Nghiên cứu kỹ thuật điều chế và xây dựng một số tiêu chuẩn của cao đặc long đởm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
Chương 2. Tổng quan.............................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về cây long đởm.............................................................................. 2
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố ................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật.......................................................................................... 3
1.1.3. Bộ phận dùng ................................................................................................ 4
1.1.4. Thành phần hóa học....................................................................................... 4
1.1.5. Công dụng - tác dụng..................................................................................... 6
1.1.5.1. Công năng - chủ trị theo YHCT.................................................................. 6
1.1.5.1. Công dụng – tác dụng theo y học hiện đại................................................... 7
1.2. Cao thuốc ......................................................................................................... 8
1.2.1. Định nghĩa..................................................................................................... 8
1.2.2. Một số đặc điểm của cao thuốc...................................................................... 8
1.2.3. Kỹ thuật điều chế cao thuốc........................................................................... 8
1.3. Độ ổn định của thuốc........................................................................................ 9
1.3.1. Định nghĩa..................................................................................................... 9
1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định ................................................................... 10
1.3.3. Các kiểu thử nghiệm đánh giá độ ổn định .................................................... 10
1.3.3.1. Thử nghiệm khắc nghiệt .......................................................................... 10
1.3.3.2. Thử nghiệm dài hạn (trong điều kiện thực) ............................................... 10
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................ 12
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................. 12
2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................. 12
2.1.2. Hóa chất, dung môi...................................................................................... 12
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ.......................................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 13
2.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật điều chế cao đặc long đởm.......................................... 13
2.2.1.1. Nghiên cứu kỹ thuật chiết xuất dược liệu long đởm .................................. 13
2.2.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật cô dịch chiết thành cao đặc....................................... 14
2.2.2. Xây dựng một số tiêu chuẩn của cao............................................................ 14
2.2.3. Đánh giá độ ổn định của cao........................................................................ 14
2.3. Phương pháp thực nghiệm............................................................................ 14
2.3.1. Phương pháp điều chế cao đặc.................................................................. 14
2.3.1.1. Qui trình điều chế chung cho cao đặc long đởm................................... 14
2.3.1.2. Định tính bằng phương pháp SKLM ..................................................... 16
2.3.1.3. Phương pháp định lượng........................................................................ 16
2.3.1.4. Phương pháp chiết xuất.......................................................................... 18
2.3.1.5. Phương pháp cô dịch chiết........................................................................ 19
2.3.2. Xây dựng một số tiêu chuẩn của cao............................................................ 19
2.3.3. Phương pháp đánh giá độ ổn định của cao đặc long đởm............................. 20
Chương 3. Thực nghiệm, kết quả và bàn luận........................................................ 21
3.1. Kiểm tra chất lượng của dược liệu long đởm .................................................. 21
3.1.1. Mô tả........................................................................................................... 21
3.1.2. Soi bột......................................................................................................... 21
3.1.3. Định tính bằng SKLM ................................................................................. 21
3.1.4. Định lượng bằng HPLC............................................................................... 22
3.2. Điều chế cao đặc long đởm............................................................................. 23
3.2.1. Giai đoạn chiết xuất dược liệu long đởm ..................................................... 23
3.2.1.1. Lựa chọn tỷ lệ dược liệu và dung môi....................................................... 23
3.2.1.2. Xác định thời gian chiết........................................................................... 26
3.2.2. Giai đoạn cô dịch chiết thành cao đặc.......................................................... 28
3.2.2.1. PP cô chân không. .................................................................................... 28
3.2.2.2. PP cô thường. ........................................................................................... 28
3.3. Xây dựng một số tiêu chuẩn cho cao đặc long đởm ........................................ 31
3.3.1. Tiêu chuẩn vật lý ......................................................................................... 31
3.3.2. Tiêu chuẩn hóa học...................................................................................... 33
3.4. Đánh giá độ ổn định của cao đặc long đởm..................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, Y học cổ truyền cũng ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Các thuốc có nguồn gốc
thiên nhiên của Y học cổ truyền có nhiều ưu điểm, đó là nguồn nguyên liệu có thể
tự trồng trọt, tự khai thác, ít tác dụng phụ, tương đối an toàn khi sử dụng, có thể
dùng lâu dài.
Long đởm là một trong những dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền
để điều trị vàng da, viêm gan, viêm miệng, chán ăn và các bệnh viêm nhiễm khác
[24],[27]. Long đởm đã được sử dụng rộng rãi, có thể kết hợp cùng nhiều vị thuốc
khác trong các bài thuốc đông y và có tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh,... Để
góp phần từng bước hiện đại hóa thuốc cổ truyền nhằm tạo ra sản phẩm trung gian
và tiêu chuẩn hóa được nguyên liệu đầu vào để bào chế các dạng bào chế thuốc hiện
đại khác, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật điều chế và
xây dựng một số tiêu chuẩn cho cao đặc long đởm” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu kỹ thuật điều chế cao đặc long đởm.
2. Xây dựng một số tiêu chuẩn cho cao đặc long đởm.
3. Đánh giá độ ổn định của cao đặc long đởm.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây long đởm
Long đởm thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) bao gồm nhiều loài
[2],[5],[11],[18],[22].
- Cây Long đởm (Gentiana scabra Bunge.)
- Cây Điều diệp long đởm (Gentiana manshurica Kitag.)
- Cây Tam hoa long đởm (Gentiana triflora Pall.)
- Cây Kiên long đởm (Gentiana rigescens Franch.)
Trong dân gian cũng dùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, họ hoa
mõm chó) làm “nam long đởm thảo”, rễ trắng ngà, không có tua, giống long đởm ở
chất đắng [20] nhưng trong tây y lại dùng một loại khác là Gentiana lutea L. có hoa
màu vàng, rễ to hơn, thái thành từng miếng mỏng, có người dịch nhầm là khổ sâm
vì là vị thuốc bổ mà lại đắng [14]. Long đởm còn có tên gọi khác như: Lăng Du
(Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm (Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm,
Quan Âm Thảo, Tà Chi Đại Phu, Tà Chi Đại Sĩ (Hòa Hán Dược Thảo), Trì Long
Đởm (Nhật Bản) [28], Chinese gentian (Anh), Gentiane (Pháp) [11],[20].
Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trông giống râu rồng, có vị đắng
như mật [14].
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chi Gentiana L. gồm một số loài phân bố rải rác ở vùng ôn đới ấm và cận
nhiệt đới, chủ yếu thuộc Bắc bán cầu. Ở Việt Nam chi này có khoảng 4-5 loài
(Phạm Hoàng Hộ, 1981; Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2].
Long đởm thảo có nguồn gốc từ vùng Xiberi (Liên Bang Nga) và phân bố
đến tận các tỉnh Hắc Long Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông của Trung Quốc. Ở Việt
Nam có 2 loài khác (cũng có tên gọi là “long đởm”) đều được dùng làm thuốc là
Gentiana loureirii (D.Don) Griseb. phân bố ở cao nguyên Lang Biang - Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng và Gentiana rigescens Franch. ex Hemsl. có ở Tây Nguyên (Võ Văn
Chi, 1997). Năm 1980, Viện Dược liệu đã thu tập được mẫu của loài G. loureirii ở
chân núi Lang Biang thuộc Xã Lát, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng [2]. Tuy
nhiên, hiện nay ta cũng phải nhập từ Trung Quốc [14].
Các loài long đởm nói chung đều là những cây nhỏ, thường mọc lẫn trong
các tràng cỏ thấp. Cây ưa ẩm, ưa khí hậu mát của vùng á nhiệt đới núi cao, hay
vùng ôn đới ẩm, sinh trưởng nhanh trong vụ xuân hè.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Long đởm là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 40-60 cm. Thân rễ ngắn, rễ
nhiều, mọc tua tủa thành chùm, dài đến 20 cm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc
đứng, nhiều đốt. Lá mọc đối, không cuống, lá ở gốc thường nhỏ, những lá phía trên
lớn hơn dài từ 3-8 cm, rộng 1-3 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, gân
hình cung. Hoa tụ tập ở kẽ lá, hình chuông, màu lam, đài và tràng hình trụ, có 4-5
thùy, nhị 4-5 đính ở giữa hay ở gốc tràng, không thò ra ngoài tràng, bầu 1 ô. Quả
nang, hạt nhiều [2],[14],[18]. Mùa hoa tháng 9-10, mùa quả tháng 10 [14],[18].
Hình 1.1. Hoa và lá của cây long đởm (Gentiana scabra Bunge.)

1.1.3. Bộ phận dùng
Vị thuốc từ cây long đởm là thân rễ và rễ (Radix et Rhizoma Gentianae)
[2],[3],[4],[5],[14],[20]. Thu hái vào mùa xuân và mùa thu, mùa thu là tốt nhất
[5],[14], đào lấy thân rễ và rễ, rửa sạch và phơi âm can, cắt đoạn 2-3 cm phơi hoặc
sấy khô. Bảo quản nơi khô thoáng [5]. Theo Mascre’: rễ long đởm tươi chứa 2,48%
gentiopicrin, sấy bằng tủ sấy tỉ lệ này còn 2,10%, rễ sấy trên gác bếp còn 1,61%,
trong khi đó rễ đã để lên men thì chỉ còn lại vết gentiopicrin. Do đó, khi thu hái rễ
long đởm phải rửa và sấy khô sớm (dưới 3 ngày) [18].
Hình 1.2. Rễ và thân rễ long đởm (Gentiana scabra Bunge.)
1.1.4. Thành phần hóa học
Các loài trong chi Gentiana thường chứa thành phần chính là gentiopicrosid
(gentiopicrin). Chất secoiridoid glucosid này lần đầu tiên được phân lập từ loài
G.lutea [2].
Hàm lượng gentiopicrosid trong rễ và thân rễ là 0,35%. Ngoài ra, còn có
gentioflavin, gentisin, scabrosid, triflorosid, swertiamarin, swerosid, amarogentin,
amaroswerin [2].
Hàm lượng gentiopicrosid phụ thuộc vào tuổi cây và thời gian thu hái. Với
loài G. scabra, hàm lượng gentiopicrosid cao nhất vào lúc cây 3 tuổi (7,8%), phần
trên mặt đất chứa khoảng 1% [2].

hKgWPBjY3cQjzvj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status