Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của một số hợp chất flavonoid từ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

g
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………..................................1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về chi Cyperus
1.1.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Cyperus…………………………….3
1.1.2. Thành phần hóa học của chi Cyperus………………………………….3
1.1.3. Tác dụng sinh học của chi Cyperus……………………………………5
1.2.Tổng quan về loài Cyperus stoloniferus Retz.
1.2.1. Vị trí phân loại của loài Cyperus stoloniferus Retz……………………8
1.2.2. Đặc điểm thực vật của loài Cyperus stoloniferus Retz………………..9
1.2.3. Phân bố và sinh thái…………………………………………………..10
1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến……………………………………11
1.2.5. Tính vị, công năng và công dụng……………………………………..12
1.2.6. Một số bài thuốc chứa củ gấu………………………………………...12
1.2.7. Thành phần hóa học của loài Cyperus stoloniferus Retz……………..14
1.2.8. Tác dụng sinh học của loài Cyperus stoloniferus Retz……………….15
Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị………………………………........18
2.2.Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….19
2.3.Phương pháp thực nghiệm
2.3.1. Kiểm nghiệm bột dược liệu và định tính thành phần hóa học………..19
2.3.2. Phương pháp phân lập các hợp chất.....................................................19
2.3.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất……….…...21
2.3.4. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa DPPH….........................................22
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.Kiểm nghiệm bột dược liệu và định tính thành phần hóa học. …………23
3.2.Chiết xuất và phân lập các hợp chất…………………………….............25
3.3.Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được…….............28
3.4.Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa ……..…………………………….36
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận…………………………………………………………............39
4.2. Đề xuất……………………………………………………………….....40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và điều kiện khí hậu
thuận lợi đã tạo nên một hệ thực vật đa dạng, phong phú nói chung và nguồn
dược liệu quý nói riêng. Trong đó, họ Cói có rất nhiều loài. Điển hình, trên
thế giới, họ Cói (Cyperaceae) có 95 chi, 3800 loài [7, 11, 14, 23]. Chi
Cyperus là chi lớn nhất trong họ Cói có 300 loài, phân bố rộng rãi ở khắp nơi
trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Cói có 27-30 chi, 301 loài ; chi Cyperus có 81
loài, phân bố khắp nơi trong cả nước từ vùng đồng bằng, ven biển, trung du
cho đến miền núi, có nhiều ở những nơi đất ẩm thấp [3, 5, 9, 11, 59]. Trong
chi Cyperus, có nhiều loài được dùng làm thuốc; trong đó, cỏ gấu là một loài
được sử dụng khá nhiều.
Cây cỏ gấu (hay còn gọi là củ gấu, hương phụ, cỏ cú) là một loại cỏ sống
lâu năm, mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường, trên mương, bãi
cỏ, bãi cát…. Chúng có thể sống cả trên đất nước lợ và nước mặn. Theo kinh
nghiệm dân gian cũng như các tài liệu nghiên cứu, thân rễ của cây cỏ gấu
được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau như: chữa kinh nguyệt không đều,
đau bụng kinh, các bệnh của phụ nữ, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn
không ngon, tiêu hóa kém, nôn mửa, cảm mạo,… [4, 9, 15, 56].
Trên thị trường dược phẩm, có rất nhiều chế phẩm chứa thành phần
hương phụ và đã được xếp vào danh mục thuốc thiết yếu năm 2005, được lưu
hành rộng rãi trong cả nước như: Cảm xuyên hương, Cao hương ngải, Cao ích
mẫu, Hoàn điều kinh, Cao ích mẫu. Đây là một trong những bài thuốc thiết
yếu để điều trị các chứng bệnh của phụ nữ [5, 22]. Những bài thuốc có thành
phần “hương phụ” ở Việt Nam, chủ yếu được khai thác từ loài củ gấu biển; do
hương phụ biển có nhiều hơn, củ to hơn, thu hái dễ dàng hơn so với hương
phụ vườn [4, 23]. Theo một số tài liệu nghiên cứu về hai vị thuốc này cho
thấy hương phụ biển được dùng làm thuốc với cùng công dụng như hương
phụ vườn [15, 26].
Về thành phần hóa học, theo một số nghiên cứu [19, 20, 26] đã xác định
được trong củ gấu biển có chứa : tinh dầu, alkaloid, flavonoid, glycosid tim,
tanin, saponin, acid hữu cơ, tinh bột….Tuy nhiên, đa phần chỉ nghiên cứu sâu
về thành phần và tác dụng của tinh dầu, còn các thành phần khác chỉ mới
nghiên cứu sơ bộ. Các nghiên cứu từ trước đến nay về flavonoid cho thấy
rằng flavonoid là một nhóm các chất chống oxy hóa rất mạnh, góp phần quan
trọng trong bảo vệ sức khỏe con người. Ví dụ, catechin là một flavonoid có
nhiều trong trà xanh và có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Theo F. Nanjo đã
chứng minh được catechin trong trà xanh có khả năng thu dọn gốc tự do đến
50% trong khoảng nồng độ từ 1 - 3 µM [53, 63]. Vậy thành phần flavonoid
trong củ gấu biển có hoạt tính chống oxy hóa không ? và khả năng chống oxy
hóa như thế nào ? Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tui xin tiến hành đề tài
“ Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của một số
flavonoid từ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) ” với các mục tiêu
như sau:
1. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid từ
củ gấu biển.
2. Thử hoạt tính chống oxy hóa của một số hợp chất flavonoid phân lập
được từ củ gấu biển.

Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Cyperus
1.1.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Cyperus
Trên thế giới, họ Cói (Cyperaceae) có 95 chi, 3800 loài. Trong đó, chi
Cyperus là chi lớn nhất có 300 loài, phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, họ Cói có 27-30 chi, 301 loài, chi Cyperus có 81 loài; phân bố
khắp nơi trong cả nước từ vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến miền
núi, có nhiều ở những nơi đất ẩm thấp [3, 5, 9, 11, 59].
Chi Cyperus là chi lớn nhất trong họ Cói có nhiều đặc điểm điển hình
của họ :
- Cây thảo sống hàng năm, có thân ngầm ở dưới đất mọc lên thân khí
sinh, thân có thiết diện 3 cạnh.
- Lá : hình giải có bẹ ôm lấy thân.
- Hoa : bông nhỏ có tiết diện dẹp, nhiều vảy, sắp xếp thành 2 hàng; cụm
hoa hình tán ; quả có tiết diện 3 cạnh ; nhụy chẻ 3. Đây là những đặc điểm để
phân biệt với các chi khác [7, 11, 16]. Trong chi Cyperus, có nhiều loài được
dùng làm thuốc; trong đó, hương phụ vườn thường được sử dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên, gần đây nhiều nơi đã dùng hương phụ biển với công dụng như
hương phụ vườn.
1.1.2. Thành phần hoá học của chi Cyperus
Một cuộc khảo sát của 170 loài thuộc 35 chi [32], cho thấy chi Cyperus
có:
- Aurone đã được tìm thấy trong lá của 25% mẫu và trong các chùm hoa
là 40%.
- Sulphuretin đã được tìm thấy lần đầu tiên trong Carex appressa.
- Flavon như tricin, luteolin và các methyl este (luteolin-5-methylete,
luteolin-7-methyl ete, diosmetin, acacetin).
- Flavonol như myricetin ; flavone-C-glycosid.
- Các carexidin-3-desoxyanthocyanidin đã được tìm thấy trong các cụm
hoa của 8 loài.
J. B. Harborne đã khảo sát lá của 62 loài thuộc 11 chi của họ
Cyperaceae [48] thấy chứa tricin, luteolin, quercetin, kaempferol và các
glycoflavones như tricin - 5 - glucoside, luteolin - 7 - arabinosylglucoside,
quercetin - 3 - rutinoside.
J. B. Harborne và cộng sự đã nghiên cứu 92 loài thuộc chi Cyperus ở
Úc [58] và xác định được:
- Trong lá chứa luteolin - 5 - methylete, quercetin - 3 - monomethylete,
ete 7 - dimethyl của kaempferol và quercetin; 3, 7, ether - trimethyl của
quercetin; tricin, luteolin và quercetin ở dạng glycoside.
- Trong chùm hoa luteolin - 5 - methylete dường như được thay thế bằng
7, 3’, 4’ - trihydroxyflavone.
Theo một số tác giả ở Ai Cập [29], ngoài luteolin và 7 - methyl ete của
nó, ở loài Cyperus conglomerates còn xuất hiện hai prenylflavan mới là 7, 3’ -
dihydroxy - 5, 5’- dimetoxy - 8 - prenylflavan và 5, 7, 3’ - trihydroxy - 5’ –
methoxy - 8 - prenylflavan. Các cấu trúc được xác định dựa trên phân tích phổ
CIMS, 1H-NMR, 13C-NMR, H-H COSY, HMBC và DEPT.
Z. Zhou và W. Yin [67] đã xác định được hai hợp chất mới, 1α -
methoxy - 3 β - hydroxy - 4α - (3’, 4’ - dihydroxyphenyl) - 1, 2, 3, 4 -
tetrahydronaphthalin và 1α, 3β - dihydroxy - 4α - (3’,4’- dihydroxyphenyl) -
1, 2, 3, 4 - tetrahydronaphthalin từ thân rễ Cyperus rotundus. Các cấu trúc
được xác định dựa trên phổ NMR, UV, IR và MS.
Năm 1993, một số tác giả [38] đã phân lập được coumarin từ Cyperus
incomplestus là umbeliferon, scopoletin; 5, 7 và 7, 8 - dimethoxycoumarin; 5,
7, 8 - trimethoxycoumarin, leptodaitilon, prenyletin; 5, 7 - dimethoxy - 8 - ( γ,
γ’ - dimethyl - allyloxy) coumarin và 7 - (γ, γ’- dimethy - allyloxy) - 8 -
methoxycoumarin.


X6rL2ll675Fz413
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status