Thực Trạng Pháp Luật Về Quyền Quản Lý Lao Động Của Người Sử Dụng Lao Động Ở Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG..................................................................... 7
1.1. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động..................... 7
1.1.1. Khái niệm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động............. 7
1.1.2. Đặc điểm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động............ 10
1.1.3. Phân loại quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động............. 12
1.2. Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ................................................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ..................................................................................................... 16
1.2.2. Vai trò của pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ..................................................................................................... 17
1.2.3. Nội dung của pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động............................................................................................ 21
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH Ở VIỆT NAM ...................................................................... 34
2.1. Pháp luật về quyền xác lập các công cụ quản lý lao động và
thực tiễn thi hành .................................................................................... 34
2.1.1. Pháp luật về quyền ban hành nội quy, quy chế, quyết định của
người sử dụng lao động và thực tiễn thi hành ......................................... 34
2.1.2. Pháp luật về quyền thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể,
hợp đồng lao động và hợp đồng khác của người sử dụng lao động
và thực tiễn thi hành.................................................................................. 40
2.2. Pháp luật về quyền thực hiện các hoạt động quản lý lao động
và thực tiễn thi hành............................................................................... 48
2.2.1. Pháp luật về quyền tuyển lao động và thực tiễn thi hành .................. 48
2.2.2. Pháp luật về quyền sử dụng lao động và thực tiễn thi hành............... 54
2.2.3. Pháp luật về quyền chấm dứt sử dụng lao động và thực tiễn thi hành......... 71
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.......................74
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động........................................................................................... 74
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động ở Việt Nam..................................................................... 81
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về quyền quản lý
lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam ................................. 81
3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quyền quản lý
lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam ................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn
đề nguồn lao động và những gì xung quanh nó là vấn đề đáng quan tâm hàng
đầu bên cạnh các yếu tố về nguồn vốn, mặt bằng, công nghệ,... Trong đó quản
lý lao động có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố tạo nên thành công và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hoạt động quản lý lao động của chủ sử
dụng lao động đối với NLĐ trước hết chịu sự tác động từ phía nhà nước với
các chính sách pháp luật. Nhà nước thể hiện sự tác động của mình thông qua
việc quy định các quyền quản lý lao động của NSDLĐ trong các văn bản
pháp luật. NSDLĐ vì hiểu không đúng và đủ quyền năng của mình được pháp
luật trao cho mà thường xảy ra thực tế là: một là người sử dụng lao động
không sử dụng hết quyền quản lý lao động của mình để quản lý hiệu quả; hai
là người sử dụng lao động hiểu không đúng quyền, lạm dụng quyền quản lý
lao động của mình xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động. Cả hai tình trạng này đều dẫn đến việc quản lý lao động kém hiệu quả
theo đó năng lực sản xuất thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, ảnh hưởng
đến lợi ích của cả người sử dụng lao động, người lao động và toàn xã hội nói
chung. Mà nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do pháp luật lao động
hiện hành quy định về quyền quản lý lao động của NSDLĐ chưa phù hợp và
chưa khả thi gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Theo đó việc đi sâu
nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về quyền quản
lý của NSDLĐ để thấy được những mặt hạn chế của pháp luật và có những
giải pháp sửa đổi phù hợp với thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật
lao động về vấn đề này là việc làm cấp thiết.
Hơn nữa trên thực tế so với quyền của người lao động thì quyền của người sử dụng lao động ít được khoa học pháp lý nghiên cứu và quan tâm
tương xứng vì pháp luật thường nghiêng về phía bảo vệ quyền và lợi ích của
NLĐ là bên yếu thế hơn, trong khi người sử dụng lao động là một bên chủ thể
trong quan hệ lao động. Vấn đề quyền quản lý lao động của NSDLĐ còn
tương đối mới mẻ, nó chỉ thực sự được quan tâm trong những năm gần đây.
Quy định pháp luật lại chưa có một quy định cụ thể khẳng định hoạt động nào
thuộc quyền quản lý lao động mà chỉ quy định rải rác ở các điều luật khiến
cho việc xem xét đâu là quyền quản lý lao động của NSDLĐ không mấy dễ
dàng. Theo đó việc nghiên cứu vấn đề quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động có ý nghĩa lớn đối với khoa học pháp lý.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Thực trạng pháp luật về
quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” để làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến quyền quản lý lao động của NSDLĐ và các quy định
pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ, đã có các đề tài nghiên cứu
của các tác giả khác nhau. Đối với khóa luận tốt nghiệp, đã có nhiều tác giả
lựa chọn nghiên cứu về vấn đề này như tác giả Hoàng Minh Thái với đề tài
“Quyền quản lý lao động của doanh nghiệp theo pháp luật lao động Việt
Nam” (2010), tác giả Bùi Xuân Thọ với đề tài “Pháp luật lao động về quyền
quản lý lao động của người sử dụng lao động”(2010), tác giả Đặng Thị Oanh
với đề tài “Pháp luật lao động Việt Nam về nội quy lao động thực trạng và
phương hướng hoàn thiện” (2010), đề tài của tác giả Hoàng Xuân Quang “Áp
dụng pháp luật về kỷ luật lao động trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp”
(2010). Nhiều tác giả cũng lựa chọn vấn đề trên để làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của mình như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Chử Lê
Thành với đề tài “Pháp luật về quản lý lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2012); Tác giả Đỗ Thị
Dung với đề tài luận án tiến sĩ “Pháp luật về quyền quản lý lao động của
người sử dụng lao động ở Việt Nam”(2014). Ngoài ra liên quan đến các hoạt
động thuộc quyền quản lý lao động của NSDLĐ, có luận án tiến sĩ của tác giả
Trần Thị Thúy Lâm với đề tài “ Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2007), tác giả Hoàng Thị Minh với
đề tài luận án tiến sĩ “Thỏa ước lao động tập thể- Nghiên cứu so sánh giữa
pháp luật Việt Nam và Thụy Điển” (2004),… Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều
bài viết đề cập đến các góc độ khác nhau liên quan đến một trong số các hoạt
động thuộc quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quý giá đối với tác giả
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên đa số
các công trình trên nghiên cứu trên cơ sở Bộ luật lao động năm 1994 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) trong khi hiện nay Bộ luật lao
động năm 2012 đã thay thế Bộ luật lao động năm 1994 (đã qua ba lần sửa
đổi). Đồng thời một số đề tài kể trên phạm vi của nó chỉ nghiên cứu một trong
các hoạt động thuộc nội dung của quyền quản lý lao động của NSDLĐ mà
không giải quyết toàn diện vấn đề quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Trong
khuôn khổ đề tài, tác giả kế thừa các công trình nghiên cứu trên tuy nhiên có
các phân tích, đánh giá sâu hơn về thực trạng quy định pháp luật về quyền
quản lý lao động của NSDLĐ trên cơ sở Bộ luật lao động năm 2012 và các
văn bản hướng dẫn thi hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Do đó việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng pháp luật về quyền quản lý lao
động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” là cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá các quy định
pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ các vần đề thực tiễn thi hành pháp luật về quyền quản lý lao động của
NSDLĐ, rút ra những nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền quản lý
lao động của NSDLĐ ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về quyền quản lý lao động và pháp
luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Phân tích các quy định pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó phân tích những hạn chế,
vướng mắc của pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền
quản lý lao động của NSDLĐ và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền quản lý lao động của
NSDLĐ dưới góc độ luật học. Hay nói cụ thể hơn là luận văn nghiên cứu thực
trạng pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ được quy định trong
Bộ luật lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.
Trong phạm vi đề tài, luận văn chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu các
khía cạnh về mặt lý luận, quy định pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật về
quyền quản lý lao động của NSDLĐ áp dụng đối với NSDLĐ trong các doanh
nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, chứ không giải
quyết tất cả các quyền năng mà pháp luật quy định cho người sử dụng lao
động cũng như không áp dụng đối với NSDLĐ trong tất cả các loại hình đơn
vị sử dụng lao động. Theo đó, trong đề tài luận văn này, tác giả tập trung
nghiên cứu các quy định pháp luật về các nội dung thuộc quyền quản lý lao động của NSDLĐ, cụ thể như sau:
- Ban hành nội quy, quy chế, quyết định;
- Thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động
và các hợp đồng khác;
- Tuyển lao động;
- Sử dụng lao động;
- Chấm dứt sử dụng lao động
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,… để nghiên cứu. Phương pháp
phân tích tổng hợp được sử đụng để từ các vấn đề cụ thể, chi tiết trong hoạt
động quản lý lao động để khái quát hóa, đánh giá và nhận định về quyền quản
lý lao động của người sử dụng lao động và việc thực thi các quy định pháp luật
về quyền quản lý lao động của NSDLĐ trong thực tiễn. Phương pháp so sánh
được sử dụng để đối chiếu với các quy định pháp luật về quyền quản lý của
người sử dụng lao động của pháp luật một số nước với pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua
các ví dụ thực tế thực hiện quan hệ lao động ở Việt Nam,… từ đó đánh giá bản
chất của hiện tượng trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, đề tài có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm quyền quản lý lao động và
pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ, đặc điểm quyền quản lý lao
động, đặc biệt là phân loại quyền quản lý lao động và làm rõ vai trò của pháp
luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ.
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật lao động Việt Nam
về quyền quản lý lao động của NSDLĐ và thực tiễn thi hành các quy định

BZHd1N19a11bIxp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status