Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư hiện là vấn đề sức khỏe rất được quan tâm trên thế giới. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới, vào năm 2008, trên toàn thế giới có 12,7 triệu trường hợp được chẩn
đoán mắc bệnh ung thư và có 7,6 triệu trường hợp tử vong vì ung thư [17]. Tại Việt Nam,
trong những năm qua, số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh một cách đáng báo động do
những nguyên nhân về ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, thay đổi lối sống, hút thuốc
lá....
Để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng, thị trường thuốc điều trị ung thư ngày
càng mở rộng và đa dạng hóa về sản phẩm. Đáng chú ý, phần lớn các thuốc điều trị ung
thư hiện lưu hành trên thị trường dược phẩm Việt Nam có xuất xứ nước ngoài (chiếm 98,4
% tổng số lượng số đăng ký) [13].
Trước bối cảnh các thuốc nhập khẩu điều trị ung thư giữ một vai trò quan trọng, việc
thực hiện các nghiên cứu khảo sát đánh giá tình hình nhập khẩu thuốc điều trị ung thư là rất
cần thiết. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để cơ quan quản lý đề ra
những chính sách phù hợp, đồng thời, các doanh nghiệp trong nước có thể định hướng cho
hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề tài
đi sâu vào phân tích cơ cấu và xu hướng nhập khẩu của các thuốc này. Chính vì vậy, đề tài
“Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư giai đoạn 2006-
2010” được thực hiện với hai mục tiêu:
 Khảo sát cơ cấu các thuốc điều trị ung thư nhập khẩu giai đoạn 2006-2010
 Khảo sát xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư giai đoạn 2006-2010

Khái niệm: Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển của cơ thể [10].
Các nguyên nhân gây ra ung thư bao gồm: tác nhân vật lý (bức xạ ion hóa, bức xạ
cực tím), thuốc lá, dinh dưỡng, những yếu tố nghề nghiệp, các tác nhân sinh học (virus
viêm gan B, virus HPV,...), yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch [10].
Ung thư không phải là vô phương cứu chữa. Theo ước tính 1/3 số bệnh nhân ung
thư có thể phòng ngừa, 1/3 số bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán
sớm. Đối với 1/3 số bệnh nhân còn lại, việc chăm sóc bổ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống.
Tại một số nước phát triển, có tới 70% số lượng bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi [5].
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới
Ung thư là vấn đề sức khoẻ được quan tâm ở nhiều nước. Theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế Giới (WHO) về mô hình bệnh tật trong thế kỉ 21: Các bệnh không lây
nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người
(chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong), nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ
yếu (chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong). Cùng với sự gia tăng kinh tế, lối sống thay
đổi, công nghiệp phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng
trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số già đi do tuổi thọ trung bình tăng trong khi
bệnh ung thư lại hay xảy ra ở nhóm tuổi già. Đó là những lý do giải thích vì sao bệnh ung
thư ngày càng tăng lên [1].
Đáng chú ý, ung thư là một trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới,
đứng trên cả HIV/AIDS, lao và các loại sốt rét. Năm 2008, ước tính có 12,7 triệu trường
hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và có 7,6 triệu trường hợp tử vong vì ung thư trên
toàn thế giới. Trong đó, hơn 60% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình- nơi vẫn còn đang thiếu thốn về các nguồn lực và hệ thống chăm sóc
sức khỏe để giảm nhẹ các gánh nặng bệnh tật [17].
Hơn nữa, gánh nặng về bệnh ung thư trên toàn cầu đang gia tăng ở một mức độ đáng
báo động. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 21,4 triệu ca mắc ung thư mới và 13,2 triệu
người chết vì ung thư (tính đơn giản theo sự gia tăng và lão hóa của dân số) [14].

N9j0kyGAARx78js
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status