Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ lá cây gạo - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………...…..…………………2
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ..................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L...................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gạo Bombacaceae........................................... 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bombax L. ...................................................... 4
1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố loài Bombax malabaricum DC............... 4
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật loài Bombax malabaricum DC. ...................... 4
1.1.4.2. Phân bố, sinh thái......................................................................... 5
1.1.5. Bộ phận dùng, thu hái chế biến.......................................................... 6
1.1.6. Đặc điểm vi học lá cây Gạo Bombax malabaricum DC. .................... 6
1.1.6.1. Đặc điểm vi phẫu lá. .................................................................... 6
1.1.6.2. Đặc điểm bột lá............................................................................ 7
1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ CÂY GẠO .................................. 7
1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA LÁ GẠO ................................................. 9
1.3.1. Tác dụng chống oxy hoá.................................................................... 9
1.3.2. Tác dụng giảm đau ............................................................................ 9
1.3.3. Tác dụng hạ huyết áp....................................................................... 10
1.3.4. Tác dụng hạ sốt................................................................................ 10
1.3.5. Tác dụng hạ đƣờng huyết................................................................. 10
1.3.6. Tác dụng diệt giun sán..................................................................... 11
1.3.7. Tác dụng diệt vector truyền bệnh giun chỉ Culex quinquefasciatus.. 11
1.3.8. Tác dụng bảo vệ gan....................................................................... 11
1.3.9. Tác dụng chống ung thƣ và điều trị HIV.......................................... 12
1.3.10. Tác dụng kháng khuẩn kháng nấm................................................. 12
1.3.11. Độc tính của lá Gạo ....................................................................... 12
1.4. CÔNG DỤNG CỦA LÁ GẠO .............................................................. 13
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 14
2.1. NGUYÊN VÂT ̣ LIÊU ̣ VÀ THIẾ T BI ................................ ̣ .................... 14
2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 14
2.1.2. Hoá chất và thiết bị.......................................................................... 14
2.1.2.1. Hóa chất..................................................................................... 14
2.1.2.2. Máy móc thiết bị........................................................................ 14
2.2. PHƢƠNG PHÁ P NGHIÊN CƢ́ U .......................................................... 15
2.2.1. Định tính các thành phần hoá học .................................................... 15
2.2.2. Chiết xuất ........................................................................................ 15
2.2.3. Phân lập……..…...……………………………………………….....16
2.2.4. Nhận dạng chất tinh khiết ................................................................ 17
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.......................... 18
3.1. CHIẾT XUẤT………………………………………………….............18
3.1.1. Xác định độ ẩm dƣợc liệu................................................................ 18
3.1.2. Chiết xuất …………………………………………………………..18
3.1.3. Định tính cắn toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng................................ 18
3.1.4. Định tính các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng ............................... 21
3.1.4.1. Định tính cắn cloroform bằng sắc ký lớp mỏng.......................... 21
3.1.4.2. Định tính cắn ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng ....................... 24
3.1.4.3. Định tính cắn dịch chiết nƣớc bằng sắc ký lớp mỏng …………..26
3.2. PHÂN LẬP ........................................................................................... 28
3.2.1. Phân lập........................................................................................... 28
3.2.2. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập ................................................ 29
3.2.2.1. Hợp chất BBL1.......................................................................... 29
3.2.2.2. Hợp chất BBL3.......................................................................... 30
3.3. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP .............................................. 32
3.3.1. Hợp chất BBL1................................................................................ 32
3.3.2. Hợp chất BBL3................................................................................ 35
3.4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….37
KẾ T LUÂN ̣ VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................41
Việt Nam là đất nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, trong đó có thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với
hơn 12.000 loài thực vật khác nhau. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát
triển các dƣ ợc phẩm mớ i t ừ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vân ̃ đang đóng
góp mạnh mẽ cho nền y học . Có nhi ều loài cây đƣợc nhân dân ta sử dụng
rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian và đã cho hiêu ̣ quả điều tri ̣đáng ngac ̣
nhiên. Tuy nhiên, nhƣ̃ng loài cây này vân ̃ chƣa có bằng chƣ́ ng khoa hoc ̣ nào
để chứng minh những giá trị mà chúng mang lại , trong số đó phải kể đến cây
Gạo.
Cây Gạo là loài cây quen thuộc đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc
biệt là ngƣời dân miền Bắc. Cây đƣợc trồng nhiều ở đình chùa, ven đƣờng để
làm cảnh, lấy bóng mát. Bên cạnh giá trị biểu tƣợng, nhiều bộ phận khác nhau
của cây Gạo cũng đã đƣợc sử dụng từ lâu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh
nhƣ vỏ thân đƣợc giã nhỏ làm thuốc chữa bong gân, gãy xƣơng… lá dùng làm
thuốc chữa thấp khớp, lỵ… Các bộ phận khác của cây nhƣ hoa, rễ, gôm,
nhựa… cũng đƣợc dùng cho mục đích chữa bệnh.
Năm 2011-2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã khảo sát thành
phần hoá học của lá cây Gạo và bƣớc đầu phân lập đƣợc taraxeryl acetat,
taraxerol và 7α-hydroxysitosterol từ phân đoạn cloroform. Nhằm nghiên cứu
sâu hơn về thành phần hoá học của lá cây Gạo và trong khuôn khổ của khoá
luận, đề tài “Chiết xuất phân lập một số thành phần từ lá Gạo” đƣợc tiến
hành với những mục tiêu sau:
1) Chiết xuất phân lập một số thành phần từ lá Gạo
2) Nhận dạng các chất phân lập được.
Để thực hiện những mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc tiến hành với các nội
dung sau:
2
1) Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu
2) Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ dịch chiết ethyl acetat và
dịch chiết nước của lá Gạo
3) Nhận dạng các chất phân lập dựa trên dữ liệu phổ MS, 1D- và 2D
NMR.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L.
Theo [4], [7], [11], chi Bombax L. có vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Liên bộ Bông (Malvanae)
Bộ Bông (Malvales)
Họ Gạo (Bombacaceae)
Chi Bombax L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gạo Bombacaceae.
Cây gỗ lớn, cành thƣờng nằm ngang. Thân của nhiều loài có gai thô. Lá
mọc đơn hay kép chân vịt, có cuống dài, mọc so le, có lá kèm sớm rụng, có
lông hình sao và có vẩy phân nhánh. Hoa lƣỡng tính, lớn, màu đỏ. Đài liền
trong nụ, khi hoa nở rách thành 3-5 mảnh không đều, rời nhau hay dính ở
gốc, xếp vặn, thƣờng có đài phụ. 5 cánh hoa rời nhau, xếp vặn. Nhị 5, rời hay
dính thành nhiều bó. Bao phấn một ô, mở dọc. Hạt phấn tròn, nhẵn. Bầu 5 ô,
đính noãn trung trụ.Vòi nhuỵ đơn, nguyên hay chỉ hơi chia ra ở đỉnh. Quả
nang mở vách, vỏ quả có lông nhƣ bông, nội nhũ cùng kiệt hay không có nội
nhũ [1], [7], [9], [12].
Theo [9], họ Gạo gồm 30 chi với 250 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới,
nhất là châu Mỹ. Ở Việt Nam có 5-6 chi, khoảng 10 loài, mọc hoang hoặc
trồng làm cảnh. Có 2 loài thƣờng đƣợc dùng làm thuốc là Sầu riêng và Gạo
[7].1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bombax L.
Cây gỗ lớn, thân có bạnh vè, có gai. Tán lá rậm. Lá kép chân vịt rụng
trong mùa khô, mọc so le, có cuống, với 3 hay 9 lá chét. Hoa lớn, đều, lƣỡng
tính, đơn độc hay tập hợp thành xim ở nách hay ở ngọn. Đài dạng dấu với 3
hay 5 thuỳ. Tràng 5 cánh, thƣờng có lông mềm. Nhị nhiều, bao phấn 1 ô, ít
khi 2 ô. Bầu thƣợng với 5 ô nhiều noãn. Quả nang, dai, nở thành 5 van, trong
có nhiều lông dài trắng, hạt không có lông, bay đƣợc vì bao quanh bởi lông
của vỏ quả trong. Lông của quả đƣợc dùng làm chăn đệm. Vỏ thân làm thuốc
chữa bỏng [9].
Chi Bombax có 8 loài, ở Việt Nam có 6 loài [7], [9]. Theo [21], chi
Bombax (hay chi Salmalia Schott de Endl.) là một chi nhỏ, gồm một số loài là
cây gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 3 loài.
Hai loài thƣờng đƣợc nói đến là B.anceps Pierre (Gạo hoa trắng, Pơ
lăng) và B.ceiba L. (Cây Gạo, cây bông gạo, cây mộc miên) [9].
1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố loài Bombax malabaricum DC.
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật loài Bombax malabaricum DC.
Tên Việt Nam: cây Gạo
Tên khác: Cỏ nghịu (Thái - Con Cuông), Gòn rừng, Mộc miên thụ
[22]; cây mộc miên [9], semal [33].
Tên đồng danh: Bombax ceiba L., Salmalia malabarica (DC.) Schott et
Endl., Gossampinus malabarica (DC.) Merr. [21], Bombax heptaphylla Cav
[17], Gossampinus malabaricus (DC.) Merr [37].
Họ Gạo Bombacaceae.
Cây mộc, to, cao đến 15m hay hơn. Thân sần sùi, có bạnh vè to ở gốc.
Cành hình trụ mọc ngang, có gai hình nón. Lá mọc so le, kép chân vịt, gồm
5-7 lá chét, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 9-15 cm, rộng 4-5 cm, hai mặt
nhẵn, mép nguyên; cuống chung dài hơn phiến lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành
thành chùm. Đài dày nhƣ da, hình chuông, bao bọc lấy nụ hoa, khi hoa nở thì
rách thành 3-5 mảnh không đều, mặt ngoài không lông, mặt trong có lông, có
5 răng tù và ngắn, màu nâu xám. Hoa màu đỏ, nở trƣớc khi cây ra lá, rộng 15-
17cm; 1-3 hoa mọc cùng một cuống. Tràng 5 cánh nạc rời nhau, hình bầu dục
dài, mặt ngoài phủ lông nhung, rụng cùng với đài và nhị. Nhị rất nhiều hợp
thành 5 bó, ngắn hơn cánh hoa. Bầu hình nón, có lông mềm màu trắng nhạt.
Một vòi nhuỵ hình chỉ, dài bằng nhị, mang 5 đầu nhuỵ cong, mảnh. Quả nang
to, 5 cạnh, hình thoi, dài 5-8 cm, khi nứt thành 5 mảnh, vỏ quả trong có nhiều
lông trắng. Hạt hình trứng nhẵn, có nhiều lông trắng dài, phát tán cùng với sợi
bông khi quả chín và vỏ quả tách ra [8], [10], [15], [20], [21], [22].
1.1.4.2. Phân bố, sinh thái.
Trên thế giới, cây Gạo phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [28];
ở châu Á, châu Úc và châu Phi [29]; có thể thấy ở miền Tây và miền Nam Ấn
Độ [35], Xrilanca, Nam Trung Quốc, Lào, Malaysia, Indonexia. Ở Ấn Độ,
cây sống ở cả những vùng tƣơng đối khắc nghiệt, ngay cả khi nhiệt độ về mùa
đông 2-3oC hay thấp hơn, về mùa nóng có khi lên đến 49oC. Cây mọc đƣợc
trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn trơ sỏi đá, khả năng chịu hạn tốt, những
cây to có thể tồn tại qua các đợt cháy rừng, do có lớp vỏ dày [9], [21].
Theo [9], [10], ở nƣớc ta, cây mọc tự nhiên và đƣợc trồng ở hầu khắp
các tỉnh. Theo [21], cây gạo thƣờng chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, từ Quảng
Bình trở ra.
Cây thƣờng mọc ven bờ sông suối, ở chân đồi; ƣa khí hậu nhiệt đới hơi
khô, đất pha cát, tầng đất sâu dày. Trong điều kiện thích hợp, cây sinh trƣởng
rất nhanh. Dễ trồng bằng hạt hay các đoạn cành. Khả năng đâm chồi mạnh
[9]. Để cây mọc thẳng, ngƣời ta thƣờng trồng bằng hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt
Gạo có thể lên đến 60%. Cây trồng bằng cành vào mùa xuân [22]. Sau 2 năm
trồng từ hạt đã có thể cao gần 2m, cây trồng bằng cành sau 5 năm đã có
6
đƣờng kính hơn 20cm. Quả Gạo có nhiều hạt, cứ 100 kg quả khô thu đƣợc
khoảng 2kg hạt, 1 kg hạt có từ 25300-38500 hạt [21].
Gạo là loại cây ƣa sáng và có khả năng chịu hạn tốt do có lớp vỏ dày.
Cây có khả năng mọc nhanh, rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân,
khi chƣa ra lá [22].
1.1.5. Bộ phận dùng, thu hái chế biến
Bộ phận dùng của cây Gạo là: Vỏ thân, rễ, hoa, nhựa, gôm, hạt, dầu, lá
[20], [21], [22], [30], [39].
Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, dùng tƣơi hay phơi
khô [22].
Vỏ, rễ, chất gôm thƣờng dùng tƣơi. Vỏ cây bóc về cạo bỏ vỏ thô và gai,
rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tƣơi [17].
Theo [9], [30], ngƣời ta còn sử dụng cả đĩa mật trong hoa, quả, tâm gỗ,
gai, bông của cây Gạo làm thuốc.
1.1.6. Đặc điểm vi học lá cây Gạo Bombax malabaricum DC.
Năm 2011, Nguyễn Thị Thuý đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm vi học
lá và mô tả một số đặc điểm nhƣ sau [19]:
1.1.6.1. Đặc điểm vi phẫu lá.
- Phần gân lá: Phía trên và phía dƣới đều lồi, phía trên lồi ít, phía dƣới
lồi nhiều. Biểu bì trên và biểu bì dƣới hoá cutin dày bắt màu xanh. Mô dày
gồm các hàng tế bào tròn, bắt màu hồng đậm. Mô mềm vỏ gồm các lớp tế bào
hình tròn, bầu dục, thành mỏng bắt màu hồng nhạt, xen lẫn trong mô mềm vỏ
có mô khuyết và nhiều tinh thể calci oxalat. Từ ngoài vào trong có hai vòng
sợi-libe-gỗ. Ở vòng ngoài, sợi tạo thành vòng bao bọc bên ngoài cung libe-gỗ
thứ nhất, vòng libe ở dƣới bó gỗ. Ở vòng trong, sợi tạo thành vòng cung bao
bọc cung libe-gỗ thứ hai, vòng libe bao kín cả vòng bó gỗ.
- Phần phiến lá: Có biểu bì trên và biểu bì dƣới. Mô giậu gồm 1-2 hàng
tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với hàng tế bào biểu bì. Mô mềm gồm
các lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục bắt màu hồng.
1.1.6.2. Đặc điểm bột lá
Bột lá có màu xanh lục, mùi thơm nhẹ. Quan sát bột dƣới kính hiển vi
nhận thấy: Mảnh biểu bì là các tế bào hình cầu hay đa giác, mảnh mô mềm,
mảnh mạch xoắn, bó sợi, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mô mềm
chứa đám tinh thể calci oxalat, tế bào lỗ khí hình hạt đậu, tinh bột.
1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ CÂY GẠO
Năm 2011, Nguyễn Thị Thuý và cộng sự đã tiến hành định tính các
nhóm chất thƣờng trong lá cây Gạo bằng các phản ứng hoá học và nhận thấy
trong lá Gạo có flavonoid, coumarin, tanin, đƣờng khử, carotenoid, sterol,
acid amin, acid hữu cơ, alcaloid, saponin, glycosid tim; không có anthranoid,
polysaccharid, chất béo [19], [25].
Các nhà nghiên cứu ở trƣờng Đại học Dƣợc Ấn Độ đã tiến hành nghiên
cứu thành phần hoá học của lá cây Gạo và thấy có các nhóm chất: steroid,
carbonhydrat, tanin, triterpenoid, đƣờng khử, flavonoid và coumarin [28].
Năm 2012, Nguyễn Hải Ngọc đã phân lập từ dịch chiết phân đoạn
cloroform của lá Gạo 3 chất và đã đƣợc nhận dạng là taraxeryl acetat,
taraxerol và 7-hydroxysitosterol [18].
Faizi S. và cộng sự đã phân lập đƣợc shamimin là một flavonol C
glycoside là một loại bột màu vàng từ dịch chiết ethanol lá tƣơi của Bombax
ceiba. Cấu trúc của hợp chất đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp quang phổ
và đƣợc nhận dạng là 2-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-6-C
glucopyranosyloxy-4H-1-benzopyran-4-one [24].


IaSuxnhRMSk6vHI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status