Phân lập và xác định một số saponin trong Gynostemma Longipes C.Y.WU - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với thảm thực
vật phong phú và đa dạng. Trải qua quá trình lịch sử phát triển trên 4000 năm,
nhân dân ta có nhiều tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ trong phòng và
điều trị bệnh. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các kinh nghiệm và
tri thức sử dụng thuốc từ dược liệu ngày càng trở nên có nhiều lợi thế và ưu
điểm. Việc kế thừa và phát triển nền Y Dược học cổ truyền đang là nhiệm vụ
quan trọng của ngành Dược Việt Nam.
Giảo cổ lam là tên thường dùng của loài Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino, là một dược liệu thành phần hoạt chất chủ yếu là saponin
có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống ung thư, chống
viêm, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, giải tỏa stress… Giảo cổ lam phân
bố ở nhiều nước như: Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á... Tại
Việt Nam, Gynostemma pentaphyllum lần đầu tiên phát hiện tại vùng núi
Phanxipang (Lào Cai) vào năm 1997. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về sinh học, thành phần hóa học và tác dụng của loài cây
này. Nhiều sản phẩm từ Giảo cổ lam đang được lưu hành trên thị trường: trà
giảm béo Giảo cổ lam, trà Giảo cổ lam Tuệ Linh hạ lipid máu…
Năm 2009, Hoàng Văn Lâm và cộng sự [27] đã công bố thêm một loài
mới thuộc chi Gynostemma Blume, bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam là
Gynostemma longipes C.Y. Wu in C.Y. WU & S.K. Qua khảo sát sơ bộ về
thành phần hóa học thấy Gynostemma longipes có thành phần gần giống với
Gynostemma pentaphyllum nhưng lại có hàm lượng saponin cao hơn hẳn.
Nằm trong nhóm ý tưởng nghiên cứu và phát triển nguồn nguyên liệu Giảo cổ
lam tại Việt Nam, đề tài “Phân lập và xác định một số saponin trong
Gynostemma longipes C. Y. Wu” có mục đích nghiên cứu sâu hơn về thành
phần saponin của loài Gynostemma longipes với hai mục tiêu cụ thể là:
1. Chiết xuất và tinh chế được phân đoạn giàu saponin.
2. Phân lập và xác định một số saponin trong phân đoạn thu được.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm chi Gynostemma Blume
1.1.1. Vị trí phân loại chi Gynostemma Blume
Theo tài liệu [18], [7], chi Gynostemma Blume được xếp vào họ Bầu bí
(Cucurbitaceae). Trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan [39] vị trí
của chi Gynostemma Blume được tóm tắt như sau:
Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida
Phân lớp Sổ - Dilleniidae
Liên bộ Hoa tím - Violanae
Bộ Bí - Cucurbitales
Họ Bầu bí - Cucurbitaceae
Chi Gynostemma
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phấn bố của chi Gynostemma Blume
Theo Võ Văn Chi và Thực vật chí Trung Quốc [7], [23], chi
Gynostemma Blume có những đặc điểm sau:
Cây thảo, sống lâu năm, thân leo, mảnh nhẵn hay có lông tơ. Lá kép,
có cuống, phiến lá chân vịt hay bàn đạp, 3-9 lá chét, ít khi là lá đơn, lá khía
răng cưa. Tua cuốn chẻ đôi, đôi khi có tua cuốn đơn. Cụm hoa khác gốc, dạng
chùy mảnh, dài, nhất là đối với hoa đực. Hoa nhỏ, màu trắng hay lục nhạt, có
lá bắc con, cuống hoa có đốt. Đài hoa hình bánh xe, chia 5 thùy, ngắn. Tràng
hình bánh xe, hơi hàn liền phần gốc tràng, có đầu nhọn. Nhị 5, ở phần gốc chỉ
nhị hàn liền thành cột. Bao phấn 1 ô, nhưng nhìn có vẻ như 2 ô. Bầu nhụy,
hình cầu nhỏ, 2-3 ngăn, 2-3 vòi nhụy với đầu nhụy chia 2-3 đầu nhọn. Quả
mọng hình cầu, kích thước như hạt đậu, không mở, chứa 2-3 hạt hình trứng
hơi dẹt 2 bên hay có 3 góc, hơi sần sùi [7], [23].


f3ql88X9QdG867k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status