Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh
thần và chất lượng cuộc sống của con người. Vào những năm 1970 của thế kỷ
trước, tỷ lệ các bệnh dị ứng (dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) có xu
thế tăng nhanh. Tiến hành điều tra cơ bản về tỷ lệ các bệnh dị ứng ở một số phường,
xã ở TP Hà Nội, một số tỉnh, thành khác (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…), tỷ
lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao 20 - 25% ở các khu vực thành phố, khoảng
20% ở một số vùng nông thôn [37]. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi môi
trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột, các tác nhân
gây dị ứng cũng xuất hiện nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
con người.
Các thuốc tây y điều trị dị ứng bao gồm thuốc kháng histamine và corticoid. Hai
nhóm thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược
liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa dị
ứng. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc chống dị ứng là cần thiết.
Vì vậy, chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế cao đặc và thử một số
tác dụng sinh học của bài thuốc Nuna” với mục đích hướng tới tạo ra sản phẩm hỗ
trợ điều tri các bênh dị ứng. Trong khuôn khổ của khóa luận này chúng tui mới chỉ
thực hiện được các nội dung sau:
1. Nghiên cứu điều chế cao đặc,
2. Thử tác dụng chống viêm cấp của cao đặc bài thuốc.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh dị ứng
1.1.1. Theo YHHĐ
a. Định nghĩa:
Các bệnh dị ứng (Allergic Diseases) là những bệnh lý do phản ứng dị ứng gây
ra, có thể biểu hiện bệnh khu trú ở cơ quan hay toàn thân. Phản ứng dị ứng là tình
trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên, gây ra tổn thương tổ chức và
rối loạn chức năng của các cơ quan [11].
Vì dị nguyên là yếu tố của môi trường nên da và đường hô hấp là những cơ quan
thường hay bị các bệnh dị ứng. Dị ứng cũng có thể khu trú ở mạch máu, dạ dày –
ruột hay các cơ quan nội tạng khác [11].
b. Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây dị ứng là các loại dị nguyên [11]:
 Dị nguyên ngoại sinh gồm khói bụi, lông súc vật, phấn hoa, thực phẩm, thuốc,
hóa chất, vi sinh vật,…[11], [13], [14].
 Dị nguyên nội sinh được hình thành bên trong cơ thể do những điều kiện ảnh
hưởng nhất định trở nên lạ đối với cơ thể và có đầy đủ đặc điểm của dị nguyên [11].
Khi dị nguyên xâm nhập vào những cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh kháng
thể và các phản ứng quá mẫn gây biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan [11].
c. Phân loại, cơ chế bệnh sinh:[11]
Loại bệnh dị ứng Cơ chế bệnh sinh
Bệnh
dị ứng
do quá
mẫn
typ I
Bệnh dị ứng
Atopy
Khi tiếp xúc với dị nguyên lần đầu, cơ thể sản xuất
nhiều IgE bám vào bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái
kiềm [11].
Dị nguyên xâm nhập lần sau sẽ kết hợp với IgE ngay
trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm → AMPv
giảm xuống → hoạt hóa tế bào, giải phóng các chất
trung gian hóa học vào máu (Histamin, Leucotrien,…)
gây ra phản ứng dị ứng [11].
Phản vệ
Bệnh lý qua
trung gian chất
vận mạch

Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ II
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể gây tổn thương
tế bào hay mô theo cơ chế:
 Kháng thể typ IgG kết hợp với kháng nguyên trên bề
mặt tế bào, gây hoạt hóa hệ thống bổ thể, làm cho các
tế bào bị vỡ ra [11].
 Các tế bào có gắn kháng thể bị thực bào bởi các đại
thực bào qua cơ chế kết dính của C3b và phần Fc của
kháng thể [11].
Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ III
Kháng nguyên hòa tan kết hợp với kháng thể IgG
hay IgM tạo thành PHMD lưu hành trong máu gây ra:
 Phức hợp miễn dịch lắng đọng → hoạt hóa bổ thể →
tổn thương tế bào nội mạc vùng lắng đọng phức hợp
miễn dịch → hủy hoại tổ chức [11].
 Bổ thể được hoạt hóa → hoạt hóa và thu hút bạch
cầu trung tính tới vị trí lắng đọng phức hợp miễn dịch
và giải phóng các enzyme gây tổn thương và viêm
thành mao mạch của tổ chức. Tiểu cầu được huy động
đến vị trí viêm, kết tụ tiểu cầu, làm đông máu các mao
mạch nhỏ, càng làm cho phức hợp miễn dịch dễ lắng
đọng [11].
Bệnh dị ứng do quá mẫn
typ IV
Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bị đại thực bào
bắt giữ và trình diện kháng nguyên lên lympho Th, từ
đó mẫn cảm T
c và TDTH. Khi kháng nguyên xâm nhập
lần sau sẽ tác động lên lympho T. Các lympho T được
hoạt hóa và sản xuất nhiều lymphokin, tại nơi kháng
nguyên xâm nhập sẽ tập trung nhiều đại thực bào để
khu trú và tiêu diệt kháng nguyên, đồng thời gây phản
ứng viêm tại chỗ làm tổn thương tổ chức [11].
d. Đặc điểm chung của bệnh dị ứng:[11]
- Biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau, tùy từng cá thể.
- Cơn xuất hiện và thoái lui đột ngột, hay tái phát.
- Xuất hiện theo đợt và cơn, xen kẽ những khoảng thời gian hoàn toàn bình thường.
- Thường có liên quan đến tiền sử dị ứng trong gia đình.
- Khi có triệu chứng lâm sàng: tăng số lượng bạch cầu ái toan và IgE trong máu.
e. Một số bệnh dị ứng thường gặp:
 Mày đay: Bệnh thường do sự ảnh hưởng của hóa chất, thuốc hay thời tiết lạnh,…
Triệu chứng [11]:
+ Ngứa từng mảng trên da, lan rộng nhanh nếu gãi nhiều, giảm đi nếu chườm nóng.
+ Sẩn màu hồng xung quanh có viền đỏ, hình tròn hay bầu dục, to nhỏ khác nhau,
có thể liên kết thành từng mảng.
+ Mày đay thường mất đi nhanh nhưng hay tái phát khi tiếp xúc trở lại với dị
nguyên.
 Viêm mũi, xoang dị ứng: sau khi tiếp xúc với dị nguyên, bệnh nhân hắt hơi nhiều,
nước mũi nhiều và trong, nếu có bội nhiễm thì nước mũi đục, có mủ [11].
 Hen phế quản dị ứng: cơn hen xảy ra nhanh ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên,
hay xảy ra chậm sau vài giờ đến vài ngày [11].
 Viêm khớp dạng thấp và một số bệnh quá mẫn khác [13], [14].
g. Điều trị:
 Loại trừ tác động của dị nguyên:
+ Tránh tiếp xúc với dị nguyên [11], [13], [14].
+ Giải mẫn cảm đặc hiệu:
Đưa dị nguyên vào cơ thể nhiều lần với liều nhỏ tăng dần [11].
 Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin): có tác dụng vô hiệu hóa các chất
trung gian hóa học hay làm bền vững màng tế bào mast, do đó hạn chế giải phóng
các chất trung gian hóa học [11], [13], [14].
+ Corticoid: điều trị triệu chứng trong hầu hết các loại dị ứng với tác dụng chủ yếu
là làm giảm phản ứng viêm [11], [13], [14].
+ Theophyllin hay thuốc kích thích β giao cảm: dùng trong trường hợp khó thở, co
thắt phế quản [11].
1.1.2. Theo YHCT
a. Về bệnh dị ứng:
Trong YHCT không có bệnh danh dị ứng mà chỉ có một số chứng bệnh có biểu
hiện giống như dị ứng trong tây y như hội chứng ban chẩn, ngứa ngoài da, khái
suyễn, phong thấp (thấp khớp dạng thấp) do phong kết hợp với hàn, thấp hay nhiệt
để gây bệnh, nhưng cần phân biệt với chứng nhiệt độc ở bên trong (lý) cũng gây ra
ban chẩn, ngứa, hen suyễn, phong thấp.
b. Về cách trị bệnh dị ứng:
Một số loại thuốc thường được dùng để chữa dị ứng:
 Thuốc hoạt huyết (đơn lá đỏ, ngưu tất, hồng hoa…) đi kèm với thuốc hành khí
(trần bì, hậu phác…) để trị bệnh phong [38].
 Các loại thuốc thanh can nhiệt [38]:
+ Thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh,…[8], [38].
+ Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử,…[38].
+ Thuốc thanh nhiệt lương huyết: Sinh địa, mẫu đơn bì, huyền sâm… trong
trường hợp huyết nhiệt [38].
 Các thuốc lợi thấp với mục đích thanh giải các chất độc theo đường nước tiểu,
dùng các vị thuốc tỳ giải, xa tiền, thổ phục linh, trạch tả…[38].
Tùy theo các bệnh, các bộ phận bị dị ứng, có thể phối hợp theo các nguyên tắc
riêng với các vị thuốc khác nhau [38].
c. Về một số bệnh dị ứng:
 Mày đay: YHCT gọi bệnh mày đay là phong chân khối [7].
Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt hay các nhân tố khác như thức ăn, thuốc,
nhiễm ký sinh trùng làm xuất hiện trên da những nốt ban, ngứa, đỏ da hay phù tại
chỗ,... [7]. Trên lâm sàng thường chia 2 thể để điều trị:
+ Thể phong hàn: hay gặp ở bệnh nhân bị dị ứng nổi ban do lạnh (nhiễm lạnh do
mưa, mùa lạnh, ngồi phòng lạnh,... ).
Triệu chứng: da vùng phát ban hơi đỏ hay trắng, thường hay phát bệnh khi
gặp lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn; trời nóng hay xông bệnh giảm [7].
Phép trị: Khu phong tán hàn, điều hòa dinh vệ [7].
+ Thể phong nhiệt:
Triệu chứng là da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát trên vùng da phát ban, miệng
khô khát nước, phiền táo, bệnh tăng khi trời nóng, giảm khi chườm mát; chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng; mạch phù sác [7].
Phép chữa: Khu phong, thanh nhiệt lương huyết [7].
 Viêm mũi, viêm xoang dị ứng:
Nguyên nhân do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập
mà gây ra bệnh [7].
Phương pháp chữa: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn [7].
 Hen phế quản: theo YHCT, hen phế quản thuộc phạm vi của chứng háo suyễn,
đàm ẩm, là một bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng [7].
Nguyên nhân gây bệnh là do cảm nhiễm phải ngoại tà, ăn uống, tình trí thất thường,
làm việc quá sức,…[7].
+ Chữa hen phế quản khi đang có cơn hen:
YHCT chia làm 2 thể : hen hàn và hen nhiệt
./ Hen hàn:
Triệu chứng: người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt khí dễ khạc,
không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão nát, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng,
mạch huyền tế [7].
Phương pháp chữa: Ôn phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn [7].
./ Hen nhiệt:
Triệu chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm còn dính và vàng,
miệng khát, thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dày, mạch hoạt sác [7].
Phép trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn [7].
+ Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: chữa về gốc bệnh, đặc biệt là phục hồi
công năng của các tạng Phế, Tỳ, Thận [7].
Phế hư
Tỳ hư
Thận hư
→ Phép chữa: bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn [7]
→ Phép chữa: kiện tỳ ích khí hay ôn trung kiện [7]
→ Phép chữa: - Thận dương hư: ôn thận nạp khí [7]
- Thận âm hư: Tư âm, bổ thận [7]
1.2. Tóm tắt thông tin về bài thuốc và vị thuốc
1.2.1. Thông tin về bài thuốc
 Công thức bài thuốc: Bài thuốc gồm các vị thuốc sau:
Núc nác
Đơn lá đỏ
Ké đầu ngựa
Tô mộc
16g
14g
16g
12g
Kim ngân hoa
Trần bì
Cúc hoa vàng
16g
10g
14g
 Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do PGS.TS. Vũ Văn Điền đã xây dựng nên, dựa
trên cơ sở sau:
+ Dựa vào lý luận của YHCT, các triệu chứng biểu hiện của bệnh dị ứng.
+ Dựa vào chức năng của các vị thuốc phù hợp để điều trị bệnh dị ứng.
+ Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hóa học của các vị thuốc đã được
chứng minh có tác dụng chống dị ứng.
 Công năng: Thanh nhiệt giải dị ứng
 Chủ trị: Ban chẩn lở ngứa ngoài da, mề đay, viêm mũi dị ứng do phong nhiệt.
 Cách dùng: Sắc 3 lần, mỗi lần 45 phút, gộp 3 nước sắc lại cô còn 1/3, chia 3 lần
uống/ ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau khi ăn nhẹ.
 Kiêng kị: Phụ nữ có thai và người mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc
 Phân tích bài thuốc:
Quân: Kim ngân hoa: Thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt, giải dị ứng.
Thần: Núc nác: Thanh nhiệt táo thấp, giải dị ứng.
Tá: Đơn lá đỏ, ké đầu ngựa, tô mộc, trần bì.
Sứ: Cúc hoa vàng.

688oeE3c1FaJtqu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status