Nghiên cứu thành phần hóa học vị thuốc khổ sâm cho lá phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu trên thị trường - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành dược phẩm
Việt Nam, việc mua bán, trao đổi dược liệu phục vụ nhu cầu điều trị, chăm sóc sức
khỏe và sản xuất chế phẩm đông dược ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hệ thống quản
lý và kiểm tra chất lượng dược liệu của nước ta còn nhiều hạn chế và chưa được các
cơ quan có thẩm quyền quan tâm đứng mức. Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn
kiểm nghiệm và đưa chúng vào các tài liệu là cơ sở pháp lý của việc kiểm nghiệm
như Dược điển Việt Nam là rất cần thiết.
Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep.,), thuộc họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để chữa sốt rét, mẩn
ngứa, lở loét, đau bụng đi ngoài, ăn không tiêu, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng [1].
Những kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của cây
Khổ sâm cho lá đã khẳng định các diterpen thuộc nhóm ent-kauran có tác dụng
chống ung thư và chống viêm rất mạnh [21]. Trong DĐVN IV đã có chuyên luận về
dược liệu Khổ sâm cho lá. Tuy nhiên, trong chuyên luận chưa có tiêu chí về định
tính, định lượng ent-kauran [3].
Vì những lý do trên, chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần
hóa học vị thuốc Khổ sâm cho lá phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu trên
thị trường”. Với 3 mục tiêu:
- Định tính các thành phần hóa học có trong lá cây Khổ sâm cho lá.
- Chiết xuất, phân lập 01 ent-kauran chính trong Khổ sâm cho lá dùng làm
chất đối chiếu trong định tính, định lượng.
- Xây dựng phương pháp định tính, định lượng ent-kauran phân lập được
trong dược liệu Khổ sâm cho lá.
Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Cây Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep., thuộc
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) (Hình 1.1) [1], [4], [5], [7].
Tên khác: Khổ sâm cho lá, Cù đèn, Co chạy đón (Thái) [1].
Hình 1.1: Cây Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)
Khổ sâm cho lá là cây nhỏ, mọc thành bụi cao từ 1-2 m [1], [7].
Lá mọc so le, gần như mọc đối 3-6 lá chụm lại thành kiểu vòng giả. Lá hình
mũi mác hẹp, hơi tù ở gốc, đầu nhọn, dài và có mỏ, mép nguyên dài 5-9 cm, rộng 1-
3 cm, cả hai mặt lá đều có lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót), dày
hơn ở mặt dưới. Ba gân chính tỏa ra từ gốc lá cùng với hai tuyến dạng răng nhỏ,
cuống phủ lông hình khiên, có cuống lá kèm rụng sớm. Khi phơi khô mặt lá ở dưới
có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen [1], [7].
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành tạo thành chùm dài 2-7 cm, gồm cả hoa
đực và hoa cái hay hoa đực và hoa cái riêng. Hoa đực có cuống màu bạc, 5 lá đài
hình bầu dục, tràng 5 cánh hoa, thuôn hình dải có lông mịn ở mép, 12 nhị, chỉ nhị
có lông tơ ở phần dưới. Hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục-mũi mác, bầu hình cầu,
thuôn dần ở đỉnh. Ba vòi nhụy xẻ đôi đến tận giữa, tỏa rộng ra [1], [7].
Quả nang hình cầu, khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một
bướu nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc [1], [7].
Hạt hình trứng, màu nâu hung, có mỏ ở đỉnh, mồng rất bé. Cây ra hoa và kết
quả từ tháng 5 đến tháng 8 [1], [7].
1.1.2. Phân bố, sinh thái
Khổ sâm cho lá được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hay vườn
thuốc, chủ yếu các tỉnh phía Bắc Việt Nam [5].
Khổ sâm cho lá thuộc loại cây bụi, ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây rụng
lá hàng năm về mùa đông, sinh trưởng mạnh vào mùa hè thu, ra quả nhiều, tái sinh
tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi sau khi chặt [1].
1.1.3. Cách trồng
Khổ sâm cho lá được trồng rải rác ở nhiều nơi để làm thuốc và làm cảnh.
Trồng bằng cành hay bằng hạt vào tháng 2-3. Cây không kén đất, chỉ cần không
úng ngập. Trồng ở vườn với khoảng cách 1-1,5 m hay trồng trong chậu. Cây có
khả năng chịu hạn tốt, không bị sâu bệnh [1].
1.1.4. Thu hái và chế biến
Thu hoạch lá và ngọn non quanh năm, rửa sạch, cắt thành từng đoạn dài
khoảng 1 cm đến 3 cm, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng sao vàng [3].
Thu hái khi cây đang có hoa, đem phơi hay sấy khô, khi dùng đem sao vàng
[1], [4], [5], [7].
1.2. Thành phần hóa học
Các nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Khổ sâm cho lá cho biết
thành phần hóa học chính của C. tonkinensis là các diterpen thuộc nhóm ent-kauran.
Ngoài ra có các nhóm chất khác như flavonoid [13], alkaloid [12], steroid,
triterpenoid [10].
1.2.1. Các diterpenoid
Đến nay đã xác định được cấu trúc của rất nhiều diterpen phân lập từ cây C.
tonkinensis, hầu hết chúng là các chất thuộc dẫn xuất hydroxy của bộ khung ent
kaur-16-en-15-on (Hình 1.2). Một số crotonkin chính đã phân lập được gọi tên
(Bảng 1.1) và công thức cấu tạo (Hình 1.3).
Hình 1.2: Cấu trúc phân tử khung ent-kaur-16-en-15-on
Bảng 1.1: Một số ent-kauran phân lập được từ C. tonkinensis
STT Tên khoa học CTPT M Tài liệu
1
ent-18-acetoxy-7β-hydroxy kaur-
16-en-15-on C22H32O4 360 [11], [23]
2 ent-1α-acetoxy-7β,14α-dihydroxy
kaur-16-en-15-on C22H32O5 376 [31]
3 ent-7β,14α-dihydroxy kaur-16-en-
15-on C20H30O3 318 [25]
4 ent-18α-acetoxy-7β,14α –
dihydroxy kaur-16-en-15-on C22H32O5 376 [25]
5 ent-7β,18α-dihydroxy kaur-16-en-
15-on C20H30O3 318 [32]
6 ent-18α-acetoxy-7β-hydroxy
kauran-15-on C22H34O3 346 [26]
7 ent-7β,18α-diacetoxy kauran-15-
on
C24H36O5 404 [28]
8 ent-11α,18α-diacetoxy-7β -
hydroxy kaur-16-en-15-on C24H34O6 418 [28]
9
ent-1α,14α-diacetoxy-7β-hydroxy
kaur-16-en-15-on C24H34O6 418 [26]
10
ent-1α,7β-diacetoxy-14α-hydroxy
kaur-16-en-15-on C24H34O6 418 [26]

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status