Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Tên gọi..........................................................................................................3
1.2. Đặc điểm thực vật .........................................................................................3
1.3. Phân bố .........................................................................................................3
1.4. Thu hái, chế biến ...........................................................................................4
1.5. Thành phần hóa học ......................................................................................4
1.6. Tác dụng sinh học .......................................................................................11
1.7. Công dụng................................................................................................... 13
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................15
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu ......................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .....................................................19
3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây .............19
3.1.1. Mô tả dược liệu .....................................................................................19
3.1.2. Soi bột................................................................................................... 19
3.1.3. Vi phẫu ................................................................................................. 24
3.1.4. Định tính............................................................................................... 29
3.1.5. SKLM ................................................................................................... 30
3.1.6. Độ ẩm ................................................................................................... 33
3.1.7. Tro toàn phần........................................................................................33
3.1.8. Xác định chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết nóng) ........34
3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây.....................................35
BÀN LUẬN.......................................................................................................... 40
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.......................................................................................42

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt
Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối
với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu
thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các
ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát
triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước
ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan
chức năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng
nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng
không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên
nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm
dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu
chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu
chuẩn đó.
Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc
từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn
vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc
dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết
áp [13],[16]… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có
tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu [11],[15],[24],[26]…
Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây đang ngày càng nhận được sự
quan tâm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được
tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu
Cần tây” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề tài được thực

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status