Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài thuốc EZ - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Eczema hay còn được gọi là bệnh chàm là một bệnh khá phổ biến
hiện nay. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, do các yếu tố ngoại
cảnh như hóa chất, môi trường sống, dị nguyên kết hợp với các yếu tố cơ địa
như rối loạn về chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh, cơ địa dị ứng mà hình
thành nên bệnh. Bệnh có đặc tính là kéo dài, khó điều trị, thường gây ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cùng với sự phát triển kinh
tế, xã hội, sự phát triển của công nghiệp kèm theo là sự gia tăng khí thải, ô
nhiễm môi trường thì tần suất và tỷ lệ xuất hiện bệnh ngày càng gia tăng.
Các thuốc điều trị theo Tây y hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Liệu pháp điều trị bằng corticoid thường được sử dụng trong phần lớn các
trường hợp, tuy nhiên giá thành cao, nhiều tác dụng phụ và không thích hợp
để điều trị kéo dài. Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng các thuốc Đông dược có
nguồn gốc thiên nhiên, được tổ hợp xây dựng dựa trên lý luận y học cổ truyền
với lợi thế ít hay không có tác dụng phụ, an toàn nên thích hợp để điều trị
kéo dài. Bài thuốc EZ là một trong số những giải pháp điều trị Eczema bằng
thảo dược được sử dụng khá hiệu quả trên lâm sàng. Tuy nhiên việc sử dụng
ở dạng thuốc thang thường bất tiện, hạn chế việc phát huy hiệu quả và tính
phổ cập của bài thuốc, không đáp ứng đủ nhu cầu người bệnh. Do vậy vấn đề
chuyển dạng bào chế cho bài thuốc đã được chúng tui đặt ra. Cao đặc là một
dạng chế phẩm trung gian thường được dùng để bào chế các dạng chế phẩm
rắn khác. Vì vậy chúng tui đã tiến hành bào chế cao đặc bài thuốc EZ và đặt
vấn đề: “Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài
thuốc EZ” với các mục tiêu sau:
1. Định tính các nhóm chất chính và đối chiếu dịch chiết dược liệu với
dịch chiết bài thuốc trên SKLM.
2. Định lượng một số chất, nhóm chất trong cao đặc bài thuốc.
Từ đó đề xuất dự thảo tiêu chuẩn chất lượng cho cao đặc bào chế được
ở dạng thuốc thang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA
1.1.1. Theo YHHĐ
Nguyên nhân gây bệnh: yếu tố bên ngoài và cơ địa kết hợp với nhau
chặt chẽ, tạo nên cơ chế dị ứng là cơ sở chủ yếu trong phát sinh và phát triển
bệnh chàm.
Các yếu tố bên ngoài như các hóa chất trong các ngành công, nông
nghiệp; các loại thuốc dùng rộng rãi trong y học kết hợp với những yếu tố
thuận lợi về cơ địa như rối loạn chức năng về nội tạng, nội tiết, thần kinh hoặc
do nhiễm độc mạn tính, nhất là nhiễm độc rượu.
Triệu chứng: tổn thương căn bản là mụn nước tập trung thành đám
trên nền da bị viêm. Các mụn nước vỡ ra tạo thành các vết trợt đóng vảy tiết,
rồi bong vảy và da trở lại bình thường. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa và
hay tái phát.
Trên một mảng chàm mới phát, cấp tính, mỗi đợt phát bệnh tiến triển
theo 5 giai đoạn phản ảnh sự tiến triển của mụn nước.
+ Giai đoạn đỏ da: Bắt đầu ngứa hay cảm giác nóng da rồi trở nên nóng
và phù.
+ Giai đoạn mụn nước: xuất hiện sau vài giờ hay sau vài ngày trên mảng
da đỏ. Với chàm khô thì bệnh chàm chỉ dừng lại ở giai đoạn mụn nước.
+ Giai đoạn chảy nước: : các mụn nước vỡ ra, chảy nước trong hơi vàng,
dính ướt cộm quần áo. Nước chảy ra liên tục, khi thì chảy thành từng giọt, khi
thì chảy giàn giụa, mặt da sũng nước. Đến giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ
nhiều vết trợt hình tròn, gọi là giếng chàm.
+ Giai đoạn đóng vảy tiết: Khi nước vàng bớt chảy, huyết thanh đọng
trên mặt da tạo thành từng mảng vảy tiết màu vàng hay một vỏ bọc đồng
đều, màu vàng trong suốt.
+ Giai đoạn bong vảy: giai đoạn phục hồi.
Điều trị:
 Điều trị không dùng thuốc: phát hiện những dị nguyên trong sinh hoạt
và trong lao động. Với những bệnh nhân bị chàm kèm theo sang chấn về thần
kinh và tâm thần thì cần thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc, ổn định
về thần kinh. Thay đổi chế độ ăn, hạn chế ăn uống những chất kích thích
mạnh như gia vị, mỡ, rượu mạnh, café, chè đặc. Nên tránh ánh sáng và không
điều trị bằng tia tử ngoại. Những trường hợp bội nhiễm, chàm do vi khuẩn,
cần điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm trước.
 Điều trị dùng thuốc:
• Điều trị tại chỗ: càng sớm càng có kết quả tốt
− Giai đoạn sớm: khi da mới đỏ và ít chảy nước; Hồ nước: kẽm oxyd +
bột hoạt thạch (talc) + glycerin + nước cất: lượng bằng nhau, lắc mạnh khi
dùng
− Giai đoạn cấp tính: khi nước chảy nhiều
+ Dung dịch Jarish: acid boric 10g + glycerin 20g + nước cất 1000ml.
+ Dung dịch Burow: nhôm acetat 5% trong nước. Tiếp tục pha loãng lần
2 tỷ lệ 1/40 trong nước trước khi dùng.
+ Nước muối sinh lý 0,9%.
+ Dung dịch Vioform 1%.
+ Dung dịch thuốc tím 1/10000.
− Giai đoạn bán cấp: khi thương tổn bớt chảy nước, bớt viêm, có thể lần
lượt áp dụng các loại thuốc hồ hay các thuốc kem có kẽm oxid hay có thêm
các chất khử oxy như ichtyon, goudron tỷ lệ 2 - 5%.− Giai đoạn mạn tính: dạng thuốc thích hợp thường dùng là thuốc mỡ, tỷ
lệ hoạt chất dưới 20%. Thuốc mỡ thường dùng trong chàm mạn tính như mỡ
ichtyon, mỡ goudron tỷ lệ 5-10%.
− Sử dụng các dạng thuốc bôi corticoide: Kem (dạng nhũ dịch có nước)
áp dụng cho trường hợp chàm không chảy nước cấp hay bán cấp. Thuốc mỡ
dùng trong chàm mạn tính khi da khô, ráp, da dày có vảy. Dung dịch cồn và
nước trong chàm mạn tính, khu trú ở da đầu.
• Điều trị toàn thân: thuốc an thần, chống ngứa, thuốc ngủ nếu cần thiết.
1.1.2. Theo YHCT
Bệnh chàm theo y học cổ truyền, chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính,
còn gặp ở trẻ em còn bú và tùy theo vị trí cơ thể còn có các tên khác nhau.
Nguyên nhân do phong, nhiệt và thấp kết hợp ra bệnh, nhưng do phong
là chủ yếu, ở thể mạn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với
nhau mà gây ra bệnh.
1.1.2.1. Thể cấp tính
• Nguyên nhân: do phong phối hợp với nhiệt và thấp, lúc đầu thấy da
hơi đỏ, ngứa và sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, loét, chảy nước,
đóng vảy và khỏi.
• Chia làm 2 thể nhỏ
a) Thể thấp nhiệt: da hồng đỏ, nóng rát, có mụn nước, loét chảy nước vàng.
− Phương pháp chữa: thanh nhiệt hóa thấp.
− Châm cứu:
+ Tùy theo vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận.
+ Tay: khúc trì, hợp cốc.
+ Chân: tam âm giao, dương lăng truyền.
+ Toàn thân: trừ phong (hợp cốc), trừ thấp (túc tam lý), hoạt huyết (huyết
hải).
b) Thể phong nhiệt: da hơi đỏ, có mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy
nước, ít loét.
− Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp.
1.1.2.2. Thể mạn tính
− Nguyên nhân: do phong và huyết táo gây nên bệnh.
− Triệu chứng: da dày, thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước hay gặp ở
đầu mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay đầu gối.
− Phương pháp chữa: Khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.
1.1.2.3. Chàm bừu
− Nguyên nhân: do thấp nhiệt ở kinh can. Có khi ở thể cấp và mạn.
− Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can. Cấp tính dùng
thuốc sắc, mạn tính dùng thuốc hoàn.
1.1.2.4. Chàm ở trẻ em còn bú
− Có 2 thể khô và ướt.
− Phương pháp chữa: sơ phong, lợi thấp, thanh nhiệt (liều dùng ít).
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC
1.2.1. Công thức bài thuốc
Kim ngân đằng 20g
Thương nhĩ tử 7g
Núc nác 15g
Hòe hoa 10g
Hoàng bá bắc 3g
Đơn lá đỏ 5g
Theo lý luận y học cổ truyền, bệnh Eczema do phong, nhiệt và thấp kết
hợp mà ra bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, ở thể mạn tính thường do phong
gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau mà gây ra bệnh [9].
Kim ngân đằng, núc nác, hòe hoa có công năng thanh nhiệt giải độc, có
tác dụng chống viêm, chống dị ứng, dùng để giải quyết triệu chứng chính của
bệnh là da đỏ, nóng rát, thường do nhiệt độc mà ra [2], [9].
Các nốt phỏng nước, phù nề, thấm dịch nước màu vàng thường do thấp
gây ra, kết hợp với nhiệt gây mủ, chảy nước màu vàng.Nên kết hợp giữa các
vị thuốc thanh nhiệt giải độc với thanh nhiệt táo thấp là hoàng bá [2],[9].
Ngứa phần nhiều do phong gây ra, nên dùng thuốc trừ phong là đơn lá
đỏ, ké đầu ngựa [2], [9].
1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc trong bài thuốc
1.2.2.1. Kim ngân đằng
• Tên khoa học vị thuốc: Caulis cum folium Lonicerae[7]
• Nguồn gốc: Dây cành lá phơi khô của cây kim ngân Lonicera
japonicavà một số loài khác cùng chi như L. dasystylaRehd.;L. confusa DC.
VàL. cambodiana Pierre ex Danguy, họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [2], [7],
[15].
• Thành phần hóa học:
Hơn 140 hợp chất đã được phân lập và xác định từ Lonicera japonica
cho tới nay.Lonicera japonica có chứa rất nhiều tinh dầu, flavone, acid
organic, saponin triterpenoid, và iridoid [15], [18].
+ Tinh dầu [18]
+ Acid organic: các acid organic cũng là thành phần chủ yếu của
Lonicera japonica và chủ yếu gồm acid chlorogenic, acid isochloro-genic,
acid caffeic, acid hexadecanoic. Acid Chlorogenic có trong hoa, rễ, thân và lá
với hàm lượng theo thứ tự 6%, 1,4%, 0,9%, và 2,6% [18].
+ Flavone: Cho tới nay, có khoảng 30 flavone được phân lập từ Lonicera
japonica. Các flavone đã được phân lập là quercetin-3-O-β-D-glucoside ,
luteolin-7-O-α-D-glucoside, luteolin-7-O-β-D-galactoside, hyperoside,
Corymbosin, 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxylflavone, 3’-O-methyl loni
flavone [5,5”,7,7”-tetrahydroxy 3’-methoxy 4’,4”’-biflavonyl ether], và
loniflavone [5,5”,7,7”,3’-pentahydroxy 4’,4”’-biflavonyl ether]. Kết quả các
nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng flavone trong lá là cao nhất, tiếp đến là hoa
và thân cây [18].
+ Iridoid: Hơn 30 iridoid đã được tìm thấy từ lonicera japonica bằng
HPLC. Trong năm 2008, 9 iridoid được phân lập từ hoa là loganin, sweroside,
sec-oxyloganin, secologanin, kingiside, ketologanin, 7-α-morroniside, 7-β-
morroniside và secologanoside. Sau đó 4 iridoid được phân lập từ thân và lá
là L-phenylalaninosecologanin, 7-O-(4-β-D-glucopyranosyloxy-3-methoxy
benzoyl) secologano-lic acid, 6’-O-(7α-hydroxyswerosyloxy) loganin và
(Z)-aldsecologanin [18].
+ Saponin: Phần trên mặt đất chứa saponin, trong đó hầu hết aglycon là
acid oleanolic và hederagenic [15], [18].
+ Các hợp chất khác: từ Lonicera japonica, 15 nguyên tố đã được phát
hiện như Fe, Mn, Cu, Zn, Ti, Sr, Mo, Ba, Ni, Cr, Pb, V, Co, Li, Ca
[18].
• Tác dụng và sử dụng trong y học
 Tác dụng dược lý
+ Tác dụng chống viêm: gần đây, càng nhiều thí nghiệm invivo và invitro
đã chỉ ra rằng các dịch chiết khác nhau của Lonicera japonica có thể ức chế
nhiều phản ứng viêm khác nhau và ngăn chặn nhiều tác nhân gây viêm [18].
+ Tác dụng chống virus: Từ năm 1980, tác dụng chống virus của
Lonicera japonica đã được nghiên cứu và chứng minh, ví dụ như virus hợp
bào hô hấp (RSV), HIV, virus herpes (HSV)… Được dùng như một vị thuốc
quan trọng ở Trung Quốc để chống H9N2, khống chế dịch SARS vào năm
2003, nghiên cứu điều trị cúm A H1N1 ở một bệnh viện ở Bắc Kinh với 113
ca bệnh [18].
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% ức
chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 20-5% ức chế trực khuẩn cận thương hàn,
nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn [15], [18].
+ Tác dụng chống oxy hóa: dịch chiết ethylacetat có tác dụng ức chế gốc
DPPH, gốc oxy hoạt động (ROS), gốc hydroxyl ( ̄ OH) và gốc peroxynitrite
(ONOO ̄ ) [18].
+ Tác dụng hỗ trợ chức năng gan [18].
+ Tác dụng chống khối u [18].
+ Tác dụng tránh thai: tác dụng tránh thai của dịch chiết Lonicera
japonica đã được phát hiện trên chuột, chó và khỉ. Những nghiên cứu này chỉ
ra rằng tác dụng này có liên quan đến sự giảm nồng độ progesterone huyết
tương và hay tăng tính hoạt động của prostaglandin [18].
+ Tác dụng chống lipid máu và chống huyết khối: được nghiên cứu trên
chuột. làm giảm đường huyết, tăng HDL-C, giảm nồng độ cholesterol trong
huyết tương và giảm các mảng xơ vữa [18].
+ Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường
chuyển hóa chất béo [15], [18].
+ Tác dụng chống choáng phản vệ: Nước sắc kim ngân cho uống có tác
dụng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang. Ở chuột lang uống kim ngân,
số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng
Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang
bình thường và chuột lang uống kim ngân trước khi gây choáng [15].
+ Độc tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân
liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình
thường, giải phẫu các bộ phận không có thay đổi gì đặc biệt [15].



q8e24bs3fZ3BMpy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status