Tổng quan các thuốc cổ truyền có tác dụng lý khí lý huyết - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, việc sử dụng cây cỏ trong đời
sống hàng ngày và dùng làm thuốc điều trị bệnh đã có từ lâu đời. Hiện nay, khoa
học hiện đại không chỉ làm sáng tỏ các kinh nghiệm sử dụng cây cỏ trị liệu mà còn
khám phá, phát hiện nhiều tác dụng mới để ứng dụng trong trị liệu. Mặt khác, do ít
tác dụng bất lợi so với tân dược nên xu hướng sử dụng thuốc từ thảo dược ngày
càng phổ biến.
Trong y học cổ truyền, cổ nhân đã phân loại thuốc thành các nhóm cụ thể,
mỗi nhóm thuốc bao gồm các vị thuốc mang tác dụng đặc trưng tương tự nhau.
Trong số đó, thuốc lý khí và lý huyết được sử dụng phổ biến trong nhiều phương
thuốc cổ truyền để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau hay làm tăng hiệu lực trị
bệnh của cho các nhóm thuốc khác. Khí huyết ứ trệ tương đồng với sự rối loạn các
chứng năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể. Vì thế, các nhóm thuốc lý khí và lý huyết
có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn cơ thể.
Mặc dù khái niệm lý khí vàlý huyết không có trong y học hiện đại nhưng
nhiều vị thuốc trong hai nhóm này đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Những kết quả thu được góp phần làm sáng tỏ các tác dụng theo y học cổ truyền.
Để tìm hiểu sự tương đồng và mối liên hệ giữa tác dụng lý khí, lý huyết của các vị
thuốc cổ truyền với kết quả nghiên cứu từ y học hiện đại, chúng tui thực hiện đề tài
“Tổng quan các thuốc cổ truyền có tác dụng lý khí, lý huyết” nhằm mục tiêu:
1. Thu thập các thông tin về: thành phần hóa học, tác dụng sinh học,
ứng dụng trong y dược học cổ truyền của các vị thuốc lý khí, lý huyết.
2. Hệ thống hóa các thông tin để thuận tiện cho việc sử dụng, tra cứu.
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ, HUYẾT VÀ THUỐC LÝ KHÍ, LÝ
HUYẾT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1. Thuốc lý khí
1.1.1. Khái niệm khí
Khí là một trong ba vật chất cơ bản (tam bảo) của sinh mệnh con người, bao
gồm: tinh, khí, và thần. Tuy có những điểm khác nhau nhưng trên thực tế đó là
những bộ phận không thể tách rời.
Khái niệm về khí: theo quan niệm của đông y, khí bao hàm hai ý nghĩa, thứ
nhất chỉ vật chất rất nhỏ như khí của thủy cốc, khí hô hấp, hai là năng lượng
hoạt động của các tổ chức như khí của ngũ tạng, lục phủ, khí của kinh mạch.
Khí được chia ra thành khí tiên thiên và khí hậu thiên. Khí tiên thiên “nguyên
khí”, là khí được hình thành từ bào thai, được truyền từ mẹ đến. Khí hậu thiên
có nguồn gốc từ khí trời, khí đồ ăn. Khí hậu thiên có chức năng nuôi dưỡng
khí tiên thiên và là năng lượng cung cấp cho tạng phủ hoạt động [9, 46].
Khí gồm 4 loại:
 Nguyên khí: nguyên khí bao gồm khí nguyên âm, nguyên dương hay hóa
sinh từ tinh tiên thiên gọi là nguyên khí. Nguyên khí phát sinh từ thận, tàng ở
đan điền, thông qua tam tiêu, vận hành tới toàn cơ thể [9, 46].
Nguyên khí có chức năng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của lục phủ
ngũ tạng, coi như “suối nguồn”, làm động lực cho các quá trình sinh hóa trong
cơ thể.
 Dinh khí: dinh khí là tinh khí từ thủy cốc, nguồn gốc tại tỳ vị, vận hành trong
mạch để hóa sinh huyết dịch.
Dinh khí có công năng dinh dưỡng toàn thân; dinh dưỡng ngũ tạng, lục phủ,
bố tán ra ngoài nuôi dưỡng da lông. Dinh khí đổ vào trung tiêu, trú ở thủ thái
âm phế kinh, tuần hoàn ở 14 đường kinh, vận hành liên tục tới các bộ phận [9,
46].
 Vệ khí: vệ khí cũng có nguồn gốc từ thủy cốc, bắt nguồn từ tỳ vị, đổ vào
thượng tiêu vận hành ở ngoài mạch. Bên trong thì phân bố ở các màng có màu
đen ở ngực bụng, ở ngoài thì tuần hoàn giữa cơ nhục và bì phu.
Vệ khí có chức năng ôn dưỡng tạng phủ cơ nhục bì phu. Tuy vệ khí vận hành
bên ngoài mạch song cũng dựa theo đường mạch để phân bố. Ban ngày hành ở
phần dương tức ở biểu, ở thủ túc tam dương kinh mạch. Ban đêm hành ở phần
âm tức ở ngũ tạng xuất phát từ túc thiếu âm thận kinh, sau đến phế can tỳ rồi
trở lại thận [9, 46].
 Tông khí: dinh khí, vệ khí hóa sinh từ thủy cốc cùng với khí trời được nạp vào
tạng phế trung tiêu, tương hợp với nhau thành tông khí. Khí hải là nơi tích tụ
của khí, là điểm xuất phát lưu hành của khí toàn thân; sau khi tuần hoàn toàn
thân lại trở về khí hải.
Khí ở khí hải được gọi là tông khí; bên trên tống khí đi vào hầu họng để thực
hiện quá trình hô hấp đi vào mạch tâm để vận hành khí huyết. Tông khí liên
quan mật thiết với nguyên khí, đều vận hành trong kinh mạch, duy trì sức sống
cho cơ thể [9, 46].
1.1.2. Thuốc lý khí
Thuốc lý khí là những thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm cho
khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau. Thuốc lý khí được chia làm 2 loại,
thuốc hành khí và thuốc phá khí. Khi sử dụng cần phân tích cụ thể hàn nhiệt,
hư thực để phối hợp cho đúng [9, 216].
Thuốc có tác dụng lý khí gồm các vị thuốc được y học cổ truyền xếp trong
nhóm thuốc lý khí và một số vị thuốc không được xếp vào nhóm lý khí nhưng
có tác dụng lý khí.
Các vị thuốc hành khí gồm: hương phụ, trần bì, hậu phác, nhũ hương, lệ chi
hạch, ô dược, sa nhân, đại phúc bì, mộc hương, xương bồ, một dược.
Các vị thuốc phá khí gồm: chỉ thực, chỉ xác, thanh bì, trầm hương, thị đế [9,
216].Danh mục thuốc lý khí được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh mục thuốc có tác dụng lý khí
1.2. Thuốc lý huyết
1.2.1. Khái niệm về huyết
Huyết là vật chất sắc đỏ, là tinh hoa của thức ăn, được tạo thành thông qua tác
dụng khí hóa. Nguồn gốc và sinh hóa của huyết bắt nguồn từ trung tiêu, từ tỳ
vị. Quá trình vận hóa tạo huyết có thể xem sơ đồ sau:
Thức ăn vào vị → chất tinh vi của thủy cốc → chất dịch → quá trình khí hóa
→ huyết.
Trong huyết có chất dinh dưỡng, vận hành trong mạch đi nuôi toàn thân. Sự
hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng…đều do huyết. Ví dụ
mắt nhìn được, tai nghe được, chân bước được…đều có sự cung cấp của
huyết. Nếu sự cung cấp đó suy giảm sẽ dẫn đến sự tê mỏi các bộ phận, sự
ngưng tắc của huyết dẫn đến tê liệt mọi hoạt động [9, 45].
1.2.2. Thuốc lý huyết
Thuốc lý huyết là những thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch; thường
dùng trong các trường hợp huyết ứ do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn; do
huyết ứ đọng như kinh bế, sau đẻ máu xấu đọng lại; hay các trường hợp sưng
tấy nóng đỏ đau nhức, các bệnh sang lở mụn nhọt thời kỳ đầu. Do tính chất
của thuốc có thể làm cho hành huyết ở mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể
chia ra làm hai loại:
Loại hành huyết ở mức độ yếu: gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng với các
bệnh do huyết mạch lưu thông kém dẫn đến sưng đau.
Thuốc có tác dụng lý huyết gồm các vị thuốc được y học cổ truyền xếp trong
nhóm thuốc lý huyết và một số vị thuốc không được xếp vào nhóm lý huyết
nhưng có tác dụng lý huyết.
Các vị thuốc hành huyết gồm: đan sâm, xuyên khung, ích mẫu, ngưu tất, hoa
đơn đỏ, đương quy, xuyên sơn giáp, bồ hoàng, tạo giác thích, huyền hồ sách,
kê huyết đằng, đào nhân.

EYw1XGjxU96Ebw1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status