Nghiên cứu bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi về thực vật, hóa học và thăm dò tác dụng in vitro - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch là tắc nghẽn một hay nhiều đoạn tĩnh mạch nông
hay sâu do cục máu đông cấu tạo bởi fibrin và huyết cầu. Huyết khối tĩnh
mạch có thể gặp ở nhiều nơi nhưng hay gặp nhất là ở chi dưới [6].
Huyết khối ở chi dưới có thể theo máu đến phổi gây tắc động mạch phổi
- gọi là thuyên tắc phổi, là một bệnh lý nặng nề, có thể dẫn đến tử vong đột
ngột. 80% huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng cho đến khi xảy ra
biến chứng nghiêm trọng là thuyên tắc phổi. Nếu bệnh nhân không gặp biến
chứng thuyên tắc phổi thì có đến 20-50% sau này bị hội chứng hậu huyết khối
với biểu hiện loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dưới [15].
Theo các thông tin được đưa ra trong '' Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và
dự phòng Thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch '' của Hội tim mạch Việt Nam
năm 2011, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 ca mới mắc thuyên tắc huyết
khối tĩnh mạch và đoán có khoảng 180.000 trường hợp tử vong do biến
chứng thuyên tắc phổi của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu [19], [35]. Nghiên
cứu INCIMEDI là nghiên cứu tầm soát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
không triệu chứng tại Việt Nam trên bệnh nhân nội khoa nhập viện bằng siêu
âm Doppler do GS. Đặng Vạn Phước, GS. Phạm Gia Khải và GS. Nguyễn
Lân Việt cùng cộng sự thực hiện tại các bệnh viện lớn ở phía Nam và Bắc cho
thấy có 22% bệnh nhân được phát hiện có huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu
âm Doppler , mặc dù không có triệu chứng gì . Kết quả này đã chứng minh
rằng tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu không hiếm gặp ở nước ta [15].
Thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch chi là
heparin và các thuốc chống đông đường uống, nhưng nhược điểm của các
thuốc này là có thể gây tai biến chảy máu [4]. Một xu hướng khác điều trị
huyết khối tĩnh mạch chi là sử dụng các thuốc từ dược liệu. Trong số các bài

thuốc dân gian chữa bệnh huyết khối tĩnh mạch chi thì bài thuốc gồm rễ cau,
rễ dừa, rễ chuối đã được nhân dân ở Hưng Yên sử dụng cho hiệu quả tương
đối tốt. Ở nước ta, cây cau, cây dừa, cây chuối được trồng phổ biến ở nhiều
nơi, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong y học. Với mong muốn kế
thừa và tiếp tục phát huy bài thuốc dân gian ở Hưng Yên, chúng tui tiến hành
đề tài “ Nghiên cứu bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi về thực vật, hóa
học và thăm dò tác dụng in vitro.” với các mục tiêu sau:
1- Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đặc điểm vi học của 3 dược liệu
trong bài thuốc.
2- Định tính thành phần hóa học của 3 dược liệu và của bài thuốc.
3- Thăm dò một số tác dụng in vitro của bài thuốc.

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Bài thuốc chữa huyết khối tĩnh mạch chi
Bài thuốc được nhân dân ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sử dụng
gồm 3 vị dược liệu rễ cau nổi, rễ dừa nổi, rễ chuối tiêu. Các loại rễ này khi
còn tươi đều rất giòn, dễ dàng bẻ được bằng tay. Dược liệu thu về được rửa
sạch, để ráo, cắt thành từng đoạn 2 cm, lấy 9 đoạn mỗi loại, đem giã nát, cho
vào hãm trong một phích nước nóng hay có thể cho vào ấm đun sôi, uống
thay nước trong ngày. Người bệnh uống liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 1
tuần tiếp theo, rồi uống tiếp 1 tuần thì dừng thuốc.
1.2. Cây cau
1.2.1. Về thực vật
-Tên khoa học: Areca catechu L., họ Cau (Arecaceae) [16], [41].
-Tên khác: tân lang, binh lang, may làng (Tày), pơ lang (K’ Ho) [16].
-Tên nước ngoài: Areca-nut palm, betel – nut palm, areca palm, catechu
palm (Anh), aréquier, noxi d’arec (Pháp) [16].
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật loài Areca catechu L.
Thân đơn độc, mọc đứng, cao đến 20 m, đường kính 10- 20 cm, màu
xám, có nhiều vòng đốt thấy rõ. Lá có bẹ hơi phồng lên, ôm lấy thân, dài tới
1m; cuống lá dài không quá 5 cm; gân chính dài đến 2 m; mỗi bên gân chính
mang 20-30 lá chét xếp đều đặn dạng lông chim, dựng thẳng đứng; trung bình
lá chét dài 30- 60 cm, phần giữa lá rộng 3-7 cm. Cụm hoa là một bông mo,
phân nhánh; có nhiều nhánh hoa nhỏ, ngoằn ngoèo, màu vàng lục; hoa đực
đơn độc, xếp xen kẽ thành 2 hàng trên một nhánh hoa, nhỏ, rất thơm gồm 3 lá
đài, ba cánh màu trắng, 6 nhị [16]; hoa cái to hơn, mọc ở gốc của nhánh hoa,
to hơn đực, bao hoa không phân hóa, bầu trên 3 ô [16]. Quả màu vàng, vàng
cam, hay màu đỏ, hình trứng, kích thước 8 x 6 cm [16], [41].
1.2.1.2. Phân bố
Trên thế giới: Cau có nguồn gốc từ Malaysia [41], hiện nay được trồng nhiều
nhất ở các nước nhiệt đới ở châu Á, Đông Phi và đảo Thái Bình Dương [37].
Tại Việt Nam: Cau là cây trồng lâu đời và quen thuộc ở Việt Nam. Cây
được trồng ở khắp nơi nhất là vùng trung du và đồng bằng. Các tỉnh phía nam
trồng nhiều cau hơn các tỉnh phía bắc [16].
1.2.2. Về hóa học
Thành phần hóa học của rễ cau gồm alcaloid, triterpen, đường và nhiều
hợp chất dễ bay hơi là ester của các acid hữu cơ [9], [13], [14].
Từ dịch chiết rễ cau thu tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, một số
hợp chất đã được xác định cấu trúc bao gồm : 2 alcaloid là lamotrigine, 2-
methyl-4-phenylquinoline, một số ester như tetradecanoic acid, 2-hydroxy-1-
(hydroxymethyl) ethyl ester, hexanedioic acid, bis(2-ethylhexyl) ester, 9-
Octadecenoic acid (Z)-, methyl ester, I-(+)-ascorbic acid 2,6-dihexadecanoat,
1,2-benzenedicarboxylic acid, butyl 2-ethylhexyl ester [9].
Tác giả Lê Thanh Phước và Bành Nguyễn Anh Hào đã phân lập được 2
triterpen là lupeol, lupeol acetat và đường α,α-D-trehalose từ các phân đoạn
dịch chiết Ether dầu hỏa và Ethyl acetat của rễ cau trồng tại huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ [13], [14].
1.2.3. Tác dụng sinh học
Nghiên cứu về tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết methanol rễ cau, sử
dụng chất chuẩn đối chiếu là trolox có IC50=10,14385 µg. Kết quả cho thấy
dịch chiết methanol rễ cau có tác dụng chống oxi hóa với IC50=21.1417 µg,

H9fIifBwK4WoGq9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status