So sánh đặc điểm vi học và tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Ficus Religiosa L. và Ficus Rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là nhóm bệnh thường gặp trong chuyên khoa thận tiết niệu tại
Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp ngoại khoa giữ vai trò chủ yếu trong
điều trị sỏi tiết niệu đã tạo ra những bước tiến đáng kể nhờ áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng tái phát sỏi đồng thời gây ra
nhiều tác dụng không mong muốn. Bởi vậy phương pháp điều trị nội khoa trong đó
có sử dụng dược liệu đối với điều trị sỏi tiết niệu vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Chi Ficus L. (họ Dâu tằm - Moraceae) là một chi lớn với khoảng 1000 loài,
trong đó Đề (Ficus religiosa L.) và Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) là hai loài có
những đặc điểm hình thái gần giống nhau. Cả hai loài này đều được trồng phổ biến
ở Việt Nam và thực tế là rất dễ bị thu hái nhầm. Trong Y học cổ truyền, cả hai loài
đều được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, lá Đề là thành phần trong một
bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu. Trong khi hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về thành
phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của loài Ficus religiosa L. thì nghiên cứu
về loài Ficus rumphii Blume hầu như không có.
Với mục đích góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và thăm dò khả
năng áp dụng trong điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu của hai dược liệu này, đề tài ―So
sánh đặc điểm vi học và tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Ficus
religiosa L. và Ficus rumphii Blume, họ Dâu tằm Moraceae‖ được thực hiện với
2 mục tiêu:
1. So sánh đặc điểm vi học lá hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii
Blume.
2. So sánh ảnh hưởng của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Bệnh lý sỏi tiết niệu
1.1.1 Khái niệm bệnh lý sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi
ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi
bàng quang [2].
Bệnh sỏi đường tiết niệu nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng là bệnh thường
gặp ở đường tiết niệu. Bệnh do các thành phần hòa tan trong nước tiểu ở các điều
kiện lý hóa nhất định, hay do những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học có kèm theo
những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị
dạng đường tiết niệu hay có yếu tố di truyền sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn
dần thành sỏi [18].
1.1.2 Dịch tễ học bệnh lý sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến thứ ba trong các bệnh gặp phải ở đường tiết
niệu, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2-12% dân số toàn thế giới. Tỷ lệ tái phát sỏi
tiết niệu cao, trung bình khoảng 40% trong vòng 3 năm, 74% trong vòng 10 năm và
98% trong vòng 25 năm. Những vùng có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao trên thế giới bao gồm
Anh, các nước Scandinava, Trung Âu, Bắc Australia, Bắc Ấn Độ, Pakistan và các
nước vùng Địa Trung Hải….được gọi là vành đai sỏi. Việt Nam là một nước nằm
trong vành đai sỏi của thế giới. Theo thống kê trong khoa tiết niệu tại các bệnh viện
lớn thì số bệnh nhân điều trị sỏi tiết niệu chiếm 40- 60% tổng số bệnh nhân điều trị
trong khoa [11],[12],[23].
1.1.3 Phân loại và thành phần hóa học của sỏi tiết niệu
90% trọng lượng sỏi là tinh thể, 5% là nước, 3% là protein và các vi lượng
khác [12]. Dựa vào thành phần hóa học, người ta chia sỏi tiết niệu thành 5 loại: sỏi
calci oxalat, sỏi calci phosphat, sỏi acid uric, sỏi struvit và sỏi cystin, trong đó sỏi
calci oxalat chiếm tỷ lệ cao nhất [18],[36]. Ở Việt Nam, tất cả các mẫu sỏi được
phân tích đều có từ hai thành phần trở lên, trong đó calci oxalat có tỷ lệ gặp là
90,7% [11].
Sỏi calci oxalat gồm 2 dạng là calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD).
- COM (whewellite): là tinh thể phụ thuộc oxalat hình que dài 6 cạnh hoặc
hình bầu dục có nhân, có khả năng kết tụ cao, khả năng gắn chặt vào tế bào biểu mô
ống thận, giữ lại tạo điều kiện hình thành sỏi [30], [46].
- COD (weddellite): là tinh thể phụ thuộc calci, hình vuông, góc kết nối bằng
giao nhau, không kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô
ống thận, dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [36].
a) (b) (c)
Hình 1.1 Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c)
dưới kính hiển vi điện tử quét.
1.1.4 Cơ chế hình thành sỏi
Quá trình hình thành sỏi là một quá trình phức tạp, là kết quả của một loạt
các quá trình hóa lý bao gồm: sự quá bão hòa của các chất hòa tan trong nước tiểu,
tạo mầm, tăng trưởng mầm, kết tụ và lưu lại tại thận [31]
1.1.5 Nguyên nhân sinh bệnh
- Tăng cô đặc nước tiểu do giảm bài niệu
- Tăng calci niệu: là khi lượng calci trong nước tiểu > 300 mg/24h ở nam và
250 mg/24h ở nữ. Tăng calci niệu có thể do tăng hấp thụ calci tại ruột nguyên phát
hay thứ phát, hay bệnh lý thứ phát sau khi ăn nhiều natri gây tăng mức lọc cầu
thận và tăng bài tiết calci ở ống thận, hay bệnh lý làm tăng phân hủy xương và
tăng hấp thu calci tại ruột.

- Chế độ ăn uống: việc tiêu thụ một lượng muối, protein động vật,
carbonhydrat, oxalat quá mức cũng như việc uống ít nước, ăn ít chất xơ thực vật
làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Tăng oxalat niệu: do rối loạn về gen làm tăng quá trình tổng hợp oxalat tại
gan và hội chứng ruột ngắn kém hấp thụ.
- Tăng acid uric niệu: do tăng purin gặp trong bệnh gút và u tủy.
- Tăng cystin niệu: làm môi trường nước tiểu toan hóa và tạo điều kiện hình
thành sỏi.
- Tăng xanthin niệu: do thiếu enzym xanthin oxydase.
- Toan hóa ống thận có liên quan đến hình thành sỏi calci phosphat ở thận.
- Giảm citrat niệu gây sỏi calci oxalat.
- Khi dùng nhiều các hormon sinh dục [11].
1.1.6 Tác động của sỏi tới hệ tiết niệu [11].
1.1.6.1 Chèn ép và gây tắc nghẽn đƣờng dẫn nƣớc tiểu
Đây là cách tác động phổ biến nhất, nguy hiểm nhất tới hình thể và
chức năng của thận, chèn ép tắc nghẽn dẫn đến 4 hậu quả:
- Ứ đọng nước tiểu trên chỗ tắc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn niệu.
- Tăng áp lực trong đường tiểu dẫn tới giảm áp lực lọc hữu hiệu. Nếu tăng đột
ngột hoàn toàn, áp lực lọc có thể bị triệt tiêu và thận sẽ ngừng bài tiết.
- Trào ngược nước tiểu vào hệ bạch huyết và tĩnh mạch ở tổ chức khe thận gây
viêm thận kẽ.
- Giãn đài bể thận, đè ép và phá hủy nhu mô thận (biến chứng giãn đài bể
thận).
Nếu tắc nghẽn xảy ra hoàn toàn ở hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân sẽ rơi vào
trạng thái vô niệu do sỏi. Còn nếu tắc nghẽn không hoàn toàn áp lực xoang thận
tăng lên từ từ dẫn đến nhu mô thận bị teo đét, xơ hóa và chức năng thận sẽ bị mất.
1.1.6.2 Kích thích cọ xát
Sỏi tiết niệu cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây xách rước niêm mạc
đài bể thận, chảy máu, đau, co thắt đường niệu. Quá trình này mạnh và kéo dài kết
hợp với nhiễm khuẩn dẫn tới viêm xơ, loét, hoại tử niêm mạc niệu quản, đài bể thận
và nhu mô thận. Kết quả là ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận cũng như làm
hẹp dần đường dẫn niệu, càng làm nặng thêm tình trạng bế tắc.
1.1.6.3 Nhiễm khuẩn
Thực tế lâm sàng khó phân biệt giữa nhiễm khuẩn tiết niệu dẫn tới sỏi hay
sỏi tiết niệu gây biến chứng nhiễm khuẩn niệu, nhưng đó là hai quá trình tác động
qua lại để phát triển và thường gọi chung là nhiễm khuẩn niệu trên bệnh nhân sỏi
tiết niệu
1.1.7 Điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu
1.1.7.1 Điều trị ngoại khoa
Đối với sỏi kích thước lớn hơn 5 mm nên can thiệp sớm bằng ngoại khoa để
hạn chế biến chứng. Ngoài phẫu thuật mở cổ điển thì ngày nay có rất nhiều phương
pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da, phẫu
thuật lấy sỏi nội soi sau phúc mạc, bóp sỏi bàng quang…Mỗi phương pháp đều có
ưu nhược điểm và chỉ định riêng [11], [14].
1.1.7.2 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị tan sỏi dựa vào thành phần hóa học của
sỏi, điều trị tống sỏi và các biến chứng bằng kháng sinh chống nhiễm khuẩn niệu,
thuốc giãn cơ trơn hay thuốc kháng cholinergic… bổ sung thuốc giảm đau không
gây nghiện khi bệnh nhân lên cơn đau quặn thận, kết hợp với uống nhiều nước và
tăng cường vận động.
Để phòng sỏi tái phát, ngoài chế độ ăn uống, chế độ lao động và luyện tập,
cần điều trị triệt để các bệnh gây sỏi hay tạo điều kiện gây sỏi như phẫu thuật
dị dạng đường tiết niệu…, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, dùng vitamin
nhóm B để hạn chế bong tróc biểu mô đường tiết niệu [6],[14],[31].
1.1.7.3 Điều trị theo quan điểm y học cổ truyền
 Biện chứng luận trị:
Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền được gọi là ―Thạch lâm‖, ―Sa lâm‖, một
số trường hợp đái máu do sỏi tiết niệu gọi là ―Xích lâm‖.
Theo quan điểm y học cổ truyền, sỏi tiết niệu đa phần do thận khí hư nhược,
thận dương hư tổn, hạ tiêu thấp nhiệt uất kết, khí trệ huyết ứ gây ra. Trong đó thận
hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ là trọng tâm.
 Điều trị:
- Điều trị bằng châm cứu: có nhiều phương pháp như hào châm, điện
châm, thủy châm hiệu quả tương đối tốt, tác dụng phụ ít, không tốn kém. Trong cơn
đau quặn thận, châm cứu cũng làm giảm đau nhanh chóng, kết hợp dùng thuốc,
uống nhiều nước sẽ tăng cường khả năng bài thạch.
- Một số nhóm thuốc hay được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu: thẩm
thấp lợi niệu, thông lâm hoạt khiếu, trừ thấp tiết trọc…
- Một số bài thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị sỏi tiết
niệu: Lô căn bài thạch thang, Bổ thận bài thạch thang, Niệu thạch hợp tễ…
Nói chung sỏi tiết niệu có rất nhiều thể khác nhau, trong một thể lại có nhiều
chứng trạng nên phải nắm chắc biện chứng luận trị, tùy thuộc thời tiết, địa lý, thể
chất, tuổi, giới tính, thói quen ăn uống của bệnh nhân cũng như bài thuốc, vị thuốc
kết hợp châm cứu để ra đơn thuốc phù hợp [11].
1.1.8 Vai trò của dƣợc liệu trong điều trị sỏi tiết niệu
Các tiến bộ trong các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu với công nghệ hiện
đại như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi
qua da đã tạo nhiều bước tiến đáng kể trong điều trị sỏi tiết niệu nhưng chưa cải
thiện được tình trạng tái phát sỏi. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả trên
COD và sỏi urat, ít có tác dụng trên COM và sỏi cystin. Bên cạnh đó, các phương
pháp này đi kèm nhiều tác dụng không mong muốn như các tổn thương thận, tán sỏi
ngoài cơ thể gây tăng huyết áp, suy thận, đái máu nghiêm trọng, nhiều sỏi nhỏ gây
tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng [55]. Thêm vào đó, các mảnh sót lại là ổ tiềm
năng gây tạo sỏi mới. Hiện có rất ít tác nhân dược lý có thể lựa chọn để điều trị sỏi
tiết niệu. Muối citrat và thuốc lợi tiểu thiazid đều cho hiệu quả hạn chế và khả năng
dung nạp kém. Vì vậy, việc phát triển dược liệu ngày càng được quan tâm và dùng
nhiều trong điều trị sỏi tiết niệu để khắc phục những hạn chế của biện pháp kể trên.
[21], [30], [51].
Các dược liệu được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu đa phần xuất phát từ
các bài thuốc dân gian. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học về tác dụng điều trị sỏi tiết niệu của các dược liệu. Một số dược
liệu có tác dụng điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu là do có vai trò ―hòa tan‖ (bào mòn) sỏi
như Bergenia ciliate (Haw.) Sternb [32], bài thuốc Ngũ linh tán [19], Kim tiền thảo
(Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.), Chuối hột (Musa balbisiana Colla.) [16],
hay có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, làm tăng lượng chất lỏng qua thận, từ đó tăng đào
thải các chất lắng cặn như Bergenia ligulata Wall. [28], Herniaria hirsute L. [24],
Xấu hổ (Mimosa pudica L.), Mã đề (Plantago major L.), Râu mèo (Orthosiphon
spiralis (Lour.) Merr.)) [4], [51].
Một số dược liệu có tác dụng ngăn cản sự kết tụ của tinh thể calci oxalat,
ngăn cản sự tạo mầm calci oxalat, ngăn cản sự lớn lên của tinh thể calci oxalat như
Phyllanthus niruri Linn. [27], Bergenia ligulata Wall. [38]…; Làm giảm sự lắng
đọng các tinh thể ở trên mô và trong lòng ống thận như Herniaria hirsute L. [25],
Bergenia ligulata Wall. [38], Ammi visnaga L. [54], Alisma orientalis (Sam.) Juzep.
[48], Aerva lanata Linn. [53]...; Làm tăng nồng độ của các chất ức chế sự hình
thành sỏi trong thận như Aerva lanata Linn. [53], Ammi visnaga L. [54]…; làm
giảm nồng độ calci trong mô ở thận, cải thiện tình trạng quá bão hòa calci oxalat
như Trạch tả (Alisma orientalis (Sam.) Juzep.) [48].
1.2 Tổng quan về chi Ficus L.
1.2.1 Vị trí phân loại
Hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume thuộc chi Ficus L., một
chi thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Vị trí phân loại của chi Ficus L. được tóm tắt
theo sơ đồ sau [8]:


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status