Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hóa học của cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………….. 2
1.1. Tóm lược về bệnh viêm khớp cấp tính …………………………….. 2
1.2. Phương thuốc Tam diệu thang gia giảm……………………………. 3
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc…………………………………… 5
1.3.1. Hoàng bá……………………………………………………….. 5
1.3.2. Thương truật…………………………………………………… 7
1.3.3. Ngưu tất……………………………………………………….. 8
1.3.4. Dây đau xương………………………………………………… 9
1.3.5. Hương phụ…………………………………………………….. 10
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ….. 12
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu………………………….. 12
2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………… 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 14
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……… 16
3.1. Bào chế cao đặc………………………………………………….. 16
3.2. Định tính các thành phần hoá học………………………………… 17
3.2.1.Định tính bằng phản ứng hoá học………………………………. 17
3.2.2 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng……………………………….. 19
3.3. Định lượng Berberin và Palmatin trong cao và vị thuốc………….. 33
3.4. Bàn luận…………………………………………………………….. 38
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong thấp là một chứng bệnh mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam. Điều trị
bằng thuốc tân dược có tác dụng nhanh, mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Ngược
lại, điều trị bằng thuốc cổ truyền không những có tác dụng tốt mà lại khắc phục
những nhược điểm của tân dược. Tam diệu thang là một phương thuốc có hiệu lực
mạnh trong y dược học cổ truyền trong điều trị chứng phong thấp nhiệt tí tương
đương thể viêm khớp cấp tính, bệnh gout. Vấn đề được đặt ra là dùng dạng bào chế
nào là thuận tiện và hợp lý. Dạng thuốc thang không thuận tiện cho bệnh nhân và
không kiểm soát được tác dụng. Vậy để phát huy tính an toàn và hiệu quả của thuốc
cổ truyền, có thể sử dụng lâu dài, giá cả phù hợp, việc nghiên cứu bào chế bài thuốc
thành dạng bào chế hiện đại là cần thiết, trong đó dạng cao đặc như một bán thành
phẩm trung gian để bào chế các dạng khác.
Tiếp nối những nghiên cứu và kết quả của khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2012 và
của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về phương thuốc Tam diệu thang gia
giảm, đề tài “Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hoá học của
cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm” được tiếp tục thực hiện với mục
tiêu:
- Bào chế cao đặc Tam diệu thang bằng phương pháp sắc và phương pháp chiết
nóng với dung môi nước và ethanol.
- Định tính một số thành phần hóa học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá
học và sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm lƣợc về bệnh viêm khớp cấp tính:
1.1.1. Quan điểm y học hiện đại về bệnh viêm khớp cấp tính:
Viêm khớp cấp tính là giai đoạn cấp của viêm khớp, gồm: viêm khớp do thấp và
viêm khớp do vi khuẩn [3].
● Triệu chứng: bệnh nhân bị các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Tuỳ từng
chứng bệnh cụ thể mà viêm một hay nhiều khớp, có đối xứng hay không đối xứng
và có thêm các triệu chứng ngoài khớp khác [3].
● Nguyên nhân: với sự tham gia của nhiều yếu tố:
 Yếu tố tác nhân gây bệnh: do virus, vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn), ký
sinh trùng, nấm...[3], [21].
 Yếu tố cơ địa: giới tính, tuổi ( 70- 80% là nữ, 60- 70% trên 30 tuổi) [21].
 Yếu tố di truyền: yếu tố viêm khớp dạng thấp (yếu tố kháng nguyên kết hợp với
tổ chức HLA DR4) [21].
 Yếu tố thuận lợi: người mệt mỏi, suy yếu, chấn thương, lạnh ẩm kéo dài, mắc
bệnh truyền nhiễm [21].
● Nguyên tắc điều trị: gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng [3], [21].
 Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng
những loại thuốc điều trị khác nhau.
 Điều trị triệu chứng:
Biện pháp không dùng thuốc: Cho khớp nghỉ ngơi, tránh lạnh, ẩm, nên làm
việc nhẹ. Tăng cường vận động, tập luyện điều trị vật lí, tùy theo bệnh và giai đoạn
bệnh. Chế độ dinh dưỡng phù hợp [3], [21].
Biện pháp dùng thuốc [3], [21]: Thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng
viêm không steroid, corticoid.
Nhận xét: Thuốc tân dược có hiệu lực nhanh, mạnh, chủng loại phong phú nhưng
chủ yếu là thuốc chống viêm và kháng sinh, có nhiều tác dụng không mong muốn
(đặc biệt là gây viêm loét dạ dày).
1.1.2. Quan điểm y học cổ truyền về chứng phong thấp nhiệt tý:
● Triệu chứng: các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động
khó khăn, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt, sác [18],
[21].
● Nguyên nhân: Phong thấp (chứng tý) do cơ thể yếu bị "Phong", "Hàn", "Thấp",
"Nhiệt" thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết
mạch và tâm, đưa đến sưng đỏ, đau nhức, nặng nề, tê bại trong cơ thể, các khớp
xương, chân tay,... Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá
nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý [18].
● Điều trị: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp (thanh nhiệt, khu
phong, hoá thấp) [18], [21].
● Một số phương thuốc điều trị phong thấp nhiệt tý: Bạch hổ quế chi thang gia
giảm, Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm [18], Thấp khớp cấp tán, Tam
diệu thang gia vị, Tứ vật hợp tam diệu gia vị thang, Nhiệt thấp thang, Nhị diệu
tán,…[7], [10], [15].
1.2. Phƣơng thuốc Tam diệu thang gia giảm:
1.2.1. Thành phần:
Hoàng bá 10g Thương truật 15g Hương phụ ( chế ) 15g
Ngưu tất 15g Dây đau xương 20g
Một số vị khác, tổng khối lượng 1 thang là 110g.
1.2.2. Công năng, chủ trị của phƣơng thuốc:
- Công năng: thanh nhiệt táo thấp [10], [15].
- Chủ trị: phong thấp nhiệt tý (viêm khớp cấp tính do tăng acid uric) [15], thấp
nhiệt rót xuống, gân cốt đau nhức, đầu gối sưng đau nhức, hai chân lỏng, thấp nhiệt
mà đới hạ, hạ bộ nhọt do thấp, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn [10].
1.2.3. Một số kết quả đã nghiên cứu về phƣơng thuốc:
 Về đặc điểm các vị thuốc: Đặc điểm hình thái và đặc điểm bột dược liệu nghiên
cứu phù hợp với mô tả trong DĐVN IV [20].
 Về bào chế: Đã bào chế được cao đặc của phương thuốc Tam diệu thang gia
giảm bằng phương pháp sắc đạt các chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất,
hình thức và độ ẩm [5], [20].
Cụ thể: từ 2003,55 g dược liệu phương thuốc thu được 741,11 g cao đặc đạt các
chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất, hình thức, độ ẩm.
 Về thành phần hoá học: Đã xác định thành phần các nhóm chất hoá học trong
cao đặc và các vị thuốc bằng phương pháp hoá học, định tính 3 nhóm alcaloid,
flavonoid, saponin trong cao và vị bằng sắc kí lớp mỏng [5], [20].
Cụ thể:
 Thành phần các nhóm chất hoá học trong cao đặc và các vị thuốc:
- Hoàng bá có alcaloid, flavonoid, chất béo.
- Ngưu tất có saponin, acid hữu cơ, polysaccharid.
- Thương truật có flavonoid, polysaccharid.
- Dây đau xương có alcaloid, polysaccharid, đường khử.
- Hương phụ có alcaloid, flavonoid, saponin, chất béo, acid hữu cơ,
polysaccharid, đường khử.
- Cao đặc có alcaloid, flavonoid, saponin, acid hữu cơ, polysaccharid, đường
khử.
 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng:
- Sắc kí đồ của alcaloid trong cao đặc và các vị thuốc:
+ Ở λ = 254 nm, cao cho 5 vết trong đó có 2 vết tương đương với mẫu
Berberin và Palmatin chuẩn, có 4 vết tương đương với Hoàng bá, 3 vết tương
đương với Dây đau xương, 3 vết tương đương với Hương phụ.
+ Ở λ = 366 nm, cao cho 6 vết trong đó có 2 vết tương đương với mẫu
Berberin và Palmatin chuẩn, có 4 vết tương đương với Hoàng bá, 3 vết tương
đương với Dây đau xương, 2 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, cao cho 2 vết tương đương với vết của Berberin,
Palmatin chuẩn, Hoàng bá và Dây đau xương.
- Sắc kí đồ cùa flavonoid trong cao đặc và vị thuốc:
+ Ở λ = 254 nm, cao cho 11 vết trong đó có 6 vết tương đương với Hoàng bá,
9 vết tương đương với Thương truật, 7 vết tương đương với Hương phụ.
+ Ở λ = 366 nm, cao cho 12 vết trong đó có 8 vết tương đương với Hoàng bá,
10 vết tương đương với Thương truật, 8 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, cao cho 11 vết trong đó có 6 vết tương đương với
Hoàng bá, 10 vết tương đương với Thương truật, 7 vết tương đương với
Hương phụ.
- Sắc kí đồ của saponin trong cao đặc và vị thuốc:
+ Ở λ = 254 nm, acid oleanolic cho 1 vết tương đương vết của cao và Ngưu
tất; cao cho 8 vết tương đương với Ngưu tất, 6 vết tương đương với Hương
phụ.
+ Ở λ = 366 nm, acid oleanolic không xuất hiện vết; cao cho 9 vết trong đó có
6 vết tương đương với Ngưu tất, 3 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, acid oleanolic cho 1 vết màu xanh tương đương với
vết của cao và Ngưu tất; cao cho 9 vết trong đó có 8 vết tương đương với
Ngưu tất, 5 vết tương đương với Hương phụ.
Tiếp nối những kết quả của các nghiên cứu trước về phương thuốc, đề tài này tiếp
tục nghiên cứu các nội dung sau:
- Bào chế cao đặc: chiết xuất bằng 2 phương pháp sắc và chiết nóng ở 80oC
với 2 dung môi nước và ethanol các độ 30%, 60%, 90%.
- Định tính các nhóm chất hoá học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá
học và sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng.
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc:
1.3.1. Hoàng bá:
1.3.1.1. Tên khoa học vị thuốc: Cortex Phellodendri [8], [13], [16].
1.3.1.2. Bộ phận dùng: vỏ cây Hoàng bá - Phellodendron chinensis Schneid.
Họ Cam (Rutaceae) [4], [8], [12], [13], [16], [22].
1.3.1.3. Thành phần hoá học:
• Thành phần chính là alcaloid: Berberin (1,5-3 %) và oxy berberin, palmatin và
oxy palmatin [4], [11], [12], [24], [47], [49], [61], [62]; một lượng nhỏ
phellodendrin, magnoflorin, jatrorrhizin, candixin, menisperin, γ- fagarin [4], [11],
[12], [62]; 7, 8- dihydroxyrutaecarpin, 7-hydroxyrutaecarpin [64].
• Ngoài ra trong vỏ Hoàng bá còn có:
- Các chất tinh thể không chứa nitơ: obakullacton (limonin); obakunon
[4], [11], [12], [62]; canthin- 6- non, 4- methoxy- N- methyl-2- quinolon, γ-
hydroxybutenon [49], [61].
- Hợp chất phenolic (lignan, flavonoid, acid- ester phenolcarboxylic): syringin,
lyoniresinol, coniferin, syringaresinol-di-O-D- glucopyranosid, sinapic aldehyd-4-
O-D-glucopyranosid, methyl-5-O-ferunoyl-quinat, acid 3-O-ferunoylquinic, acid 3-
O-ferunoylquinic methyl ester [61]; phellodensin và phellodenol [46].
- Hợp chất sterolic: 7- dehydrostigmasterol, campesterol, β- sitosterol [61], [62].
- Acid ferulic và hợp chất ferulat (amurenlacton A, amurenamid A) [67], chất béo,
isovanillin, acid caffeic ethyl ester, methyl beta-orsellinat [62]; Isocoumarin (3-
acetyl-3,4-dihydro-5,6-dimethoxy-1H-2-benzopyran-1-one) [29], [61].
1.3.1.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi
khuẩn Gram âm và Gram dương: Staph. aureus, Str. hemolyticus, B. diphtheriae,
B. anthracis, B. subtilis, Sh. shigae, Sh. flexneri [4], [12], [22], [24]; Helicobacter
pylori [33].
- Tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách ức chế hoạt động của
xanthin oxidase [64].
Berberin là thành phần chính của Hoàng bá có nhiều tác dụng sinh hoc: kháng
khuẩn, chống viêm, chống loét, tăng tiết mật, ức chế xanthin oxidase [44]; kháng
virus [35]; hạ lipid máu [36], hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan thận [62] .
1.3.1.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:


KIiFH7UD405Abt6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status