Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng và thành phần tinh dầu đại bi theo thời gian - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Borneol là một dẫn chất chứa oxy của monoterpen. Borneol được sử
dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,
Việt Nam, Ấn Độ, Philippines,…Trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Việt
nam, Borneol được dùng với tên gọi Mai hoa băng phiến, có 2 công năng là:
(i) tiêu tán màng mộng và (ii) khai khiếu tỉnh thần [9]. Hiện nay, Borneol là
một trong những nguyên liệu có giá trị cao trong ngành dược.Theo Dược điển
Trung Quốc, Borneol là thành phần quan trọng của khoảng 63 sản phẩm từ
thảo dược [31]. Ở Việt Nam, Borneol có trong thành phần của nhiều Dược
phẩm thuộc các nhóm thuốc khác nhau như nhóm giảm đau - kháng viêm (cao
dán Sinsinpa), nhóm thuốc tim mạch (PC.CARDIO Viên hộ tâm) và các sản
phẩm thuốc nhỏ mắt (Osla, Eyelight Cool, Vimaxx, Optamix,…). Hiện nay,
trên thị trường hóa chất có hai loại Borneol khác nhau: (i) Borneol tổng hợp là
hỗn hợp của DL-Borneol và Isoborneol (có độc tính) [4]; (ii) Borneol tự nhiên
có thành phần chính là D-Borneol. Theo một số nghiên cứu, Borneol tổng hợp
bị biến tính, phân hủy trong quá trình bảo quản và biến đổi thành Camphor
(có thể tới 45%-97%) là thành phần có độc tính; trong khi Borneol tự nhiên
không có độc tính [16], [30]. Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng sử dụng
Borneol tự nhiên thay vì sử dụng Borneol tổng hợp.Nguồn Borneol thiên
nhiên chủ yếu được lấy từ các cây thuộc họ Dipterocarpaceae (Dryobalanops
aromatic C. F. Gaeth…), họ Asteraceae (Blumea balsamifera (L.)DC.). Hiện
nay nguồn nguyên liệu sản xuất Borneol thiên nhiên đang bi thiếu hụt, giá của
Borneol trên thị trường tăng lên. Do đó, việc tạo nguồn nguyên liệu sản xuất
Borneol thiên nhiên là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, từ thời chống Pháp, nhân dân ta đã biết khai thác Borneol
từ cây Đại bi [7].Cây Đại bi có đặc tính quý là dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể

phát triển ở nhiều nơi, trên các vùng đất khô hạn [24]. Tỷ lệ Borneol và
Camphor trong tinh dầu Đại bi thay đổi theo từng vùng: Hà Giang: 57,82%
Borneol, 1,12% Camphor; Hà Nội: 50,57% Borneol, 18,71% Camphor; Đắc
Nông: 5,70% Borneol và 70,05% Camphor [5], [11]. Với cùng một thời điểm
thu hái, các mẫu Đại bi thu hái tại các địa điểm khác nhau có hàm lượng
Borneol trong dược liệu khô tuyệt đối rất thay đổi: Hà Nội: 0,03%; Thái
Nguyên: 0,01%; Hà Giang: 1,75%; Nam Định: 0,26% [8]. Để khai thác
Borneol từ cây Đại bi đạt hiệu quả cao cần nghiên cứu tìm ra thời điểm
thu hái Đại bi thích hợp, giống Đại bi và vùng trồng Đại bi cho hàm lượng
Borneol cao.
Với các lý do trên, bước đầu nhằm tạo được nguồn nguyên liệu sản xuất
Borneol tự nhiên từ cây Đại bi và tìm ra thời gian thu hái Đại bi thích hợp,
chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng và thành
phần tinh dầu Đại bi theo thời gian” với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự khác nhau về đặc điểm thực vật và hàm lượng Borneol của
các mẫu trong cùng một điều kiện sinh thái.
2. Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng Mai hoa băng phiến của các mẫu
Đại bi theo thời gian.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Loài Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC.
1.1.1. Vị trí phân loại loài Blumea balsamifera (L.) DC.
Chi Blumea DC. có khoảng 55 loài trên thế giới, phân bố ở châu Phi,
Đông Nam Á tới Bắc châu Đại Dương. Việt Nam có 30 loài, gặp phổ biến từ
đồng bằng, trung du tới miền núi [2].
Loài Blumea balsamifera (L.) DC. thuộc phân lớp cúc: Asteridae; Liên bộ
Cúc: Asteranae; Bộ cúc: Asterales; Họ cúc: Asteraceae; Chi: Blumea.
Tên đồng nghĩa: Conyza balsamifera L.; Baccharis salviaLour.;Blumea
balsamifera var. microcephala Kitam.; Pluchea balsamifera (L.) Less [2], [3].
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Theo các tài liệu [2], [3], [6], [38] loài Blumea balsamifera (L.) DC. có
các đặc điểm:
Cây bụi hay cây bụi thấp, cây lâu năm, cao 1-3 m. Thân phân cành
dạng ngù ở phía ngọn, nhiều lông, gốc cành hóa gỗ nhiều, vỏ màu nâu xám.
Cành dạng ống thẳng, dày lông màu trắng hơi vàng. Lá mọc so le, thuôn dài,
kích thước 15-18 x 3,5-5 cm; hẹp ở gốc lá; mặt dưới lá phủ nhiều lông mượt,
lông che chở đa bào nằm thẳng so với mặt lá; cuống lá ngắn, mang tai lá dài
10-12 mm; mép lá xẻ răng cưa thưa cho đến dày, răng cong lên, đỉnh lá nhọn;
10-12 cặp gân.
Cụm hoa đầu 6-7 mm, có cuống, hình chùy; lá bắc gồm 3-4 vòng ở
ngoài, mặt ngoài phủ nhiều lông ốp sát vào nhau, lá bắc ở ngoài nhỏ hơn, tròn
nhọn, dài 1-3 mm, lá bắc trong dài hơn, hình dải hẹp dài 5-6 mm; đường kính
đế cụm hoa 2,5-3 mm, có lỗ tổ ong, phủ lông; hoa ngoài hình chùy dài đến 6
mm, xẻ 2-4 thùy; hoa ở giữa hình ống, màu vàng, không cuống, dài 6-7 mm,
thùy có gai thịt nhỏ, thưa thớt lông đa bào.

Quả bế, màu nâu, thuôn dài khoảng 1 mm; phủ lông thưa hay dày; trên
có mào lông hơi đỏ, dài 4-6 mm.
1.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến
 Phân bố
Đại bi mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước nhiệt đới
Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippines,…
Ở Việt Nam, Đại bi phân bố rộng, ở hầu hết các tỉnh miền núi thấp dưới
1000m, trung du, đồng bằng và nhiều đảo lớn, không có trong rừng sâu. Cây
dễ trồng, ưa sáng, sống 1-2 năm, có thể nhân giống bằng hạt, cành hay cây
con [1], [6], [24].
 Thu hái
Lá Đại bi có thể thu hái 4 đợt trong 1 năm với sản lượng 50 tấn/ha, cho
khoảng 50-200 kg Borneol [24]. Tinh dầu lá Đại bi được khai thác từ lâu đời
với tên thương phẩm là Mai hoa băng phiến. Nhân dân ta đã sử dụng Mai hoa
băng phiến từ thế kỉ X. Từ thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã biết
khai thác Borneol từ Đại bi, sau đó tạm dừng. Mùa thu đông cất Mai hoa băng
phiến cho hàm lượng Băng phiến cao nhất. Tinh chế Băng phiến bằng cách ép
bớt tinh dầu, trộn Băng phiến thô với bột than củi với tỉ lệ vôi bột: than củi:
Băng phiến là 3:5:100; cho hỗn hợp thăng hoa, thu lấy Băng phiến tinh chế
[6].
1.1.4. Những nghiên cứu về tinh dầu Đại bi
 Những nghiên cứu trong nước
- Trong lá Đại bi thường chứa 0,2–1,8% tinh dầu với thành phần chủ
yếu là D-Borneol, L-Camphor, Cineol, Limonen, acid Palmitic, acid Myristic,
còn chứa các Sesquiterpen alcol [1], [5].

- Tinh dầu lá Đại bi được thu thập ở 3 tỉnh (Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc)
có các thành phần chính được trình bày ở bảng 1.1, với tỉ lệ Borneol rất thay
đổi từ 5,70% - 57,82% (Bảng1.1) [11].
Bảng 1.1: Thành phần tinh dầu Đại bi thu hái tại
Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc
Địa điểm
Thành phần chính
Hà Giang Hà Nội Đắc Lắc
Borneol 57,82% 50,57% 5,70%
Camphor 1,12% 18,71% 70,05%
α-caryophyllen 8,27% 10,06% 10,54%
β-cadinol 7,95% 3,14% -
Caryophyllen oxid 3,10% - -
Patchoulen - 2,99% -
Veridiflorol - 2,01% -
Carvacrol - - 5,70%
- Với cùng một thời điểm thu hái, các mẫu Đại bi thu hái tại các địa
điểm khác nhau có hàm lượng tinh dầu trong dược liệu khô tuyệt đối, hàm
lượng Borneol và hàm lượng Camphor trong tinh dầu rất thay đổi (Bảng 1.2)
[8].



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status