Ứng dụng phương pháp đẩy qua màng trong nghiên cứu tạo Liposom - Doxorubicin kích cỡ Nano - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN………………………………………………….............2
1.1 Đại cương về liposom...............................................................................................2
1.2 Nguyên liệu...............................................................................................................3
1.2.1 Doxorubicin hydroclorid………………………………………………….............3
1.2.2 Phospholipid ……………………………………………………………...............5
1.2.3 Cholesterol………………………………………………………………………..6
1.2.4 Các thành phần khác ……………………………………………………………..7
1.3 Các phương pháp chế tạo liposom………………………………………………..7
1.3.1 Phương pháp Bangham…………………………………………………………...7
1.3.2 Phương pháp bốc hơi pha đảo (REV)…………………………………………….9
1.4 Các phương pháp làm nhỏ kích thước và đồng nhất hóa tiểu phân
liposom............................................................................................................................9
1.4.1 Tầm quan trọng của việc làm nhỏ kích thước tiểu phân………………………….9
1.4.2 Phương pháp siêu âm……………………………………………………………10

1.4.3 Phương pháp đẩy qua màng (Membrane extrusion)…………………….............11
1.5 Các phương pháp liposom hóa doxorubicin…………………………………...15
1.5.1 Cơ chế thụ động…………………………………………………………………15
1.5.2 Cơ chế chủ động………………………………………………………................15
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..18
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị………………………………………………….............18
2.1.1 Nguyên liệu……………………………………………………………………...18
2.1.2 Hóa chất…………………………………………………………………………18
2.1.3 Thiết bị thí nghiệm………………………………………………………………18
2.2 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………..............18
2.2.1 Chế tạo liposom DOX kích cỡ nano…………………………………….............18
2.2.2 So sánh đặc điểm và tính chất của các tiểu phân liposom thu được sau đồng nhất hóa bằng
phương pháp đẩy qua màng với phương pháp siêu âm.................................19
2.3 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...19
2.3.1 Phương pháp chế tạo liposom DOX……………………………………………..19
2.3.2 Phương pháp đánh giá liposom tạo thành……………………………….............23
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ……………………………………...26
3.1 Kết quả……………………………………………………………………………26
3.1.1 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đẩy qua màng trong giảm kích thước và đồng nhất hóa
tiểu phân liposom……………………………………………………………26
3.1.2 Hiệu suất liposom hóa doxorubicin……………………………………..............34
3.2 Bàn luận..................................................................................................................37
3.2.1 Chế tạo liposom không mang dược chất………………………………………...37
3.2.2 Giảm kích thước và đồng nhất hóa tiểu phân liposom...………………………...38
3.2.2 Liposom hóa DOX và loại DOX tự do bên ngoài liposom……………………...41
Kết luận và đề xuất…………………………………………………………..............43
Tài liệu tham khảo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Liposom là một trong những hệ mang thuốc mới đang nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà khoa học trên thế giới nhờ có nhiều ưu điểm về khả năng mang thuốc, kiểm soát giải
phóng và khả năng đưa thuốc tới đích tác dụng.
Nhằm bắt kịp các tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y dược học trên thế giới,
trong những năm gần đây, trường đại học Dược Hà Nội đã tiến hành nhiều đề tài khoa học để
đánh giá khả năng sử dụng liposom trong vận chuyển thuốc. Trong đó liposom doxorubicin được
nghiên cứu nhiều nhất và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên quy trình chế tạo
liposom vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là trong giai đoạn giảm kích thước và đồng nhất hóa
liposom.
Đề tài “Ứng dụng phương pháp đẩy qua màng trong nghiên cứu tạo liposom-doxorubicin
kích cỡ nano” được tiến hành nhằm áp dụng một phương pháp mới- phương pháp đẩy qua màng
vào giai đoạn giảm kích thước tiểu phân, với mục đích hoàn thiện hơn nữa quy trình chế tạo
liposom.
Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu :
 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đẩy qua màng để giảm kích thước tiểu
phân liposom
 So sánh ưu nhược điểm của phương pháp đẩy qua màng với phương pháp
siêu âm được sử dụng ở các nghiên cứu trước đó.
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về liposom
Liposom có cấu tạo bao gồm một nhân nước ở giữa được bao bọc bởi một hay nhiều lớp
phospholipid kép, có kích thước thay đổi từ hàng chục đến hàng ngàn nanomet [5]. Cấu tạo
liposom được minh họa trên hình 1.1. Liposom cấu tạo chính từ 2 thành phần: phospholipid (PL)
và cholesterol.

Hình 1.1 Cấu tạo liposom
Trong dược học, liposom được ứng dụng làm hệ mang thuốc vì có rất nhiều ưu điểm.
Liposom có khả năng mang thuốc rất đa dạng có thể là phân tử thuốc, protein, nucleotid, thậm
chí cả plasmid [26].
1.2 Nguyên liệu
1.2.1 Doxorubicin hydroclorid (DOX)
1.2.1.1 Công thức

Công thức phân tử : C27H29NO11.HCl
Khối lượng phân tử : 579.99
Tên khoa học: 8-Hydroxyacetyl (8S,10S)-10-[(3-amino-2,3,6-trideoxy-αl-lyxohexopyranosyl)
oxy]-6,8,11-trihydroxy-1-methoxy-7,8,9,10-tetrahydronaphthacene-5,12-dione [18].
1.2.1.2 Tính chất
- Dạng bột vô định hình hay tinh thể, màu đỏ cam, hút ẩm. Nhiệt độ nóng chảy 204oC. Tan
trong nước, NaCl 0.9%, methyl alcol, thực tế không tan trong cloroform, ether và các dung môi
hữu cơ khác. Dung dịch 5mg/ml trong nước có pH 4.0 - 5.5 [29].
- DOX có 3 hằng số phân li: pKa1 8.15; pKa210.16; pKa3 13.2 [7].
- DOX như là 1 chất chỉ thị màu, màu vàng cam ở pH 7, màu tím ở pH 11, màu xanh ở pH 13
[7].
- Hai tính chất có thể ảnh hưởng trong quá trình chế tạo :
Không bền với ánh sáng ở nồng độ thấp : Tuy nhiên ở nồng độ điều trị thì DOX được
đánh giá là không bị phân hủy đáng kể bởi ánh sáng. Dung dịch DOX trong NaCl 0.9 % có thể ổn
định trong 24 ngày khi bảo quản trong lọ PVC ở 25 0C và lâu hơn nếu bảo quản trong xylanh
làm bằng polypropylene ở 4 0C [4].


1e588Rk0Qn681p6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status