Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục I
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt III
Danh mục các bảng IV
Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị...) VI
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành
của người nông dân thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 5
1.3. Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố nguy cơ
liên quan đến sức khoẻ của người tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 13
1.3. Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp
xúc với hoá chất bảo vệ thực vật đã triển khai tại Việt Nam 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Thời gian nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25
2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 27
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.8. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu 36

2.9. Khống chế sai số 37
2.10. Đạo đức nghiên cứu 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè 38
3.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của
người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 49
3.3. Các hoạt động của mô hình phòng chống nhiễm độc HCBVTV, bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
52
Chương 4. BÀN LUẬN 72
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng, bảo quản và phòng chống
ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật của người canh tác chè 72
4.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của
người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
80
4.3. Xác định vấn đề can thiệp, xây dựng mô hình phòng chống nhiễm
độc HCBVTV và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
85
4.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình 91
KẾT LUẬN 95
KHUYẾN NGHỊ 97
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là
một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Hoá chất bảo vệ
thực vật là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại của chúng đối với
sức khoẻ con người và môi trường sinh thái [134], nhưng nó cũng là một loại
hàng hoá rất thông dụng đối với những người làm nông nghiệp [72]. Nhiễm
độc hoá chất bảo vệ thực vật luôn là một vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức
khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp.
Trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp
tính hàng năm do ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật [115]. Trong đó có
khoảng 3 triệu người bị ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và 220 nghìn người tử
vong mỗi năm [133]. Trong khi nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên
thế giới ngày càng tăng, sản lượng hoá chất bảo vệ thực vật tăng từ 400.000 tấn
(1955) lên 4,4 triệu tấn (2009) [124]. Đi đôi với số lượng hoá chất bảo vệ thực
vật sử dụng tăng là số người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cũng tăng, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển, 99 % trường hợp ngộ độc xảy ra ở các
nước này, cho dù lượng tiêu thụ hoá chất bảo vệ thực vật chỉ chiếm 20 % [37],
[39]. Tuy nhiên, phần lớn người nông dân tại các nước này chưa nhận biết đầy
đủ về tác hại cũng như nguy cơ do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra [37].
Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn
nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy
ra gần 4.700 vụ, với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật
và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường
hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05 % [14]. Theo Hà Minh Trung
và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc
nghề nghiệp với hoá chất bảo vệ thực vật ít nhất cũng tới 11,5 triệu người.
Với tỷ lệ nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật mạn tính là 18,26 % thì số
người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [79].
Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi hoá chất bảo
vệ thực vật, 98 % trường hợp lạm dụng hay pha đặc hơn so với hướng dẫn
trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân khi phun hoá chất bảo vệ thực vật [35], [55], [86].
Việt Nam có diện tích chè khoảng 120.000 ha hiện đứng thứ 5 trên thế
giới về số lượng chè xuất khẩu (hơn 100.000 tấn năm 2009) [16]. Sử dụng
hoá chất bảo vệ thực vật trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng
thuốc sử dụng và số lần phun [53], [71]. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với
gần 16.000 ha, chè Thái Nguyên nổi tiếng trong nước và thế giới. Nhiều khu
vực chuyên canh chè thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng khó khăn,
điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp [55],
[86]. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật còn hạn
chế. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng hướng dẫn
gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người [61], [86]. Đã có một số
đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người
chuyên canh chè nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu can thiệp có hệ thống
giúp người chuyên canh chè bảo vệ sức khoẻ trong khi tiếp xúc với hoá chất
bảo vệ thực vật. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông
dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp với điều kiện
thực tế nơi đây chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp
xúc với hoá chất bảo vệ thực vật.
2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức
khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật.
3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức
khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status