Tổng quan về thuốc cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong thấp là một loại bệnh có từ cổ xưa của loài người. Trải qua bao niên
đại, phương pháp phòng và chữa bệnh này vẫn là mối quan tâm thường xuyên của
các nhà y học thế giới.
Bệnh phong thấp, theo y học cổ truyền là bệnh do nguyên nhân “phong tà”
và “ thấp tà” cùng xâm nhập gây bệnh. Phong, thấp là hai trong số sáu thứ khí của “
lục dâm” còn gọi là lục khí gây bệnh: Phong (gió) , hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm
thấp), táo (khô hanh), hỏa (nóng sốt) [6]. Phong trong tự nhiên có tính chất nhẹ,
phát tán, thích động, khi xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh gọi là phong tà. Thấp
có tính chất dính trệ, trọng trọc, đưa xuống dưới, khi gây bệnh gọi là thấp tà. Phong
dẫn thấp vào cơ thể gây bệnh gọi là bệnh phong thấp. Bệnh phong thấp thuộc chứng
“tý” của đông y: chỉ khí huyết bị bệnh tà nghẽn lấp dẫn đến bệnh tật gân, cơ, xương,
khớp, đau mỏi tê dại, nặng nề, co duỗi khó, các khớp sưng to [42]. Các chứng trên
gặp trong nhiều bệnh của tây y: bệnh viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp
khớp cấp..vv.. Bệnh biến thường diễn ra phức tạp, mạn tính, tái phát nhiều đợt kéo
dài nhất là khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh và ẩm,
vệ sinh môi trường cá nhân kém, sống đông đúc chật hẹp, gây các biến chứng teo
cơ, cứng khớp, phá hủy khớp, cuối cùng là tàn phế.
Theo thống kê bệnh phong thấp đứng đầu trong các bệnh gây tàn phế tại
Hoa Kì, với 17 triệu người không đi làm được vì đau khớp xương, gân hay bắp thịt
[159]. Bệnh phong thấp hay tê thấp là bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, chiếm
khoảng 2/3 bệnh nhân trong năm, nhất là các tháng trong mùa mưa lạnh. Bệnh ít
gây chết người, nhưng làm đau đớn, tê nhức khó vận động, sinh hoạt, ảnh hưởng
nhiều đến năng suất lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống, và là gánh nặng của
gia đình và xã hội. Người ta ước tính khoảng 70% bệnh nhân mất sức lao động do
phong thấp [16], [47]. Chỉ tính riêng viêm khớp dạng thấp bệnh này gặp ở tất cả
các nước trên thế giới, chiếm 0,5 – 3% dân số. Ở Việt Nam thì tỷ lệ chung là 0,5%,
chiếm 20% tổng số bệnh nhân mắc các bệnh khớp nhập viện [46].
Vì vậy việc điều trị bệnh phong thấp là rất cần thiết và quan trọng. Hiện nay
YHHĐ đã dùng nhiều phương pháp và thuốc để điều trị và dự phòng bao gồm cả
kháng sinh, ức chế miễn dịch, DMARD (disease modifying anti-rheumatic drugs)
tác nhân sinh học, vật lý trị liệu chỉnh hình, phẫu thuật..vv..[36]. Nhưng bệnh phong
thấp là bệnh mạn tính, đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài, các thuốc Tây y có thể gây
tác dụng phụ nặng nề lên hệ thống tiêu hóa, tiết niệu…và giá thành cao. Vì vậy mà
hiệu quả cũng như tính thực tế áp dụng các biện pháp hiện đại tại Việt Nam còn rất
hạn chế.
Do đó ứng dụng YHCT vào chữa bệnh phong thấp mang tính chất rất thực
tiễn, cải thiện sức khỏe nhân dân, nâng cao sự phát triển của y học cổ truyền dân
tộc, góp phần xây dựng nền y tế Việt Nam theo hướng kết hợp YHCT và YHHĐ.
Việc điều trị YHCT bao gồm cả không dùng thuốc (tập dưỡng sinh, châm cứu, xoa
bóp bấm huyệt…) và dùng thuốc “khu phong”, “trừ thấp”. Thực tế đã chứng minh
các bài thuốc đông y chữa bệnh phong thấp rất hiệu quả.
Để dễ dàng hơn trong việc tra cứu sâu hơn, đầy đủ hơn, nhằm tìm ra loại
thuốc phòng và điều trị phong thấp có hiệu quả, đề tài “tổng quan về thuốc trừ
phong thấp trong YHCT” đã được thực hiện với các mục tiêu:
1. Tổng quan về bệnh phong thấp và việc sử dụng thuốc cổ truyền trị phong
thấp
2. Tổng quan về một số cây thuốc trừ phong thấp về thành phần hóa học và tác
dụng sinh học.
3. Liên hệ tác dụng trừ phong thấp theo YHCT và các tác dụng sinh học của
cây thuốc đã được công bố.
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1.1. Đối tượng thu thập thông tin
Bệnh phong thấp và cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp.
1.2. Nội dung thu thập thông tin
- Tổng quan về bệnh phong thấp và việc sử dụng thuốc cổ truyền trị phong thấp.
- Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng trừ phong thấp.
1.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin: Về bệnh phong thấp (định nghĩa, nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh, triệu chứng, phân loại, điều trị…), và cây thuốc trừ phong thấp (thành
phần hóa học, tác dụng sinh học) ở các tài liệu:
+ Dược điển.
+ Sách: Bệnh học YHCT và YHHĐ, dược cổ truyền, dược liệu, cây thuốc và vị
thuốc…
+ Các bài đăng trên báo, tạp chí trong nước và quốc tế, luận án, luận văn.
+ Các bài viết trên các trang web đáng tin cậy:
Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh (http://www.lrc-hueuni.edu.vn/), Viện Dược liệu
(http://www.vienduoclieu.org.vn/)...
- Xử lí thông tin: Sắp xếp, hệ thống hóa các dữ liệu thu thập được theo bố cục chặt
chẽ, hợp lí, logic, theo nhóm vấn đề, thông qua một số bảng biểu.
Chương 2. KẾT QUẢ TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN BỆNH PHONG THẤP VÀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CỔ
TRUYỀN TRỊ PHONG THẤP
2.1.1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH PHONG THẤP
Phong thấp là bệnh để chỉ các chứng đau nhức hay tê mỏi có liên quan đến bộ
máy vận động của cơ thể như gân, cơ, xương khớp, bắp thịt, thần kinh vận động. Có
khi chỉ có cảm giác nặng nề, không có đau nhức rõ rệt ở một nơi cố định nào; có khi
đau nhức chạy từ nơi này đến nơi khác; có khi vùng đau có sưng, nóng ở một nơi cố
định…Thông thường thì vùng đau ở vai, thắt lưng, cổ gáy, khuỷu tay, cổ tay, các
khớp ngón tay, khớp xương háng, bắp đùi, đầu gối, cổ chân, bàn chân, các khớp
ngón chân…[47].
Theo Benoit Ridayre, danh từ phong thấp (rhumatisme) gốc từ chữ Hy Lạp
“Rheuma”, nghĩa là sưng lên trên cơ thể. Từ đó, gọi phong thấp là các chứng đau
nhức cấp tính và kinh niên, có đặc điểm nhức mỏi và sưng lên ở khớp xương hay
các bộ phận mềm bao bọc nó, nhưng cũng có thể đau nhức ở nơi khác nữa ngoài
khớp xương [43].
Theo các tài liệu YHCT, gọi bệnh do phong, thấp xâm phạm vào da, kinh lạc,
gân xương là chứng tý [54]. Tý là bế tắc, chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà
phạm vào làm bế tắc, dẫn đến khí huyết vận hành bị trở ngại gây nên bì phu, gân
cốt, cơ nhục, khớp xương đau nhức ê ẩm, tê bì, nặng thì khớp sưng lên co duỗi khó
khăn [15]. Sách Nội kinh tố vấn cho rằng: “Bệnh do tà khí phong, hàn, thấp cùng
đến hợp thành gọi là bệnh Tý”. Về sau các sách gọi là Phong Thấp, Thấp Tý, Lịch
Tiết Phong…[47], [59].
Tuệ Tĩnh viết: “Tê thấp là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không sưng mà
tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cựa được, nguyên nhân do nguyên khí hư
yếu, phong hàn thấp ba khí xâm vào mà sinh bệnh. Nếu phong khí thắng thì đau
chạy khắp gọi Lịch tiết phong, hàn khí thắng thì đau nhức dữ dội gọi thống phong,
thấp khí thắng thì đau nhức cố định một chỗ, tê dại cấu không biết đau gọi Trước
thống. Nhưng ba khí ấy nhập vào kinh lạc trước rồi xâm vào xương thì nặng nề
không giơ lên được, vào mạch thì huyết đọng không lưu thông, vào gân thì không
co duỗi được, vào thịt thì tê dại cấu không biết đau, vào da thì lạnh, sách tuy chia ra
nhiều tên gọi mà bệnh thì do ba tà khí.” [56].
Bệnh phong thấp hay tê thấp là bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, chiếm khoảng
2/3 bệnh nhân trong năm, nhất là các tháng trong mùa mưa lạnh. Ở một số nước tỉ lệ
mắc bệnh lên đến 10-12%. Diện mắc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nghề.
Người cao tuổi (>50 tuổi) mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi. Bệnh ít gây chết
người, nhưng làm đau đớn, tê nhức khó vận động, ảnh hưởng nhiều đến năng suất
lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo thống kê 70% mất sức lao động
do phong thấp [16], [47].
2.1.2. Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ PHONG THẤP
2.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Bệnh phát sinh do chính khí bất túc, tấu lí sơ hở nên ngoại tà như phong hàn thấp
nhiệt xâm nhập làm cơ nhục, gân cốt, kinh lạc bị trệ tắc, vận hành khí huyết bị rối
loạn [7].
- Phong hàn thấp nhiệt xâm nhập:
Do bệnh nhân sống nơi ẩm thấp, khí hậu nóng lạnh thay đổi đột ngột nên phong
hàn thấp nhân lúc cơ thể hư yếu mà xâm nhập, lưu trú ở kinh lạc, trệ tắc ở cơ khớp
làm cho khí huyết ứ trệ gây nên chứng tý. Do ngoại cảm tà khí có mức độ mạnh yếu
khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có sự khác biệt [7], [11], [12], [61].
+ Nếu như phong thắng thì do phong có tính lưu động và biến hóa nên biểu hiện
lâm sàng chủ yếu là đau có tính di chuyển tạo thành thể hành tý.
+ Nếu như thấp thắng thì do thấp có tính dính trệ và nặng nề nên biểu hiện lâm
sàng thấy đau và tê cơ khớp, chân tay nặng nề, đau có tính cố định tạo thành thể
trước tý.


2t6Kz50b8BDzOD4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status