Tổng quan về tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................................2
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN ....................2
1.1. Khái niệm về thuốc: ......................................................................................2
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc ............................................................................2
1.2.1. Theo y đạihọc hiện .................................................................................2
1.2.2. Theo y học cổ truyền ..............................................................................3
1.3. Thuốc cổ truyền ............................................................................................3
1.3.1. Định nghĩa..............................................................................................3
1.3.2. Nguồn gốc ra đời và sử dụng thuốc cổ truyền.........................................4
1.3.3. Cơ sở lý luận ..........................................................................................4
1.3.4. Các đặc trưng liên quan tác dụng của thuốc cổ truyền ............................4
1.3.5. Nội dung của phương thuốc cổ truyền ....................................................6
2. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN ............8
2.1. Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ
truyền...................................................................................................................8
2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền .........................................................8
2.1.2. Thông tin các nghiên cứu và báo cáo về bất lợi do thuốc cổ truyền.......10
2.1.3. Các biện pháp và qui định trong việc phát triển và đảm bảo an toàn
việc dùng thuốc cổ truyền ..............................................................................12
2.2. Tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây tác dụng bất lợi của thuốc cổ
truyền ................................................................................................................15
2.2.1. Nguyên nhân do đăc điểm thành phần, chức năng dược vật của thuốc
cổ truyền ........................................................................................................15
2.2.2. Do nhầm lẫn, và việc không đảm bảo chất lượng của thuốc cổ truyền .16
2.2.3. Nguyên nhân do vấn đề bào chế, sử dụng và phối hợp thuốc không
đúng...............................................................................................................16
3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN .......................18
3.1. Giải phẫu học..............................................................................................18
3.2. Chức năng...................................................................................................19
3.2.1. Thận tàng tinh ......................................................................................19
3.2.2. Thận chủ cốt, sinh tủy ..........................................................................19
3.2.3. Thận chủ thủy.......................................................................................20
3.2.4. Thận chủ nạp khí..................................................................................20
3.2.5. Thận chủ mệnh môn .............................................................................20
3.3. Cơ chế gây bất lợi của thuốc đối với thận....................................................22
3.3.1. Các nguyên nhân gây bất lợi trên thận ..................................................22
3.3.2. Một số cơ chế phổ biến gây bất lợi trên thận do thuốc. .........................23
3.4. Các triệu chứng bệnh thận...........................................................................26
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN BẤT LỢI TRÊN THẬN ..............................................29
DO THUỐC CỔ TRUYỀN .......................................................................................29
1. BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU TRONG
THUỐC CỔ TRUYỀN..........................................................................................29
I. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT ...............................................32
II. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT..............................................50
III. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC KHOÁNG VẬT.......................................52
2. BẤT LỢI TRÊN THẬN LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG THUỐC CỔ
TRUYỀN...............................................................................................................61
BÀN LUẬN ..........................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................................66ĐẶT VẤN ĐỀ
Với quan niệm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên thường an toàn và dễ dung
hòa nên việc sử dụng thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở
nên phổ biến. Ở nước ta cũng như trên thế giới, tri thức sử dụng thuốc cổ truyền đã
có từ rất lâu đời. Bên cạnh các tác dụng có lợi đã được biết, thuốc cổ truyền cũng
gây ra nhiều tác dụng bất lợi đối với con người như gây rối loạn chức năng, độc tính
trên gan, thận, tim và thần kinh…
Hiện nay, việc nghiên cứu độc tính của thuốc cổ truyền ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm một cách sâu rộng. Trên thế giới đã có rất nhiều các báo cáo liên
quan đến tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với sức khỏe của con người, đặc
biệt tác dụng có hại đối với thận. Với đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý đặc
biệt, thận trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi hóa chất nói chung và thuốc cổ
truyền nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay, các báo cáo, nghiên cứu về tác dụng có hại của thuốc cổ
truyền còn rất ít, rời rạc. Các tư liệu hệ thống hóa về tác dụng có hại của thuốc cổ
truyền đối với cơ thể và đặc biệt là đối với thận còn thiếu và hạn chế.
Trước những vấn đề trên, chúng tui thưc hiện đề tài: “Tổng quan tác dụng bất
lợi trên thận của thuốc cổ truyền” nhằm:
 Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với
thận.
 Thu thập các thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận
đồng thời hệ thống hóa tư liệu nhằm tra cứu thông tin một cách dễ dàng.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN
1.1. Khái niệm về thuốc:
Theo định nghĩa của WHO, thuốc là sản phẩm dược phẩm, được sử dụng
trong hay trên cơ thể con người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh, hoặc
làm thay đổi một chức năng sinh lý. Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều
tác dụng nhưng chỉ có một vài tác dụng được dùng với mục đích điều trị và được
gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác
dụng không mong muốn, tác dụng phụ hay phản ứng bất lợi của thuốc [206].
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc
Thuốc được ví như “con dao hai lưỡi”, ngoài tác dụng có lợi, thuốc cũng gây
ra các phản ứng có hại ở nhiều mức độ và có thể gây ra tử vong.
1.2.1. Theo y học hiện đại
WHO (2002) đã đưa ra định nghĩa về phản ứng bất lợi của thuốc như sau:
“Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh
hay làm thay đổi một chức năng sinh lý” [206].
Phản ứng bất lợi của thuốc được được chia ra làm 2 loại:
- Phản ứng dạng A:
+ Liên quan tới các đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý quá mức
hay là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.
+ Là các phản ứng có thể tiên lượng được và thường phụ thuộc liều dùng.
- Phản ứng dạng B:
+ Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc
+ Không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng
+ Không tiên lượng được
+ Thường có liên quan tới các yếu tố di truyền hay miễn dịch, dị ứng, u bướu,
các yếu tố gây quái thai.
Biến cố bất lợi của thuốc (ADE) là khái niệm được sử dụng trong những
trường hợp tai biến phát sinh trong quá trình điều trị mà nguyên nhân chưa được
xác định. Nguyên nhân trong trường hợp này có thể không chỉ do thuốc gây ra mà
có thể do các yếu tố khác như sự tiến triển nặng thêm của bệnh hay do một bệnh
khác phát sinh.
Bên cạnh các phản ứng bất lợi ADR của thuốc, biến cố bất lợi ADE của
thuốc, các vần đề liên quan đến tính an toàn trong dùng thuốc còn bao gồm cả sự
lạm dụng thuốc, sử dụng sai, quá liều, ngộ độc, thất bại điều trị và chất lượng thuốc
trong cộng đồng [206].
1.2.2. Theo y học cổ truyền
Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra khi dùng các vị thuốc
có tính độc như ô đầu, mã tiền đã được ghi trong y văn cổ, các vị thuốc có tính kích
ứng như bán hạ, nam tinh, hay kết hợp các vị thuốc gây tăng độc tính với cơ thể
[2].
1.3. Thuốc cổ truyền
1.3.1. Định nghĩa [2]
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hay chín hay một chế phẩm thuốc được
phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay
nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh
hay có lợi cho sức khỏe của con người.
Ngoài định nghĩa trên, một số khái niệm khác liên quan tới thuốc cổ truyền:
+ Cổ phương là phương thuốc được sử dụng đúng như y văn cổ, đã ghi về: số
vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, cách dùng và chỉ định của thuốc.
+ Cổ phương gia giảm là phương thuốc có sự gia giảm về số vị thuốc, lượng
từng vị, đôi khi cả cách pha chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy
thuốc trong đó cổ phương vẫn là cơ bản.
+ Thuốc gia truyền là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất
định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền
lâu đời trong gia đình.
+ Tân phương là những phương thuốc cổ truyền mới được lập phương theo lý
luận của y học cổ truyền, cũng được chỉ ra về công năng, chủ trị, liều lượng, cách
dùng một cách cụ thể.
Như vậy các loại thuốc cổ truyền được sử dụng có số lượng rất lớn bao gồm
các chế phẩm thuốc trên thị trường và cả các vị thuốc từ thiên nhiên có nguồn gốc
từ động vật, thực vật và cả khoáng vật đã sử dụng từ lâu đời có thể dùng đơn độc
như nhân sâm hay dưới dạng phối hợp các vị thuốc như lục vị hoàn gồm 6 vị, thập
toàn đại bổ gồm 10 vị khác nhau…[2]
1.3.2. Nguồn gốc ra đời và sử dụng thuốc cổ truyền [2]
Các vị thuốc cổ truyền hiện nay được sử dụng chủ yếu do kinh nghiệm và đã
được chọn lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ để truyền lại cho thế hệ sau [2], [10].
1.3.3. Cơ sở lý luận [2], [10]
Thuốc YHHĐ dựa trên cơ sở của y học thực nghiệm và kiến thức của các
chuyên ngành y học cơ sở như sinh lý học, giải phẫu học, sinh lý bệnh, dược lý, hóa
sinh... những tri thức của khoa học kỹ thuật mang tính chính xác cao, có thể giải
thích cơ chế và theo dõi tường tận từ khâu đầu đến khâu cuối. Trong khi đó thì
thuốc cổ truyền được dùng trong điều trị dựa quan niệm vũ trụ trong triết học Á
Đông xưa: học thuyết âm dương, ngũ hành và thiên nhân hợp nhất. Cụ thể hoá là lý
luận thành các đặc trưng của thuốc là “tứ khí” (hàn, nhiệt, ôn, lương), “ngũ vị”
(chua, cay, đắng, mặn, ngọt) và “thăng giáng phù trầm”, “sự quy kinh” của thuốc để
tìm kiếm và sử dụng., bào chế.
1.3.4. Các đặc trưng liên quan tác dụng của thuốc cổ truyền
1.3.4.1. Tứ khí ngũ vị [2]
Tứ khí của thuốc cổ truyền là hàn, lương, ôn, nhiệt chỉ các mức độ nóng và
lạnh khác nhau của vị thuốc. Ở giữa mức độ hàn lương, ôn nhiệt còn có tính bình.

y3Jr1l4MMmr7f1n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status