Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu Ngấy hương tại tỉnh Hà Tĩnh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ HOA HỒNG (ROSACEAE) .................................2
1.1.1. Vị trí phân loại họ Hoa hồng (Rosaceae) .................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa hồng (Rosaceae) ............................................2
1.1.3. Phân loại thực vật họ Hoa hồng...............................................................2
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI RUBUS..................................................................3
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Rubus .................................................3
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật chi Rubus:............................................................3
1.2.1.2. Phân loại thực vật chi Rubus: ............................................................4
1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Rubus.....................................................5
1.2.2.1. Rubus alceaefolius Poir. Syn. R.moluccanus Hook.f. – Mâm xôi ......5
1.2.2.2. Rubus parvifolius L. Syn. R.triphyllus Thunb – Ngấy tía, Ngấy lá nhỏ
......................................................................................................................6
1.2.2.3. Rubus rosaefolius Sm. – Ngấy lá hồng..............................................6
1.2.2.4. Rubus cochinchinensis Tratt – Ngấy hương.......................................7
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 11
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.................................11
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ........................................................................11
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.........................................................................11
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ........................................................................11
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu .......................................................11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................12
2.2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu hiển vi.............................12
2.2.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học..............................................12
2.2.3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vật lý, hóa lý.................................................12
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: ........................................................12
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .................................................13
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC DƯỢC LIỆU NGẤY HƯƠNG ...13
3.1.1. Mô tả về cây Ngấy hương .....................................................................13
3.1.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu .....................................................14
3.1.3. Nghiên cứu vi học bột dược liệu............................................................17
3.2. SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU NGẤY
HƯƠNG BẰNG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC.............................................19
3.2.1. Phản ứng định tính Glycosid tim ...........................................................19
3.2.2. Định tính Saponin trong dược liệu.........................................................20
3.2.3. Định tính hợp chất anthranoid trong dược liệu.......................................21
3.2.4. Định tính flavonoid ...............................................................................22
3.2.5. Định tính coumarin ...............................................................................23
3.2.6. Định tính tanin ......................................................................................24
3.2.7. Định tính alcaloid..................................................................................25
3.2.8. Định tính acid hữu cơ............................................................................25
3.2.9. Định tính đường khử .............................................................................26
3.2.10. Định tính acid amin.............................................................................26
3.2.11. Định tính polysaccharid.......................................................................26
3.2.12. Định tính chất béo ...............................................................................27
3.2.13. Định tính caroten.................................................................................27
3.2.14. Định tính sterol....................................................................................27
3.2.15. Định tính iridoid..................................................................................27
3.3. SẮC KÝ LỚP MỎNG, XÂY DỰNG CHỈ TIÊU NHẬN BIẾT VÀ KIỂM
NGHIỆM NGẤY HƯƠNG..............................................................................29
3.3.1. Xác định chỉ số tạo bọt..........................................................................33
3.3.2. Xác định chỉ số phá huyết .....................................................................34
3.3.3. Định lượng saponin toàn phần có trong dược liệu Ngấy hương bằng
phương pháp cân............................................................................................. 36
3.4. XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM KHÁC CHO DƯỢC
LIỆU NGẤY HƯƠNG .....................................................................................37
3.4.1. Cảm quan.............................................................................................. 37
3.4.2. Độ ẩm ................................................................................................... 37
3.4.3. Tro toàn phần........................................................................................38
3.4.4. Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng ethanol theo
phương pháp chiết nóng..................................................................................39
3.4.5: Xác định tỷ lệ phần trăm tạp chất trong dược liệu .................................40
3.5. BÀN LUẬN ................................................................................................ 39
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................43
4.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 43
4.2. ĐỀ XUẤT................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh nền y học hiện đại, nền y học cổ truyền có đóng góp vô cùng to lớn
trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng. Việt Nam là một trong
những nước có nền y học cổ truyền lâu đời với những bài thuốc hay và những cây
thuốc quý. Đã có rất nhiều dược liệu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Tuy
nhiên cũng còn nhiều cây thuốc chưa được nghiên cứu cụ thể mà Ngấy hương là
một trong số đó.
Ngấy hương là cây bụi thân leo, thường mọc hoang ở ven rừng hay nơi đã
phát quang bụi rậm hay đồi cây bụi. Ngấy hương có tác dụng kích thích tiêu hóa,
bổ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe, giải độc tiêu phù. Nhằm khai thác nguồn nguyên
liệu này tại địa phương, công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã và đang tiến hành
nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
Dược điển Việt Nam IV chưa có chuyên luận riêng về dược liệu Ngấy hương.
Nhằm mục đích đưa dược liệu Ngấy hương vào sản xuất, năm 2012 công ty Cổ
phần Dược Hà Tĩnh đã kết hợp với bộ môn Dược Liệu – Trường Đại Học Dược Hà
Nội triển khai dự án nghiên cứu về tiêu chuẩn của nguyên liệu Ngấy Hương.
Đề tài “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG TẠI
TỈNH HÀ TĨNH” là một phần trong dự án nghiên cứu về nguyên liệu Ngấy hương
mục tiêu:
Xây dựng cơ sở dữ liệu để thành lập tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu
Ngấy hương.
Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm vi học, hóa học của dược liệu mang tên Ngấy hương và
xây dựng tiêu chuẩn định tính, định lượng nhóm chất chính có trong dược liệu Ngấy
hương.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhằm góp phần xây dựng tiêu
chuẩn cơ sở cho nguyên liệu Ngấy hương.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ HOA HỒNG (ROSACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Hoa hồng (Rosaceae)
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan 2009 họ Hoa hồng (Rosaceaae) thuộc bộ
Hoa hồng (Rosales), phân lớp Hoa hồng (Rosoideae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), nghành Ngọc lan (Magnoliopsida), giới thực vật (Plante).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Hoa hồng (Rosales)
Họ Hoa hồng (Rosaceae)
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa hồng (Rosaceae)
Theo sách Thực vật học, họ Hoa hồng có các đặc điểm sau:
Cây gỗ, bụi hay cây cỏ. Lá đơn hay kép, mọc so le. Có 2 lá kèm, đôi khi đính
với gốc cuống lá. Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hay xim. Hoa
lưỡng tính, đều, mẫu 5. Đế hoa phẳng, lồi hay lõm hình chén, miệng chén dính với
gốc lá đài và cánh hoa. Đài 5, dính nhau ở gốc. Tràng 5, có khi không cánh. Bộ nhị
thường nhiều nhị, có khi chỉ có 5 hay 10 nhị. Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời hay 1-
2-5 lá noãn dính liền, mỗi lá noãn thường có 2 hay nhiều noãn. Bầu trên hay dưới.
Quả đóng, quả đại, quả mọng kiểu táo hay quả hạch. Hạt thường không có nội nhũ
[5].
1.1.3. Phân loại thực vật họ Hoa hồng
Theo sách Thực vật học, họ Hoa hồng gồm 4 phân họ:
Phân họ Thủy bìa (Spiraecoidence): Cây bụi, lá đơn mọc so le, bộ nhụy gồm 5
lá noãn rời, quả gồm các đại hay quả nang.
Phân họ hoa hồng (Rosoideae): Lá kép 3-5 lá chét, bộ nhị thường 10 đến nhiều
nhị rời. Quả tụ.
Phân họ Táo tây (Maloideae): Lá đơn, nguyên, 2-5 lá noãn trong đế hoa lõm,
bầu dưới. Quả mọng kiểu táo.
Phân họ Mận (Prunoideae): Lá đơn, bộ nhụy có 1 lá noãn, rất ít khi 2-5, bầu
trên. Quả hạch.
Ở Việt Nam có 20 chi, khoảng 130 loài, chủ yếu mọc hoang, một số loài được trồng
làm cảnh (Hoa hồng, Đào), ăn quả (Táo, Lê, Mơ, Mận, Đào) [5].
Theo Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam gồm có các chi:
Chi Neillin Chi Rubus
Chi Pyracantha Chi Fragaria
Chi Sorbus Chi Duchesnea
Chi Photonia Chi Potentilla
Chi Eriobotrya Chi Geum
Chi Stranvaesia Chi Agrimonia
Chi Rhaphiolepis Chi Rosa
Chi Pyrus Chi Prunus
Chi Malus Chi Chrysobalanus
Chi Docynia Chi Parinari [9].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI RUBUS
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Rubus
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật chi Rubus: Cây bụi hay cây bụi thấp, lá rụng sớm, đôi
khi là những cây cỏ, cây gỗ lâu năm. Thân cây thẳng đứng, leo, uốn cong, hay phủ
phục, nhẵn hay có lông, thường là có gai hay lông, đôi khi có lông tiết, hiếm khi
không có gai. Lá mọc so le, có cuống lá, lá đơn, kép hình chân vịt hay lông chim,
chia hay không phân chia, có răng cưa, nhẵn hay có lông, đôi khi có lông tiết, lá
kèm dính liền với cuống lá, không chia hay đôi khi xẻ thùy, lâu dài hay rụng sớm,
gần chân của cuống lá hay tại đường giao nhau của thân và cuống lá. Hoa lưỡng
tính, hiếm khi đơn tính và cây đơn tính khác gốc, cụm hoa xim, cành hoa, hay ngù,
hay một số trong các cụm, hay đơn độc. Đài hoa được mở rộng, đôi khi với một
ống ngắn rộng, đài hoa kéo dài, thẳng đứng hay ngược lại, (4 hay 5-8). Cánh hoa

x8K3BLv1kLRx4qF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status