Đánh giá hiệu lực invitro của 5 dẫn xuất Artemisinin trên chủng plasmodium Falciparum kháng Chloroquin và thử độc tính cấp của dẫn xuất có hiệu lực cao nhất - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đánh giá hiệu lực invitro của 5 dẫn xuất Artemisinin trên chủng plasmodium Falciparum kháng Chloroquin và thử độc tính cấp của dẫn xuất có hiệu lực cao nhất trên động vật thực nghiệm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Sốt rét (SR) là một bệnh lây theo đường máu, do ký sinh trùng (KST) Plasmodium
được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi thuộc giống Anopheles
Y tế thế giới (WHO) năm 2012 còn 99 quốc gia sốt rét lưu hành nặng và số ca mắc sốt rét ước
tính chiếm 78% toàn cầu. Việt Nam là khu vực sốt rét lưu hành nặng, đặc biệt là khu vực trung
Nam bộ và đông Nam bộ. Trong những năm gần đây sốt rét đang tăng lên, chỉ trong năm 2011
đã có 15,6 triệu người nhiễm ký sinh trùng sốt rét và 10% trong đó bị tử vong [41].
Tình trạng xuất hiện và lan rộng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang đe dọa một số
chương trình phòng chống sốt rét, đặc biệt là ký sinh trùng Plasmodium falciparum đã kháng lại
cloroquin và các thuốc truyền thống khác. Từ năm 1990, thuốc artemisinin và dẫn chất artesunat
được tiến hành thử nghiệm lâm sàng và chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi trong Chương trình
Quốc gia phòng chống sốt rét ở nước ta góp phần quan trọng trong trong việc hạ thấp tỷ lệ bệnh
và tỷ lệ tử vong do sốt rét. Tuy nhiên nhược điểm của artemisinin và dẫn xuất là thời gian bán
thải ngắn và tỷ lệ tái phát cao [4]. Ngoài ra, theo báo cáo của WHO năm 2012 Plasmodium
falciparum đã kháng lại artemisinin ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Châu Phi đặc biệt là các
nước khu vực sông Mê-kông. Do đó, việc tìm ra thuốc điều trị mới có hiệu lực cao với
Plasmodium kháng thuốc là mục tiêu cấp bách của các nhà khoa học trên toàn thế giới [41].
Hiện nay, hướng nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất artemisinin đã cho nhiều kết quả tốt,
nổi bật là dẫn xuất mono hay dime của artemisinin có chứa liên kết 10-C-C bền vững. Đi từ
dihydroartemisinin và sản phẩm trung gian 10β-allyldeoxoartemisinin, các nhà khoa học của
Viện Hóa học lần đầu tiên đã sản xuất thành công 5 dẫn xuất của artemisinin là: 32, 33, 39c,
39d, 39e. Các hợp chất này bước đầu đã thể hiện hoạt tính chống sốt rét in vitro và in vivo vượt
trội so với artemisinin và arteether [36], [37].
Vì vậy, để góp phần đánh giá hiệu lực của các dẫn xuất artemisinin trên Plasmodium
falciparum chúng tui tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu lực in vitro của 5 dẫn xuất artemisinin
trên chủng Plasmodium falciparum kháng cloroquin và thử độc tính cấp của dẫn xuất có
hiệu lực cao nhất trên động vật thực nghiệm” với các mục tiêu sau:
 Nghiên cứu hiệu lực in vitro của 5 dẫn xuất artemisinin 32, 33, 39c, 39d, 39e trên chủng
Plasmodium falciparum kháng cloroquin.
 Thử nghiệm độc tính cấp của dẫn xuất có hiệu lực phát triển nhất trên động vật thực nghiệm.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT PLASMODIUM
1.1.1. Đặc điểm hình thái
Trên Trái Đất có tới 120 loài Plasmodium gây bệnh trên động vật nhưng chỉ có 4 loài gây
bệnh cho người: Plasmodium falciparum (P. falciparum), Plasmodium vivax (P. vivax),
Plasmodium ovale (P. ovale), Plasmodium malariae (P. malariae) [8], [10]. Cố định hồng cầu
(HC) trên phiến kính (lam kính) rồi nhuộm theo phương pháp Giemsa hay các phương pháp
tương tự (Wright, Field) để có thể quan sát và định loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR). Trên tiêu
bản thường thấy KSTSR gồm 2 thành phần chính là nguyên sinh chất bắt màu xanh và nhân bắt
màu đỏ, ngoài ra còn thấy các hạt sắc tố [8], [15]. Trong giai đoạn HC ở người, KSTSR có 3
dạng hình thể [8], [15]:
- Thể tư dưỡng (Trophozoite hay thể nhẫn): thể tư dưỡng non có hình nhẫn, đường kính khoảng
1/5 – 1/3 đường kính HC, gồm một nhân màu đỏ, tế bào chất màu xanh da trời và một không bào
to, chiếm phần lớn tế bào chất. Thể tư dưỡng già có hình dạng giống amip.
- Thể phân liệt (Schizonte): Nhân và tế bào chất đã phân chia. Thể phân liệt già, mỗi mảnh nhân
được một mảnh tế bào chất bao quanh (mảnh trùng/merozoite). Số lượng mảnh trùng tùy vào
loài Plasmmodium.
- Thể giao bào (Gametocyte): Là thể hữu tính, hình dạng khác nhau tùy theo loài.
* Hình thể của P. falciparum trên lam máu nhuộm theo phương pháp Giemsa [8], [15]:- Thể tư dưỡng non: Nhẫn nhỏ có đường kính chỉ bằng 1/5 – 1/6 đường kính HC. Thể nhẫn
thường nằm ở rìa tế bào HC và hay gặp nhẫn có 2 nhân.
- Thể tư dưỡng già: Nguyên sinh chất dày hơn, nhân to ra, không bào biến mất và xuất hiện các
hạt sắc tố hình que, màu nâu ánh vàng, rải rác hay tập trung thành từng đám trên nguyên sinh
chất. Thể này ít thấy ở máu ngoại vi.
- Thể phân liệt: Nhân và nguyên sinh chất phân chia thành 8 – 32 mảnh. Khi chín muồi, mỗi
mảnh nhân có 1 vòng nguyên sinh chất bao quanh tạo thành 8 – 32 mảnh trùng. Rất hiếm thấy ở
máu ngoại vi, thường chỉ thấy ở thể SR nặng hay SR ác tính, bình thường chúng tập trung trong
máu mao mạch.
- Thể giao bào: Giao bào đực hình quả thận, đầu tròn, nguyên sinh chất có màu tím hoa cà, nhân
không có giới hạn rõ rệt. Những hạt sắc tố màu nâu, thô, ít, phân bố rải rác trong nguyên sinh
chất, xen kẽ có những hạt sắc tố màu đen. Giao bào cái hình quả chuối hay lưỡi liềm, nguyên
sinh chất có màu xanh da trời, nhân bắt màu đỏ tập trung ở giữa, xung quanh là những hạt sắc tố
màu đen [8], [15].
1.1.2. Chu kỳ phát triển
Chu kỳ của KSTSR gồm 2 giai đoạn phát triển rất phức tạp gồm 1 chu kỳ phát triển vô tính
trong người và 1 chu kỳ sinh sản hữu tính trong muỗi Anopheles.
1.1.2.1. Chu kỳ phát triển vô tính trong người
a) Giai đoạn tiền hồng cầu (Giai đoạn trong gan)
Khi muỗi đốt người, thoa trùng có trong tuyến nước bọt của muỗi SR thuộc giống
Anopheles truyền vào người, xâm nhập vào máu, chỉ tồn tại trong máu ngoại vi khoảng 30 phút.
Sau đó, một bộ phận (thoát khỏi tác động của miễn dịch tế bào) xâm nhập vào tế bào gan, phát
triển rồi phân chia thành thể phân liệt. Thể phân liệt phát triển đầy đủ sẽ phá vỡ tế bào gan, giải
phóng ra rất nhiều mảnh trùng của gan, các mảnh trùng này sẽ đi vào máu và ký sinh trong tế
bào HC [4], [8], [15].
Đối với P. falciparum và P. malariae: Tất cả các thoa trùng vào gan đều phát triển và trưởng
thành, phân chia thành các mảnh trùng rồi vào máu trong thời gian tương đối ngắn [8], [15].
Đối với P. vivax và P. ovale, ngoài sự phát triển tức thì của đa số thoa trùng, có một số thoa
trùng không phát triển ngay mà tạo thành thể ngủ ở lại tế bào gan, có thể sau 1, 2, 3 – 6 tháng
mới phát triển muộn hơn thành thể ẩn gây các cơn SR tái phát xa – giai đoạn ngoại HC [8], [15].
Thời gian hoàn thành giai đoạn tiền HC: P. falciparum là 5-7 ngày, P. malariae là 14-16
ngày, P. vivax là 7-8 ngày, P. ovale là 9-10 ngày [8], [15].
b) Giai đoạn phát triển trong hồng cầu (Giai đoạn trong máu)
Trong máu, các mảnh trùng được giải phóng từ tế bào gan sẽ xâm nhập vào HC, phát triển
1 chu kỳ sinh sản vô tính ở đó. Lần lượt ở thể tư dưỡng non, rồi phát triển thành thể tư dưỡng
già, sau đó nhân và nguyên sinh chất được phân chia ra làm nhiều mảnh để tạo thành thể phân
liệt. Thể phân liệt phát triển đầy đủ sẽ phá vỡ HC, giải phóng ra các mảnh trùng của HC. Hầu
hết các mảnh trùng này lại tiếp tục xâm nhập vào các HC bình thường mới để sinh sản vô tính
trong HC. Một số mảnh trùng biệt hóa thành thể hữu tính: các giao bào đực và giao bào cái. Nếu
không được muỗi truyền bệnh hút vào dạ dày, các giao bào này sẽ tự tiêu hủy trong máu [4], [8],
[15].
Thời gian để hoàn thành một chu kỳ của KSTSR trong HC khác nhau tùy loài KSTSR: P.
falciparum khoảng 48 giờ, gây sốt cách nhật hay sốt hàng ngày nếu nhiễm nhiều dòng khác
nhau; P. vivax và P. ovale khoảng 48 giờ, gây sốt cách nhật; P. malariae khoảng 72 giờ gây sốt
3 ngày một cơn [8], [15].
1.1.2.2. Chu kỳ phát triển hữu tính trong cơ thể muỗi
Sau khi được muỗi Anopheles hút vào dạ dày, các giao bào đực và cái phát triển thành giao
tử. Giao tử đực và cái phối hợp với nhau tạo thành hợp tử rồi trứng di động. Trứng di động chui
qua thành dạ dày muỗi, phát triển trên mặt ngoài của thành dạ dày, tròn lại, to dần, phân chia
thành nhiều thoa trùng bên trong. Cuối cùng, thoa trùng được giải phóng, di chuyển về tuyến
nước bọt của muỗi, khi muỗi đốt người thoa trùng xâm nhập cơ thể người và bắt đầu chu kỳ sinh
sản vô tính trong người [4], [8], [15].
1.2. TÌNH HÌNH SỐT RÉT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Vài nét khái quát về bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh lây nhiễm do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Plasmodium gây ra
[10].
Lâm sàng bệnh SR thường được phân ra làm hai loại là SR thể thông thường và SR ác tính.
Đồng thời còn có một số thể SR đặc biệt khác: SR ở trẻ em, SR ở phụ nữ có thai, SR bẩm sinh,
SR do truyền máu, SR mạn tính, SR nội tạng tiến triển [8]. Bệnh biểu hiện điển hình bằng những
cơn sốt rét với 3 triệu chứng cơ bản: rét run, sốt, ra mồ hôi [15]. Tần số và các mức độ các cơn
sốt rét tùy thuộc vào loài KSTSR, nhưng thông thường là 2-3 ngày. Khi đó các đợt ký sinh trùng
đồng thời nhân lên, hồng cầu bị phá hủy hay có thể kết dính vào nhau và với thành mạch máu
xuất hiện tử vong các tế bào này làm tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho não (SR thể não)
và các tổ chức khác [10], [39].
1.2.2. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới
Bệnh sốt rét có mặt, lưu hành rộng khắp ở vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới và các vùng
khí hậu ôn hòa [10]. Bệnh SR lan truyền ở vùng cận sa mạc Sahara, Châu Phi có mặt ở hầu hết
mọi nơi, đến các khu vực riêng biệt không đồng đều như Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung và Nam
Mỹ [4].
Bệnh SR vẫn là gánh nặng sức khỏe toàn cầu với gần một nửa dân số trên thế giới có nguy
cơ mắc sốt rét, mỗi năm có khoảng 250 triệu ca mắc trong đó 1 triệu ca tử vong [28]. Trong đó
châu Phi chiếm 90% và được đánh giá là khu vực có SR lưu hành nặng với gần 1 triệu trẻ em dưới 5
tuổi hàng năm chết do sốt rét đơn thuần hay phối hợp với các bệnh khác. Tính trung bình cứ
125 đứa trẻ chết trong 1 giờ và 2 đứa trẻ chết trong 1 phút [4]. Sau châu Phi, khu vực châu Á –
Thái Bình Dương là nơi bị ảnh hưởng nặng nề với 21 triệu người mắc sốt rét hàng năm [34]. Tại
các nước khu vực Đông Nam Á, mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc sốt rét xác định
trong khu vực đã giảm xấp xỉ 75% từ 2000 đến 2011 [41], nhưng bệnh SR vẫn đang lưu hành
với ở hầu hết các nước với 88% dân số trong tổng số 1320 triệu người sống trong khu vực [4].
1.2.2.2. Tình hình bệnh sốt rét ở Việt Nam
Bệnh SR ở Việt Nam chủ yếu do P. falciparum gây ra (là loài thường gây SR ác tính)
chiếm 80-85%, P. vivax chiếm 15-20%, P. malariae chiếm 1-2% [23].
Việt Nam là quốc gia có khoảng 20% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành, do điều kiện
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp cho bệnh sốt rét lưu hành ở nhiều địa
phương khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh ven biển miền Trung, khu vực Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ [4], [17], [41].
Từ năm 1958, chương trình thanh toán sốt rét được thực hiện ở miền Bắc và mở rộng ra cả
nước năm 1976 đã thu được nhiều kết quả tốt. Nhưng cuối những năm 70 – 80 do thiếu nguồn
lực, di biến động dân cư, hậu quả chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nên bệnh sốt rét đã
quay trở lại và ngày càng nghiêm trọng. Năm 1991 Việt Nam chuyển sang chiến lược PCSR do
WHO đề xướng đã có kết quả nổi trội theo đánh giá giai đoạn 2001 – 2005 bệnh nhân sốt rét
(BNSR) giảm 69%, chết do sốt rét giảm 87% [2].
Theo báo cáo của WHO năm 2012 tỷ lệ mắc sốt rét ở Việt Nam đã giảm trên 75%, điều
này chứng tỏ bệnh SR đã được y tế và cộng đồng rất quan tâm đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, nơi bà con còn chưa có nhiều kiến thức về bệnh SR [41].
1.2.3. Tình hình kháng thuốc của Plasmodium

R64SR7i1wBW6mzo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status