Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết thạch của một
số thành phần trong nước tiểu ở đường tiết niệu trên, trong những điều kiện lý hóa
nhất định [9]. Sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu, gây
nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy thận và đe dọa tính mạng của người bệnh. Hiện có
khoảng 2-12% dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sỏi tiết niệu [6], [7].
Trước đây, điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật cổ
điển. Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp điều trị hiện đại
đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng như: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung
(ESWL), tán sỏi qua da (PCNL), lấy sỏi qua ống soi niệu quản… Tuy có thể áp
dụng với hầu hết các loại sỏi nhưng các phương pháp này vẫn còn hạn chế như gây
đi tiểu ra máu, nhiễm khuẩn máu, tổn thương niệu quản sau tán sỏi... làm giảm chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân sau lấy sỏi. Mặt khác, tỷ lệ tái phát sỏi sau can thiệp
ngoại khoa rất cao, hơn 50% trong vòng 10 năm [4]. Trong khi đó chưa có liệu pháp
điều trị nội khoa tiêu chuẩn nào giúp ngăn ngừa tái phát bệnh. Vì vậy, việc tìm ra
các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự hình thành sỏi đường tiết niệu, không gây
đau đớn cho người bệnh đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm.
Từ xa xưa, dược liệu đã được coi như một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan
trọng giúp dự phòng, điều trị nhiều loại bệnh khác nhau và là nguồn chủ yếu để phát
triển thuốc mới.
Chi Ficus L. là chi rất đa dạng về loài của họ Dâu tằm (Moraceae). Nhiều
loài của chi này đã được sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân nhiều nước trong
điều trị các bệnh của hệ tiết niệu, trong đó có sỏi tiết niệu [5], [12], [16], [17]. Với
mục đích sàng lọc, từ đó xác định dược liệu có tiềm năng trong điều trị sỏi tiết niệu
để nghiên cứu sâu hơn về dược lý và hóa học trong chi, chúng tui thực hiện đề tài
“Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L.”
với mục tiêu đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của một số
loài thuộc chi Ficus L.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm: Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết
niệu. Sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó: sỏi thận, sỏi
bàng quang, sỏi niệu quản... [3].
1.1.1.2. Phân loại: Có thể phân loại sỏi tiết niệu theo nhiều cách khác nhau
 Theo thành phần hóa học: chia thành 5 loại chính[7]
• Sỏi canxi oxalat: đây là thành phần phổ biến nhất trong sỏi tiết
niệu (khoảng 75%), gồm hai dạng Whewellite (canxi oxalat monohydrat) và
Weddellite (canxi oxalat dihydrat) [34], [39].
+ Whewellite (COM): hình que dài 6 cạnh hay bầu dục có nhân,
có khả năng kết tụ cao và gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận, giữ lại tạo điều
kiện hình thành sỏi [34].
+ Weddellite (COD): hình vuông, góc kết nối bằng đường giao
nhau, không kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô ống
thận, dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [34].
• Sỏi canxi phosphat: phổ biến nhất là dạng apatit. Sỏi apatit đơn
thuần thường có hình tròn hay hình dạng bất thường, có màu từ trắng đến nâu.
• Sỏi cystin: thường tròn, màu vàng lục, tính cản quang trung bình.
• Sỏi acid uric: thường tròn, nhẵn, màu vàng cam, thường không
cản quang.
• Sỏi struvit: là chất kết tinh tạo từ magnesi amoni phosphat,
thường hình san hô, kích thước lớn, màu trắng, có tính cản quang.
Một số tài liệu chỉ chia thành hai loại chính là sỏi canxi và sỏi không
canxi. Trong đó, sỏi canxi là phổ biến nhất, chiếm khoảng 75%, có thể là sỏi canxi
oxalat (50%), canxi phosphat (5%) hay hỗn hợp cả hai loại (45%) [9], [39].
 Theo vị trí giải phẫu sỏi khu trú: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng
quang…[6]


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status