Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật, một kho tàng bí ẩn và kỳ diệu của thiên nhiên đang
ngày càng được quan tâm, khám phá và khai thác phục vụ nhu cầu của con
người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, công tác
nghiên cứu, phát triển thuốc và sản phẩm thiên nhiên mới có nguồn gốc cây
cỏ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo những công bố gần đây, ở Việt Nam đã biết tới 3200 loài thực vật
bậc cao cũng như bậc thấp được sử dụng làm thuốc. Tuy vậy, hiện mới có
khoảng 300 loài cây con và vị thuốc được sử dụng ở mức độ tương đối phổ
biến theo kinh nghiệm dân gian hay theo y học cổ truyền mà chưa được
nghiên cứu kỹ và đầy đủ. Nhiều cây vừa được dùng làm “rau ăn” lại vừa được
dùng làm thuốc như: Ngải cứu, Cải cúc, Rau diếp, Ngưu bàng….
Tại Nhật Bản, rễ Ngưu bàng được sử dụng phổ biến như một loại thức
ăn, phối hợp với củ cải trắng, cà rốt và nấm đông cô tạo thành một món ăn bổ
dưỡng với tên gọi “Canh Dưỡng Sinh” được coi như một phương thuốc chữa
bách bệnh. Tại các nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Ấn Độ...
rễ Ngưu bàng lại là một vị thuốc được dùng điều trị đái tháo đường, đau
xương khớp, bệnh ngoài da, gout, làm ra mồ hôi, lọc máu, lợi tiểu, kích thích
tiêu hoá...
Tại Việt Nam, Ngưu bàng mới được dùng chủ yếu là dạng quả (Ngưu
bàng tử) trong y học cổ truyền làm thuốc điều trị cảm cúm, trị viêm phổi,
viêm amidal, trị sốt, họng hầu sưng đau, cầm máu, giải độc, nhuận tràng...,
còn rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn) thì hầu như chưa thấy được sử dụng và
nghiên cứu.
Từ năm 2006 đến nay, tại trường Đại học Dược Hà Nội đã có một số
nghiên cứu về rễ Ngưu bàng, và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả
đáng chú ý. Tuy vậy, nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thành phần hóa học cũng như
kinh nghiệm sử dụng trong dân gian của rễ Ngưu bàng, đề tài “Phân lập một
số thành phần từ phân đoạn ethylacetat chiết xuất từ rễ Ngưu bàng” được
thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân lập một số thành phần trong phân đoạn ethylacetat chiết xuất
từ rễ Ngưu bàng.
2. Nhận dạng chất phân lập.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất và định tính cắn phân đoạn ethylacetat bằng SKLM.
3. Phân lập một số thành phần trong phân đoạn ethylacetat.
4. Nhận dạng chất phân lập dựa trên các dữ liệu phổ MS và NMR.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Ví trí phân loại của chi Arctium L. [4], [8], [16]
Chi Arctium nằm trong phân họ Hoa ống (Tubuliflorae), họ Cúc
(Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Vị trí của chi Arctium L.
trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau:
Ngành Magnoliophyta
Lớp Magnoliopsida
Phân lớp Asteridae
Bộ Asterales
Họ Asteraceae
Phân họ Tubuliflorae
Chi Arctium L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Asteraceae [4]
Cây cỏ hay bụi, ít khi là dây leo hay gỗ. Lá đơn, ít khi lá kép hay tiêu
biến giảm, mọc so le. Không có lá kèm. Cụm hoa là đầu, và có thể tụ lại thành
chùm đầu hay ngù. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, có khi vô tính do cả hai bộ
nhị và nhụy không phát triển. Quả đóng, mỗi quả có một hạt. Để giúp cho sự
phát tán, mỗi quả có thể có một chùm lông (phát tán nhờ gió), có móc nhỏ
hay lông dính (phát tán nhờ động vật). Hạt có phôi lớn, không có nội nhũ.
1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Arctium L.
Cây thảo, lá ở gốc xếp hình hoa thị, lá ở thân mọc so le. Cụm hoa đầu
có bao chung, gồm nhiều lá bắc kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở đỉnh, khi
chín sẽ thành móc quặp giúp cho sự phát tán nhờ động vật. Chi Arctium gồm
10 loài ở vùng ôn đới cựu lục địa. Ở nước ta có nhập trồng 1 loài là Arctium
lappa L. [7].
1.1.4. Đặc điểm thực vật của loài Arctium lappa L.
Tên khoa học: Arctium lappa L., họ Cúc (Asteraceae) [15].
Tên đồng nghĩa: Arctium majus Bernh [21].
Tên khác: đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử [15].
Tên nước ngoài: burdock, coklebur, clotbur (Anh); bardane (Pháp)
[21].
Ngưu bàng là cây thảo, sống hàng năm hay hai năm, thân thẳng, có
khía, cao khoảng 1-1,5m, phía trên thân có nhiều cành. Lá mọc thành hình
hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to, rộng 20-30cm, dài 30-40cm
[15], [21] hình trái xoan, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay
lượn sóng [6], [7], cuống lá dài, có nhiều lông trắng mịn ở mặt dưới lá [15].
Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4 cm. Cánh hoa
màu đỏ hay tím nhạt [6], [7], [15]. Các lá bắc của bao chung kéo dài thành
mũi nhọn, có móc ở chóp [6], [7].
Quả bế, thuôn, hay gần hình trứng, hơi có cạnh tam giác [21], màu
xám nâu [6], [7], [15], hơi cong [15], có nhiều móc quặp, phía trên có một
mào lông ngắn màu vàng [6], [7]. Mỗi quả có 1 hạt. Củ tròn và dài, có thể dài
từ 1,2-2,7m nếu được trồng từ 2 năm trở lên [10].
Ngưu bàng ra hoa tháng 6-7; ra quả tháng 7-8 [9], [15], 8-9 [7].
1.1.5. Phân bố và sinh thái
1.1.5.1.Trên thế giới
Ngưu bàng có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm thuộc Nam Âu hay Tây Á.
Hiện nay cây mọc tự nhiên ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ, Nepal và
Trung Quốc. Ngưu bàng còn được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc và Nhật Bản
[21].

06WmxJ6a05n40iG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status