Xây dựng phương pháp định lượng saponin toàn phần trong giảo cổ lam bằng phương pháp đo quang - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .......................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ SAPONIN VÀ SAPONIN NHÂN DAMMARAN ..............2
1.1.1. Saponin..............................................................................................................2
1.1.2. Saponin nhân Dammaran ..................................................................................2
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI GYNOSTEMMA BLUME VÀ LOÀI GYNOSTEMMA
PENTAPHYLLUM ......................................................................................................6
1.2.1. Chi Gynostemma Blume ...................................................................................6
1.2.2. TỔNG QUAN VỀ LOÀI GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM .......................7
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT, TINH CHẾ VÀ ĐỊNH LƯỢNG
SAPONIN ...................................................................................................................9
1.3.1. Chiết xuất .........................................................................................................9
1.3.2. Tinh chế.............................................................................................................9
1.3.3. Định lượng ......................................................................................................10
1.4. TỔNG QUAN VỀ QUANG PHỔ TỬ NGOẠI-KHẢ KIẾN (UV – VIS) ........11
1.4.1. Phổ hấp thụ UV-VIS.......................................................................................11
1.4.2. Định luật Lambert – Beer................................................................................11
1.4.3. Ứng dụng quang phổ UV-VIS trong phân tích định lượng dung dịch một
thành phần .................................................................................................................13
1.5. TỔNG QUAN VỀ NHỰA HẤP PHỤ...............................................................15
1.5.1. Định nghĩa và phân loại ..................................................................................15
1.5.2. Ứng dụng trong tách và tinh chế Saponin.......................................................15
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................17
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, HÓA CHẤT ..............................................17
2.1.1. Nguyên liệu .....................................................................................................17
2.2.2. công cụ thiết bị...............................................................................................17
2.1.3. Hóa chất ..........................................................................................................18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................18
2.3.1. Chiết xuất ........................................................................................................18
2.3.2. Tinh chế...........................................................................................................22
2.3.3. Định lượng bằng phương pháp đo quang........................................................22
2.3.4. Thẩm định và đánh giá phương pháp..............................................................24
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................25
2.3.6. Ứng dụng phương pháp xây dựng được để định lượng saponin toàn phần
trong một số mẫu Giảo cổ lam. .................................................................................27
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ.............................................................28
3.1. KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ TINH CHẾ MẪU.............28
3.1.1. Khảo sát phương pháp chiết xuất....................................................................28
3.1.2. Khảo sát phương pháp tinh chế.......................................................................29
3.1.3. Quy trình xử lí mẫu .........................................................................................30
3.3. KHẢO SÁT CỰC ĐẠI HẤP THỤ QUANG VÀ ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG ..31
3.3.1. Khảo sát cực đại hấp thụ quang ......................................................................31
3.3.2. Khảo sát điều kiện phản ứng...........................................................................32
3.4. THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP UV-VIS KHI ĐỊNH
LƯỢNG SAPONIN TOÀN PHẦN TRONG GIẢO CỔ LAM................................36
3.4.1. Thẩm định phương pháp .................................................................................36
3.4.2. Đánh giá phương pháp. ...................................................................................41
3.5. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VỪA XÂY DỰNG VÀO ĐỊNH LƯỢNG
MỘT SỐ MẪU GIẢO CỔ LAM..............................................................................42
3.5.1. Quy trình định lượng.......................................................................................42
3.5.2. Xây dựng công thức tính hàm lượng saponin toàn phần trong GCL..............44
3.5.3. Kết quả ............................................................................................................44
3.6. BÀN LUẬN .......................................................................................................45
3.6.1. Về phương pháp chiết xuất và tinh chế mẫu...................................................45
3.6.2. Về khảo sát điều kiện đo quang ......................................................................45
3.6.3. Về thẩm định phương pháp định lượng...........................................................45
3.6.5.Về kết quả định lượng saponin trong các mẫu Giảo cổ lam ............................47
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................48
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................48
4.2. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................49
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trên thế giới, xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc
mới và sử dụng thuốc từ thảo dược ngày càng tăng. Giảo cổ lam là một vị thuốc quý
được người dân ở nhiều nước châu Á sử dụng từ lâu đời nhằm tăng cường sức khỏe
và tuổi thọ. Nhiều báo cáo khoa học chứng minh một số tác dụng sinh học của Giảo
cổ lam như: hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm triacylglycerol máu …, trong
đó saponin được đánh giá là thành phần tạo nên các tác dụng sinh học này.
Trên thị trường Việt nam hiện nay xuất hiện rất nhiều chế phẩm Giảo cổ lam
dưới dạng trà và được người dân sử dụng rộng rãi. Vì vậy việc quản lí chất lượng
dược liệu là một vấn đề cần được chú trọng để đảm bảo chất lượng của các sản
phẩm cũng như việc sử dụng thuốc trong dân gian có hiệu quả. Tuy nhiên Dược
điển Việt Nam chưa có chuyên luận về dược liệu Giảo cổ lam nên quá trình đánh
giá còn gặp nhiều khó khăn.
Với mục đích xác định hàm lượng saponin trong Giảo cổ lam, đồng thời xây
dựng phương pháp định lượng saponin trong các chế phẩm Giảo cổ lam đang được
sử dụng tại Việt Nam, giúp kiểm nghiệm viên có thêm nhiều lựa chọn khi tìm
phương pháp kiểm nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế nơi làm việc, chúng tui đã
tiến hành đề tài: “Xây dựng phương pháp định lượng saponin trong Giảo cổ lam
bằng phương pháp đo quang” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xây dựng quy trình chiết xuất và tinh chế saponin toàn phần từ dược liệu
Giảo cổ lam.
2. Xây dựng phương pháp định lượng saponin toàn phần trong Giảo cổ lam
bằng phương pháp đo quang.
3. Thẩm định phương pháp xây dựng được và ứng dụng để định lượng saponin
toàn phần trong một số mẫu Giảo cổ lam.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SAPONIN VÀ SAPONIN NHÂN DAMMARAN
1.1.1. Saponin [15]
• Định nghĩa
Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong
thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao.
• Phân loại, cấu trúc hóa học.
- Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia thành saponin
triterpenoid và saponin steroid.
- Saponin triterpenoid có loại trung tính và loại acid, saponin steroid có loại
trung tính và loại kiềm.
- Saponin triterpenoid có phần genin gồm 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm
hemiterpene, chia làm 2 loại: Saponin triterpenoid pentacyclic và saponin
triterpenoid tetracyclic.
+ Saponin triterpenoid pentacyclic: gồm 4 nhóm là olean, ursan, lupan hopan.
+Saponin triterpenoid tetracyclic: gồm 3 nhóm là dammaran, lanostan và
cucurbitan.
- Saponin steroid được chia thành 5 nhóm: nhóm spirostan, nhóm furostan,
nhóm aminofurostan, nhóm spirosolan và nhóm solanidan.
1.1.2. Saponin nhân Dammaran
Theo các nghiên cứu [24], [27], [32] saponin là một trong những nhóm chất
chính của các loài trong chi Gynostemma, trong đó chủ yếu là các saponin thuộc
nhóm Dammaran. Do đó, chúng tui tổng quan sâu hơn về nhóm cấu trúc này.
Dammaran là nhóm saponin triterpenic có cấu trúc 4 vòng (triterpenoid
tetracyclic). Trong công thức phân tử có 30 carbon và do 6 nhóm hemiterpen ghép
lại theo qui tắc đầu đuôi. Các saponin thuộc nhóm này xuất hiện nhiều trong các cây
thuộc chi Panax, họ Araliaceae. Đặc biệt saponin trong nhân sâm (Panax ginseng)
có nhiều tác dụng quí đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
1
2 3
4
5
6 7
8
9
10
11
3
14
15
16
18
19
27
28 29
30
Hình 1.1. Cấu trúc của các Dammaran thuộc nhóm Saponin triterpen tetracyclic
• Tác dụng sinh học của các saponin nhân Dammaran
Có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của triterpenoid dammaran trong
nhân sâm và các loài thuộc chi Gynostemma, trong đó nổi bật là các tác dụng
- Chống mệt mỏi và tăng sức đề kháng: các saponin triterpenoid tetracyclic
nhóm dammaran của nhâm sâm có tác dụng cải thiện rõ rệt tinh thần cũng như thể
chất, tác dụng kéo dài thời gian sống trên động vật thí nghiệm bị nhiễm bệnh cũng
đã được chứng minh.
- Tác dụng hạ cholesterol đã được chứng minh trên động vật thí nghiệm.
- Tác dụng hạ đường huyết do các saponin này có khả năng chuyển glucose
thành glycogen và ngăn ngừa hiện tượng giảm glycogen.
• Các saponin trong chi Gynostemma
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện saponin có mặt trong giảo cổ lam thuộc
nhóm dammaran. Đã có trên 100 saponin trong thành phần G. pentaphyllum được
phân lập và nhận dạng cấu trúc, trong đó có 8 saponin giống như loại
protopanaxadiol trong ginsenosid của Panax ginseng là Rb1 (Gypenosid III) [24],
[32], Rc [27], Rb3 (Gypenosid IV), Rd (Gypenosid VIII), F2 [27], Rg3 [29],
malonyl-Rb1 và malonyl-Rd [24]. Ngoài ra cũng phát hiện Rf là 1 protopanaxatriol
[27]. Những ginsenosid đó chiếm khoảng 25% tổng gypenosid toàn phần trong cây
và là minh chứng đầu tiên của nhóm saponin nhân sâm được tìm thấy ngoài họ
Araliaceae. Một số Gypenosid XXVIII, XXXVII, LV, LXII, LXIII cũng tìm thấy
trong loài Gymnema sylvestra [35]. Các saponin còn lại chiếm phần lớn các
gypenosid được phát hiện lần đầu ở loài G. pentaphyllum. Cấu trúc một số saponin
trong G. pentaphyllum được trình bày ở hình 1.2, hình 1.3 và bảng 1.1.
R
R 7
R 5
6
1 9
18
20
30
28 29
17
R
3
R
4
O
R
2
R
1
Hình 1.2. Cấu trúc saponin trong
G.pentaphyllum
CH
2OH OH
OH
OOH
O
OCH
3
CH
2O
OH
Glu
O Rh
a
a b c
d e f
g
h
i
Hình 1.3. Các cấu trúc nhóm R7
Bảng 1.1. Các nhóm thế và một số saponin tương ứng trong G. pentaphyllum
Nhóm thế Một số saponin tương ứng
R2
- H
- OH
Gypenosid I, Rb1
Gynos TN1, Gynos TN2
R3
- CH3 hay - CH2OH
- CHO
Gypenosid I, Rb1
Gylongiposid I
R4
- OH
- H
= O
Rb1
Gylongiposid I
Gypentonosid A
R5
- OH
- đường đôi
Rg3, Rf
Rb1, gymnemasid II
R6
- CH3 hay - CH2OH
- CH2O -glu hay CH2O –xyl
Rb1
R7 Có thể là a, b, c, d, e, f, g, h hay i Các ginsenoid đều có cấu trúc a

syWj9aBl7uYc6jQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status