Nghiên cứu đặc điểm vi học thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây đơn châu chấu - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA
CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU
(Aralia armata (Wall.) Seem.
họ Nhân sâm (Araliaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 3
1.1. THỰC VẬT ......................................................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Aralia L..................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của chi Aralia L. .............. 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của loài Aralia armata
(Wall.) Seem............................................................................................ 4
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................. 5
1.2.1. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aralia L................. 5
1.2.2. Thành phần hóa học của loài Aralia armata (Wall.) Seem. ............ 7
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC...................................................................... 7
1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia L.................... 7
1.3.2. Tác dụng sinh học của Aralia armata (Wall.) Seem..................... 10
1.3.3. Công dụng của Aralia armata (Wall.) Seem. ............................... 10
1.4. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU ..................... 11
1.4.1. Chữa sưng vú............................................................................... 11
1.4.2. Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan ................................ 11
1.4.3. Chữa phù thũng............................................................................ 11
1.4.4. Chữa hen...................................................................................... 11
1.4.5. Chữa viêm khớp........................................................................... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 12
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ................................................ 12
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ......................................................... 12
2.1.2. Hóa chất, dung môi...................................................................... 13
2.1.3. Thiết bị và công cụ ...................................................................... 14
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 14
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học......................................................... 14
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................... 14
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân cây Đơn châu chấu.......................................................... 14
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 14
2.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu ................................................................ 14
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học......................................................... 15
2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................... 15
2.3.4. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân Đơn châu chấu ................................................................ 16
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................. 18
3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học của Đơn châu chấu ................................ 18
3.1.1. Đặc điểm giải phẫu ...................................................................... 18
3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu................................................................ 21
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Đơn châu chấu........................... 26
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây Đơn châu chấu bằng
phản ứng hóa học................................................................................... 26
3.2.2. Chiết xuất và định tính các phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký lớp
mỏng ..................................................................................................... 37
3.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn phần
của thân Đơn châu chấu ............................................................................ 48
3.3.1. Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự doDPPH ................. 48
3.3.2. Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do superoxyd .......... 51
3.4. BÀN LUẬN....................................................................................... 54
3.4.1. Về đặc điểm vi học ...................................................................... 54
3.4.2. Về thành phần hóa học................................................................. 54
3.4.3. Về tác dụng chống oxy hóa invitro trên thử nghiệm DPPH và
superoxid. .............................................................................................. 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 57
1. KẾT LUẬN............................................................................................. 57
2. ĐỀ XUẤT................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC
Với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đã
tạo cho Việt Nam có một nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nhiều thế
kỷ qua, trên cơ sở nền y học dân tộc lâu đời, loài người đã biết sử dụng nguồn
nguyên liệu thực vật, động vật, khoáng vật để làm thuốc chữa bệnh.
Trên cơ sở nền khoa học kỹ thuật phát triển, những năm gần đây đã có
nhiều hoạt chất mới được phân lập từ dược liệu, nhiều bài thuốc chữa bệnh
bằng dược liệu đã được sử dụng rộng rãi, đưa nền Y học cổ truyền Việt Nam
tiến một bước mới trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
Tuy nhiên, nhiều cây thuốc mới chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian
mà chưa được làm sáng tỏ bằng khoa học. Do đó, việc nghiên cứu nhằm làm
rõ đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây thuốc
bằng khoa học hiện đại là rất cần thiết.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện nay, người ta quan tâm nhiều
đến tác dụng chống oxy hóa và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm
kiếm các vị thuốc, dược liệu có tác dụng quét gốc tự do được công bố.
Cây Đơn châu chấu, hay còn gọi là cây Cuồng, Đinh lăng gai là một
cây thuộc chi Aralia L., họ Nhân sâm (Araliaceae). Ở Việt Nam, Đơn châu
chấu được phân bố tương đối rộng rãi từ vùng núi có độ cao khoảng 1500m
đến trung du và đôi khi cả ở vùng đồng bằng. Cây được sử dụng khá phổ biến
trong nhiều bài thuốc dân gian. Trên thế giới đã có nhiều công trình công bố
chứng minh hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thuộc chi Aralia L.
nhưng những nghiên cứu khoa học về loài này vẫn còn ít, đặc biệt là những
nghiên cứu về tác dụng dược lý.
Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, chúng tui đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học
và tác dụng chống oxy hóa của cây Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall.)
Seem., họ Nhân sâm (Araliaceae))” với những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm vi học của rễ, thân, lá cây Đơn châu chấu.
2. Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học của rễ, thân, lá cây Đơn châu
chấu.
3. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn phần
thân cây Đơn châu chấu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Aralia L.
Theo Hệ thống phân loại Takhtajan, chi Aralia L. được xếp vào họ
Nhân sâm (Araliaceae). Vị trí phân loại của chi Aralia L. được tóm tắt theo sơ
đồ sau [13].
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cúc (Asteridae)
Liên bộ Thù du (Cornanae)
Bộ Hoa tán (Apiales)
Họ Nhân sâm (Araliaceae)
Chi Aralia L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của chi Aralia L.
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật của chi Aralia L.
Cây gỗ nhỏ hay cây bụi, có gai hay không có gai, thân rễ. Lá lớn, kép
lông chim 1-3 lần, có 3-20 lá chét, có đường răng cưa nhỏ, khía tai bèo, hoặc
uốn lượn, cuống lá có bẹ.
Hoa lưỡng tính cùng gốc hay khác gốc, hợp thành cụm hoa hình chùy,
tán hay ngù, thường mọc ở đầu cành hay nách. Cuống nhỏ, có khớp nối bên
dưới bầu nhụy. Hoa mẫu 5, đài 5 răng cưa, cánh hoa xếp lợp, nhị hoa 5. Bầu
nhụy có 5 hay 6 lá noãn, rời hay dính liền tại gốc. Quả mọng, thường có
hình cầu, đôi khi 3-5-góc. Hạt hẹp theo bề ngang, nội nhũ đồng nhất [17].
1.1.2.2. Phân bố sinh thái của chi Aralia L.
Chi Aralia L. gồm những cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, và một số ít loài
ở vùng ôn đới. Trung tâm phân bố chủ yếu là miền Nam và Tây Nam châu Á,
và quần đảo Thái Bình Dương (đặc biệt là New Caledonia) [13].

G2Ff66Dendh12LT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status