Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƢỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
6
1.1. Khái niệm về quyền quản lý của người sử dụng lao động 6
1.2. Sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động của Nhà nước với quyền
quản lý của người sử dụng lao động
15
1.3. Đặc điểm quyền quản lý của người sử dụng lao động 20
1.4. Nội dung quyền quản lý của người sử dụng lao động 24
1.5. Các biện pháp quản lý lao động 29
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA
NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
31
2.1. Quyền tuyển chọn lao động 31
2.2. Quyền xây dựng công cụ pháp lý để quản lý lao động 48
2.3. Quyền giám sát, điều hành quá trình lao động 59
2.4. Quyền xử lý người lao động vi phạm các quy tắc quản lý 63
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN QUẢN LÝ CỦA
NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
83
3.1. Sự cần thiết và những quan điểm đề xuất hoàn thiện pháp luật về
quyền quản lý của người sử dụng lao động
83
3.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền quản lý lao
động của người sử dụng lao động
90
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động tất yếu, khách quan, gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của lịch sử loài người. Lao động tạo ra của cải vật chất cũng như các giá trị
tinh thần cho con người, xã hội. Chính vì thế, xây dựng mối quan hệ lao động
hài hòa, tiến bộ là động lực phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực
lao động, quan hệ lao động tồn tại song song và xuyên suốt toàn bộ quá trình lao
động phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ. Nó mang tính bao quát toàn bộ các nghĩa
vụ, quyền lợi giữa hai bên, mỗi khía cạnh tạo nên tổng thể, sự tác động qua lại
giữa các chủ thể tạo nên quan hệ lao động thống nhất. Trong đó, luôn luôn tồn
tại mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ mà đặc trưng là quyền quản lý của
NSDLĐ đối với NLĐ. Quyền quản lý là tất yếu trong mọi quan hệ có tổ chức và
trong lao động, nó hình thành từ khi bắt đầu đến khi chấm dứt quan hệ lao động.
Do đó, việc nghiên cứu quyền quản lý lao động nhằm nghiên cứu toàn diện, có
hệ thống quan hệ tương quan trong tất cả các khâu, giai đoạn của quan hệ lao
động, từ đó đánh giá một cách đầy đủ, logic và khoa học đối với những quy
phạm pháp luật liên quan, điều chỉnh lĩnh vực này.
Quyền quản lý của NSDLĐ được pháp luật quy định khá toàn diện, mở
rộng hơn nội dung quyền quản lý của NSDLĐ so với BLLĐ các năm trước. Tuy
vậy, pháp luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc, NSDLĐ được phép làm
những điều pháp luật không cấm, điều này là điểm tiến bộ song cũng đặt ra
những vướng mắc trong thực tiễn do một số quy định vẫn chưa phù hợp, thiếu
khả thi. Không những thế, một số quy định về quyền quản lý của NSDLĐ còn
rộng, hệ thống văn bản pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể, triệt để và rõ ràng. Vì
thế, khi áp dụng trong thực tiễn quan hệ lao động, NSDLĐ có xu hướng tùy tiện,
hành xử theo cảm tính, không tuân theo quy định và thể hiện đúng tinh thần của
pháp luật, ảnh hưởng đến đời sống, tâm tư của NLĐ. Xuất phát từ các vấn đề
nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong
pháp luật lao động Việt Nam” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ là có
cơ sở về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu toàn diện, quy mô về
quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Năm 2010 có khóa luận tốt nghiệp sinh
viên hệ cử nhân trường Đại học Luật Hà Nội “Pháp luật lao động về quyền quản
lý lao động của NSDLĐ” của sinh viên Bùi Xuân Thọ nhưng mới chỉ dừng lại ở
việc nhận định sơ bộ quy phạm pháp luật hiện hành, năm 2014 có luận án Tiến
sĩ của Đỗ Thị Dung với đề tài “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người
sử dụng lao động ở Việt Nam”,đề tài đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện về quyền 2
quản lý lao động nhưng đây là đề tài ở cấp độ cao hơn. Do vậy, chưa có công
trình nghiên cứu nào ở cấp độ Thạc sĩ về nội dung quyền quản lý lao động, nên
việc nghiên cứu đề tài “Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam” là không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu làm rõ lý luận về quyền quản lý của NSDLĐ cũng như hệ
thống pháp luật điều chỉnh. Đánh giá tính phù hợp của các quy định pháp luật và
thực trạng áp dụng pháp luật lao động liên quan đến quyền quản lý của NSDLĐ.
Từ đó, luận giải và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành và
kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành pháp luật liên
quan đến quyền quản lý của NSDLĐ trong thực tiễn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa, xác định cơ sở khoa học của quản lý lao động trong các
doanh nghiệp; đặc điểm, yêu cầu quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, thực trạng bất cập, tồn tại, mặt tiến
bộ cũng như chưa phù hợp, cơ chế quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, quy định của pháp luật về quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động,
nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành pháp luật liên quan đến quyền quản lý
của NSDLĐ trong thực tiễn.
* Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Quyền quản lý nói chung là lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học. Khi nhắc đền quyền quản lý của NSDLĐ là nói đến quyền trong mối quan
hệ tương quan giữa NLĐ và NSDLĐ. Trong quan hệ này tồn tại nhiều quyền
hạn tác động qua lại giữa các chủ thể mà đặc trưng và thể hiện rõ nét nhất là
quyền quản lý giữa một bên là chủ thể quản lý - NSDLĐ và một bên là chủ thể
bị quản lý - NLĐ. Nội dung quyền quản lý này cũng gồm nhiều khía cạnh như
quản lý về lao động, quản lý doanh nghiệp. Tuy vậy, luận văn chỉ tập trung đánh
giá quyền quản lý lao động phát sinh trong lĩnh vực quan hệ lao động của
NSDLĐ đối với NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động theo quy định của pháp
luật lao động Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật điều chỉnh trực
tiếp và có liên quan đến nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
được thực hiện trên cơ sở tiếp cận từ góc độ lý luận và thực tiễn. Đề tài sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic,
phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu cơ sở
lý luận khoa học, hoàn thiện hệ thống lý luận pháp lý.
6. Điểm mới của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn
diện về quyền quản lý lao động của NSDLĐ trong giai đoạn kinh tế thị trường
đa dạng, phong phú như hiện nay.
- Luận văn phân tích, đánh giá khái quát và đưa ra khái niệm cũng như nội
hàm quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Luận văn hệ thống và đánh giá tương đối toàn diện các quy định pháp luật
điều chỉnh trực tiếp nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ, có đánh giá
thực trạng, tính phù hợp của quy định. Từ đó, mở rộng ra việc yêu cầu hoàn
thiện cũng như đề xuất, kiện nghị một số giải pháp pháp luật liên quan đến
quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Làm rõ khái niệm và nội dung quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Từ
đó liên hệ, dẫn chứng đến các quy phạm pháp luật điều chỉnh đến các nội dung
của quyền này.
- Hệ thống khái quát để có cái nhìn toàn diện về các nhóm quyền quản lý
lao động của NSDLĐ, đánh giá cụ thể, chi tiết, có cơ sở thực tiễn góp phần hoàn
thiện hệ thống khoa học pháp lý chuyên ngành, cung cấp luận cứ khoa học cho
việc tham khảo để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động nói chung.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền quản lý của NSDLĐ. Sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về lý luận quan hệ lao
động và pháp luật lao động ở bậc đại học và sau đại học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận về quyền quản lý của người sử dụng lao động.
Chƣơng 2: Quy định và thực trạng áp dụng pháp luật lao động về quyền
quản lý của người sử dụng lao động
Chƣơng 3: Quan điểm và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về
quyền quản lý của người sử dụng lao động


HTZO0t3D3Jubzj4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status