Nghiên cứu thành phần hóa học và thử tác dụng hạ đường huyết của cao lỏng rễ ngưu bàng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN............................................................................................3
1.1.Thực vật học……………………………………………………………………..3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Arctium L………………………………............ 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Arctium L……………………………………3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Arctium lappa L........................ ......3
1.2. Thành phần hóa học…………………………………………………………….4
1.3. Tác dụng sinh học……………………………………………… ………………8
1.3.1. Tác dụng…………………………………………………………………8
1.3.2. Công dụng……………………………………………… ……………...11
1.4. Một số phương pháp gây tăng đường huyết trên thực nghiệm…… .………….13
1.4.1. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng alloxan................... .. ..........13
1.4.2. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng Streptozocin............. ..........14
1.4.3. Phương pháp gây tăng đường huyết bằng glucose ngoại sinh................14
1.4.4. Phương pháp gây ĐTĐ typ 2 do chế độ ăn giàu chất béo kết hợp alloxan ...... 14
1.4.5. Một số phương pháp khác......................................................... .............16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................17
2.1. Nguyên vật liệu………………………………………………………………...17
2.1.1. Nguyên liệu……………………………………………………………..17
2.2. Phương tiện nghiên cứu………………………………………………………..17
2.2.1.Thuốc thử, dung môi, hoá chất……………………………………….....17
2.2.2 Động vật thí nghiệm.................................................................................18
2.2.3. Phương tiện và máy móc…………………………………….…………18
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………18
2.3.1. Nghiên cứu về hóa học…………………………………………………18
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng trên đường huyết………………………………...18
2.3.3. Xử lý số liệu……………………………………………………………21
PHẦN 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ…………………… ………………..22
3.1. Nghiên cứu về hóa học………………………………………………………...22
3.1.1. Định tính một số nhóm chất trong dược liệu bằng phản ứng hóa học ..22
3.1.2. Chiết phân đoạn………………………………………… .……………23
3.1.2.1. Xác định độ ẩm của dược liệu……………………………...23
3.1.2.2. Chiết xuất……………………………………............…………….23
3.1.3. Định tính cắn toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng……… ............…………….25
3.1.4. Định tính cắn các phân đoạn……………………………...........……………26
3.1.4.1. Định tính phân đoạn n-hexan………………….............…………..26
3.1.4.2. Định tính phân đoạn chloroform…………… ........... …………….29.
3.1.4.3. Định tính phân đoạn ethylacetat…………… .............…………….33
3.2. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao lỏng Ngưu bàng…… …………35
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sau10 ngày uống thuốc………………… .......... ………35
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sau 20 ngày uống thuốc……………............…………..39
3.2.3. Kết quả giải phẫu bệnh: Hình ảnh gan và tụy…………….............…………43
3.2.3.1. Kết quả đại thể gan, tụy chuột nhắt trắng……… ............ ………..43
3.2.3.2. Kết quả vi thể gan chuột nhắt trắng…………… ............…………44
3.2.3.3. Kết quả đại thể tụy……………………………… ........... ………..45
3.2.3.4. Kết quả vi thể tụy……………………………...........…………….45
3.3. Bàn luận……………………………………………………………… ……….47
3.3.1. Về mặt hóa học………………………………………… ...........…………...47
3.3.2. Về tác dụng của cao lỏng Ngưu bàng trên glucose huyết và các chỉ
số sinh hóa khác…………………………………… ..........………………...48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………… ………………53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trên thế giới xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn
thuốc mới và sử dụng thuốc từ thảo dược ngày càng tăng. Ở Việt Nam, với lợi thế
về địa hình và khí hậu đã tạo ra nguồn tài nguyên cây cỏ vô cùng phong phú cũng
như nguồn dược liệu dồi dào cùng với tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ lâu đời.
Tuy nhiên nhiều loài cây được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian mà chưa
có hay có rất ít nghiên cứu có giá trị khoa học.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam có một thảm thực vật
phong phú và đa dạng với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao [1], khoảng 4.000
loài được sử dụng làm thuốc. Tuy vậy chỉ có một số lượng ít loài cây và vị thuốc
được sử dụng ở mức độ tương đối phổ biến theo kinh nghiệm dân gian hay theo y
học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu kỹ và đầy đủ.
Ngưu bàng có tên khoa học là Arctium lappa L., họ Cúc Asteraceae thuộc
chi Arctium L, cây còn có tên gọi khác như: Đại đao, á thực, hắc phong tử, thứ niêm
tử, ngưu báng, ngưu bảng [7]. Ngưu bàng được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam
từ năm 1959, đã được trồng thử ở Lào Cai, Lai Châu, Nghĩa Lộ [6]. Trong y học cổ
truyền, Ngưu bàng mới chủ yếu dùng hạt (ngưu bàng tử) làm thuốc điều trị cảm
cúm, trị viêm phổi, viêm amidal, trị sốt, chữa họng hầu sưng đau, có tác dụng cầm
máu, giải độc, nhuận tràng… Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên
cứu hóa thực vật cũng như thử tác dụng sinh học của rễ Ngưu bàng và cho những
kết quả rất đáng ngạc nhiên về tiềm năng chữa các bệnh “thời đại” như bảo vệ gan,
hạ đường huyết, chống ung thư, ức chế HIV….. [53], [18].
Hiện đã có một số nghiên cứu về rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn) tại trường
ĐH Dược HN, và bước đầu đã thu được các kết quả về mặt thực vật, thành phần hóa
học, một số tác dụng sinh học … Nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thành phần hóa học
cũng như tác dụng sinh học của rễ Ngưu bàng, đề tài: “Nghiên cứu thành phần
hóa học và thử tác dụng hạ đường huyết của cao lỏng rễ Ngưu bàng’’ được thực
hiện với mục tiêu sau:
1. Sơ bộ nghiên cứu thành phần hóa học của rễ Ngưu bàng.
2. Thử tác dụng hạ đường huyết của cao lỏng rễ Ngưu bàng.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất các thành phần từ rễ Ngưu bàng bằng phương pháp chiết lỏng lỏng.
3. Định tính sự có mặt của các nhóm chất trong các dịch chiết bằng phản ứng
hóa học và sắc ký lớp mỏng.
4. Thăm dò tác dụng hạ đường huyết của cao lỏng Ngưu bàng trên mô hình gây
đái tháo đường cho chuột bằng chế độ ăn kết hợp alloxan.
Phần 1
TỔNG QUAN
1.1.THỰC VẬT HỌC
1.1.1.Vị trí phân loại của chi Arctium L.
Ngưu bàng có tên khoa học là Arctium lappa L., họ Cúc Asteraceae thuộc
chi Arctium L, cây còn có tên gọi khác như: Đại đao, á thực, hắc phong tử, thứ niêm
tử, ngưu báng, ngưu bảng [7].
Trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtaijan, vị trí của chi Arctium L.
được tóm tắt như sau:[5], [8], [15].
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cúc (Asteridae)
Bộ Cúc (Asterales)
Họ Cúc (Asteraceae)
Phân họ Hoa ống (Tubuliflorae)
Chi Arctium L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Arctium L.
Cây thảo, lá ở gốc xếp hình hoa thị, lá ở thân mọc so le [5]. Cụm hoa đầu có
bao chung, gồm nhiều lá bắc kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở đỉnh. Khi chín sẽ
thành móc quặp giúp cho sự phát tán nhờ động vật [5]. Chi Arctium L. gồm 10 loài
ở vùng ôn đới lục địa. Ở nước ta có nhập trồng một loài là Arctium lappa L. [7].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Arctium lappa L.
Đặc điểm thực vật:
Cây thảo sống hai năm hay nhiều năm, cao 1,5-2m, thân thẳng phân nhánh,
có rãnh dọc, màu tím tía, có lông. Lá trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và so
le ở trên thân, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn [5], [6], [18], cuống lá dài, phiến lá
to rộng, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay lượn sóng. Lá dài 30-
40cm, rộng 20-30cm. Cụm hoa hình đầu mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm. Hoa


E19eG07t33kfoR7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status