Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của cây Ráng seo gà nửa lông chim (Pteris semipinnata L.) họ cỏ luồng (pteridaceae) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thuốc phòng và điều
trị bệnh ngày càng phong phú, bao gồm thuốc có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp.
Trong đó nguồn nguyên liệu tự nhiên là nguồn quan trọng để nghiên cứu phát triển
thuốc mới và sản xuất trong công nghiệp dƣợc đối với thuốc có nguồn gốc thảo
dƣợc.
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, địa hình đa
dạng rất thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển nhiều loại cây thuốc quý. Cùng
với kinh nghiệm dân gian sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh, rất nhiều cây
thuốc quý đƣợc sử dụng trong công nghiệp dƣợc làm thuốc.
Một trong những tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta có sự đa dạng sinh học cao
đó là tỉnh Sơn La. Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Do địa
hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát
triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu
phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây
rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Trong tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp
(247.684 ha), diện tích trồng cây ăn quả chiếm gần 10% (24.016 ha). Trong đó, xoài
tròn (Mangifera indica L.) là một đặc sản của tỉnh Sơn La, nổi tiếng trên cả nƣớc.
Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ khai thác quả xoài tròn, còn cành, lá cây xoài tròn
thông qua việc tỉa cành hàng năm đều không đƣợc sử dụng. Để có thể làm tăng giá
trị sử dụng nguồn nguyên liệu lớn, lá xoài tròn (Mangifera indica L.) của huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La, góp phần xóa đói, giảm cùng kiệt ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa,
chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học
của lá Xoài tròn Yên Châu, Sơn La” với hai mục tiêu chính: một là giám định
đƣợc tên khoa học của cây Xoài tròn Yên Châu dựa trên các nghiên cứu về đặc
điểm hình thái và vi học; hai là xác định đƣợc sự có mặt và hàm lƣợng của
mangiferin trong lá xoài.

Chƣơng I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật chi Mangifera L.
1.1.1.Vị trí phân loại chi Mangifera L.
Theo hệ thống phân loại của Takhatajan (1987, 2009) [6], [46], họ Đào lộn
hột và chi Mangifera L. có vị trí nhƣ sau :
Ngành Ngọc lan (Mangiphylata)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Liên bộ Cam (Rutanae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae Lindl. 1830)
Phân họ Anacardioideae (Anacardioideae)
Chi Mangifera (Mangifera Linnaeus, 1753)
1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của của chi Mangifera L.
Đặc điểm hình thái chung của chi Mangifera L.: Cây gỗ thƣờng xanh, có
kích thƣớc lớn. Lá đơn mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên, dai. Cụm hoa hình
chùy ở ngọn cành. Hoa nhỏ, mẫu 4 hay mẫu 5, tiền khai hoa lợp. Cánh hoa đôi khi
hàn liền ở gốc. Cánh hoa có 1-5 sống nổi bật. 5 nhị hoa rời hay dính liền với đĩa
mật, thƣờng có 1 hay 2 nhị lớn hơn. Đĩa mật tạo thành từ 5 tuyến riêng biệt ở
ngoài nhị. Bầu nhẵn một ô, 1 noãn, 1 vòi nhụy ở đỉnh bầu. Quả có hột cứng, vỏ quả
giữa có xơ, vỏ quả trong dày, cứng, chắc. Hạt có 1 hay đa phôi [28].
Theo Koster mans và Bompard 1993, chi Mangifera L. gồm 69 loài phân bố
chủ yếu ở các vùng nhiệt đới của châu Á nhƣ: Ấn Độ, Miến Điện, Sri Lanka, Thái
Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Nam Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Papua
New Guinea, Philippin, quần đảo Solomon, một vài loài trong quần đảo Thái Bình
Dƣơng (Hawai)… [37].
1.3.3. Khóa phân loại của chi Mangifera L.
Chi Mangifera Linnaeus, 1753 gồm 69 loài. Hooker (1862) là ngƣời đầu tiên
phân chia chi Mangifera L. thành hai phân chi dựa trên đặc điểm và kích thƣớc của

đĩa mật. Sau ông, rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra hệ thống phân
loại cho chi Mangifera L. với rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó, hệ thống
của Kostermans và Bompard 1993 là phổ biến nhất. Trong hệ thống này tác giả đã
dựa trên quan điểm của Hooker chia các loài trong chi Mangifera L. thành hai phân
chi: phân chi Lumus (Marchand) Kosterm (có đĩa mật giống cuống hoa hay không
có đĩa mật) và phân chi Mangifera (đĩa mật lớn rộng hơn và nằm phía ngoài bầu
nhụy). Sau đó ông dựa vào 14 đặc điểm khác để phân chi tiếp thành các nhóm nhỏ
hơn và các loài. Phân chi Limus có gần 10 loài trong đó có 2 loài M. odorata. và M.
foetida tìm thấy ở Việt Nam. Phân chi Mangifera đƣợc phân chia tiếp thành nhóm :
 Nhóm Marcbandora Pierre: nhóm này có một loài duy nhất M. gedebe Miq.
Theo 2 tác giả này đây chính là hai loài M. Camptosperma và M. reba đã
đƣợc Phạm Hoàng Hộ mô tả tại Việt Nam.
 Nhóm Euantberae Pierre: nhóm này có 3 loài trong đó có hai loài M.
cochinchinensis và M. caloneura (hay M. dupperreana Pierre) đã đƣợc Phạm
Hoàng Hộ mô tả có mặt ở Việt Nam.
 Nhóm Rawa Kosterm: nhóm này có 9 loài trong đó có loài M. minutifolia có
ở Việt Nam.
 Nhóm Mangifera: nhóm này đƣợc phân chia tiếp thành 3 phân nhóm nhỏ
hơn:
Phân nhóm hoa mẫu 4: có 15 loài
Phân nhóm hoa mẫu 4-5: có 5 loài trong đó có hai loài M. indica và
M. dongnaiensis có mặt ở Việt Nam.
Phân nhóm hoa mẫu 5: có 15 loài trong đó có các loài M. indica; M.
laurina (hay M. longipes Griff.) và M. Flava có ở Việt Nam.
Loài M. indica có mặt ở cả hai phân nhóm hoa mẫu 4-5 và hoa mẫu 5. Trong
69 loài, ngoài các loài đã đƣợc phân loại trên còn có 12 loài không có vị trí phân
loại chính xác vì không có đủ chứng cứ.
Các đặc điểm mà Kostermans và Bompard (1993) dựa vào để phân loại chi
Mangifera L. gồm có:

(1). Hình dạng đĩa hoa.
(2). Số nhị hoa hữu thụ.
(3). Hạt có phức tạp không.
(4). Hình dạng của các nhánh thứ cấp trong cụm hoa.
(5). Lông tơ trên chùm hoa.
(6). Hình dạng, số lƣợng và đặc điểm gân lá.
(7). Hình dạng kích thƣớc cánh hoa.
(8). Hoa mẫu 4 hay mẫu 5 (đây không phải là đặc điểm cố định, thƣờng kết hợp
cả hai loại).
(9). Mạng lƣới gân đặc biệt ở mặt dƣới của lá.
(10). Hình dạng lá trƣởng thành.
(11). Tính nhất quán của lá.
(12). Cây rụng lá hay cây không rụng lá.
(13). Màu sắc hoa.
(14). Màu sắc và độ mịn của quả.
(15). Số lƣợng kích thƣớc các sợi xơ ở hạt.
Các đặc điểm đƣợc xắp xếp theo theo trình tự mức độ quan trọng trong việc
định loài [37].
Theo Thực vật chí Đông Dƣơng, H. Lecomte đã phân loại chi Mangifera L.
gồm 11 loài trong đó có 9 loài có vị trí phân loại rõ ràng và 2 loài M. reba; M.
camptosperma không có vị trí phân loại xác định [62]. Sau đó 2 loài M. reba và M.
camptosperma được hai tác giả Koster mans và Bompard (1993) xếp vào cùng với
loài M. gedebe, loài M. duperreana tƣơng ứng đƣợc gọi dƣới một tên khác là M.
caloneura [50].
Theo thực vật chí ba nƣớc Campuchia, Lào, Việt Nam (1962) đã liệt kê và
phân loại 12 loài giống nhƣ các loài mà Phạm Hoàng Hộ đã mô tả, trong đó xây
dựng khóa phân loại cho 9 loài, một loài chƣa đƣợc biết đầy đủ là M. minutifolia và
2 loài không tìm thấy là M. macrocarpa Bl., M. odorata Griff [49].

Do đặc trƣng về vị trí địa lí và khí hậu nên số lƣợng các loài thuộc chi
Mangifera tại Trung Quốc không phong phú nhƣ tại Thái Lan, Việt Nam và các
nƣớc nhiệt đới, cận nhiệt đới khác. Theo thực vật chí Trung Quốc chi Mangifera L.
chỉ có 5 loài là: M. indica, M. siamensis, M. persiciforma, M. laurina và M.
sylvatica [28].
1.3.4. Chi Mangifera L. ở Việt Nam
Theo Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có 12 loài thuộc chi Mangifera L. [8].
Tuy nhiên hai loài M. camptosperma Pierre, và M. reba Pierre đƣợc Kosterman và
Bompard (1993) xếp vào một loài chung là M. gedebe Miq [37].
Theo Võ Văn Chi và Nguyễn Tiến Bân ở Việt Nam có 11 loài (bảng 1.1)
gồm các loài nhƣ Phạm Hoàng Hộ đã mô tả trừ loài M. cassia [1], [6].
Bảng 1.1 : Một số loài thuộc chi Mangifera L. và phân bố tại Việt Nam.
STT Loài Tên thƣờng gọi Phân bố
1 M. indica L. Xoài Trung và Nam bộ
2 M. odorata Griff. Xoài thơm Miền Nam
3 M. cochinchinensis Engel. Xoài nụt Bình Dƣơng, Đồng Nai
4 M. camptosperma Pierre. Xoài bùi
Bình phƣớc, Bình Dƣơng,
Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh
5 M. dongnaiense Pierre. Xoài Đồng Nai Lâm Đồng, Đà Lạt, Bình
Dƣơng, Đồng Nai
6 M. duperreana Pierre. Quéo
Lâm Đồng, Ninh Thuận,
Tây Ninh, Bình Dƣơng, Tp
Hồ Chí Minh, Kiên Giang
7 M. reba Pierre. Quéo Đồng Nai
8 M. foetida Lour.
Xoài hôi, muỗm,
xoài cà lăm
Quảng Trị và nhiều nơi
khác
9 M. flava Evr. Xoài vàng
Quảng Nam, Lâm Đồng,
Ninh Thuận

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status