỷ ngân được phân cực bằng một điện áp
một chiều biến thiên theo thời gian, được cộng thêm vào một điện áp xoay
chiều dạng vuông góc có tần số 125 ÷ 200 Hz và có biên độ có thể thay đổi từ
1 ÷ 5 mV (hình 1.1). Mặc dù điện cực được phân cực thường xuyên bằng điện
áp xoay chiều cộng vào điện áp một chiều nhưng nhờ một thiết bị đồng bộ
người ta chỉ ghi cường độ dòng vào khoảng thời gian hẹp vào cuối mỗi giọt,
có thể là 2 giây sau khi tạo thành giọt, trong một khoảng 100 ÷ 200 giây ứng
với cuối nửa chu kỳ trong điều kiện đó.
Trong thực tế người ta thường đo cường độ dòng điện ở hai thời điểm, sau khi
nạp xung khoảng 17 ms và sau khi ngắt xung 17 ms. Hiệu của hai giá trị dòng
điện này là tín hiệu đầu ra. Sự phụ thuộc của hiệu dòng điện này theo thế điện
cực có dạng đỉnh píc (hình 1.2). Ở tại đỉnh píc là Epíc tương đương như E1/2
trong cực phổ cổ điển. Bằng phương pháp cực phổ sóng vuông có thể đạt độ
nhạy tới 10-7 M và độ chọn lọc là 104.


afrNLI86Y8sBe2W
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status