Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành và ổn định nhũ tương - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Vài nét về nhũ tương tương tiêm truyền . 2 1.1.1 T hành phần của nhũ tương 2 1.1.1.1. P ha dầu. 2 1.1.1.2. P ha nước. 3 1.1.1.3. C ác thành phần khác 3 1.1.2 Một số chỉ tiêu của nhũ tương tiêm truyền 5 1.2.Độ bền động học của nhũ tương. 6 1.2.1 T ốc độ tách lớp của các tiểu phân nhũ tương 6 1.2.1.1. C hênh lệch tỷ trọng của PPT và MTPT 6 1.2.1.2. Kí ch thước tiểu phân nhũ tương 6 1.2.1.3. Đ ộ nhớt của MTPT 7 1.2.2 L ực tương tác giữa các tiểu phân nhũ tương. 8 1.2.3 N hiệt độ . 9 1.3. Một số chế phẩm nhũ tương tiêm truyền .10 1.4. Các phương pháp bào chế nhũ tương10 1.5. Một số phương pháp xác định kích thước tiểu phân .12 1.5.1 P hương pháp kính hiển vi 12 1.5.2 P hương pháp xác định bằng ly tâm sa lắng 13 1.5.3 P hương pháp tán xạ ánh sang động 13 1.6. Một số phương pháp xác định thế Zeta.14 1.6.1 P hương pháp điện di.14 1.6.2 P hương pháp điện di phân tích tán xạ ánh sáng ( Electrophoretic Light Scattering) .14 1.6.3 P hương pháp phân tích sóng âm .15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16 2.1. Nuyên liệu, thiết bị.16 2.1.1 N guyên vật liệu 16 2.1.2 T hiết bị .16 2.2. Nội dung nghiên cứu17 2.3. Phương pháp nghiên cứu .17 2.3.1 P hương pháp bào chế nhũ tương.17 2.3.2 P hương pháp xác định kích thước và phân bố kích thước tiểu phân .18 2.3.3 P hương pháp xác định thế Zeta .18 2.3.4 P hương pháp điều chỉnh đẳng trương nhũ tương 18 2.3.5 P hương pháp đánh giá độ bền động học của nhũ tương19 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của chất diện hoạt đến nhũ tương .20 3.1.1 K hảo sát loại chất diện hoạt20 3.1.2 K hảo sát khả năng nhũ hóa của Lecithin, Cremophor EL.20 3.2. Khảo sát chất tạo thế Zeta 22 3.2.1 K hảo sát ảnh hưởng của natri oleat và natri stearat đến thế zeta 22 3.2.2 K hảo sát tác dụng phối hợp natri oleat đến sự hình thành nhũ tương 24 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của chất điều chỉnh đẳng trương25 3.4. Đánh giá ảnh hưởng của pH đến độ ổn định nhũ tương 28 3.5. Khảo sát ảnh hưởng của hệ đệm phosphat .31 3.6. Bàn luận32 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.34 4.1. Kết luận 34 4.2. Đề xuất 34 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhũ tương dầu trong nước là dạng bào chế quan trọng trong việc đưa các
dược chất thân dầu vào các chế phẩm thuốc nhằm tăng khả năng giải phóng, hấp thu
thuốc và cải thiện sự chấp nhận của người dùng. Dạng bào chế nhũ tương có thể là
thuốc bôi ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc tiêm. Nhũ tương tiêm truyền là
hệ phân tán vi dị thể trong đó các giọt dầu có kích thước nhỏ hơn 1 µm được phân
tán trong môi trường nước. Nhờ đó, có thể đưa trực tiếp các dược chất kị nước vào
tĩnh mạch và nhanh chóng phát huy tác dụng toàn thân. Các nhóm hoạt chất trong
các nhũ tương tiêm tryền thường gặp là thuốc gây mê tĩnh mạch, thuốc an thần, các
lipid và các vitamin tan trong dầu.
Bên cạnh những ưu điểm về khả năng ổn định dược chất và tăng sinh khả
dụng, nhũ tương nano có nhược điểm kém bền về mặt động học. Trong quá trình
bảo quản, các tiểu phân nhũ tương có xu thế kết hợp lại với nhau làm tăng kích
thước hạt, nhũ tương tách lớp. Điều này làm thuốc không giữ được các đặc tính ban
đầu, ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của thuốc. Hai yếu tố quan trọng ảnh
hưởng nhiều đến độ ổn định động học của nhũ tương là kích thước tiểu phân và thế
zeta. Đây là 2 tiêu chí quan trong trong việc đánh giá độ ổn định của thuốc. Kích
thước tiểu phân và thế zeta được quyết định bởi thành phần nhũ tương và công nghệ
bào chế.
Với mục đích góp phần vào việc phát triển thuốc tiêm dạng nhũ tương tại
Việt Nam, chúng tui thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần
đến sự hình thành và ổn định của nhũ tương” với các mục tiêu:
1. Khảo sát được ảnh hưởng của chất diện hoạt và chất tạo thế zeta lên sự
hình thành nhũ tương.
2. Khảo sát được ảnh hưởng của pH, chất điều chỉnh đẳng trương và hệ đệm
lên sự ổn định của nhũ tương. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.7. Vài nét về nhũ tương tiêm truyền
Nhũ tương thuốc là những hệ phân tán cơ học vi dị thể được hình thành từ 2
chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng là pha phân tán (pha nội, pha
không liên tục) được phân tán vào chất lỏng thứ 2 là môi trường phân tán (pha
ngoại, pha liên tục) dưới dạng các tiểu phân có đường kính từ 0,1 µm đến vài chục
µm. Có các kiểu nhũ tương là dầu trong nước (D/N), nước trong dầu (N/D) hoặc
nhũ tương kép [3],[4],[23].
Nhũ tương tiêm truyền là nhũ tương nano của dầu béo trong nước dùng theo
đường tĩnh mạch, trong đó kích thước các hạt nhũ tương thay đổi từ 200 – 500nm
[12]. Đây là những chế phẩm có nồng độ đậm đặc nên phù hợp cho những người
cần hạn chế đưa dịch vào cơ thể, những người có nhu cầu về năng lượng tăng hoặc
yêu cầu về năng lượng cơ bản và việc hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa không
đủ cung cấp năng lượng.
1.1.1. Thành phần của nhũ tương
1.7.1.1. Pha dầu
Pha dầu trong nhũ tương tiêm truyền thường gồm dầu béo có vai trò là dung
môi và các tá dược thân dầu (chất diện hoạt, chất chống oxy hóa…). Dược chất
thường được phân bố chủ yếu trong pha dầu. Các loại dầu thường sử dụng là: dầu
đậu nành tinh chế, dầu rum, dầu bông, các triglycerid mạch dài (LCT) và triglycerid
mạch trung bình (MCT), khi dùng có thể phối hợp nhiều loại để tăng hiệu quả điều
trị [11], [24]. Thành phần của một số loại dầu được liệt kê trong bảng 1.


W1ulY9uy8yv1BMZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status