Phát triển năng lực học tập cho học sinh trong dạy học phần 7 sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông bằng phương pháp giải quyết vấn đề - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU........................................................................................................................i
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................6
5.Vấn đề nghiên cứu........................................................................................................6
6. Giả thiết khoa học........................................................................................................6
7. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................................................6
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................7
9. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................7
10. Xây dựng kế hoạnh nghiên cứu.................................................................................7
11. Cấu trúc của luận văn. ...............................................................................................7
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................8
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................................8
1.1.1. Trên thế giới . ........................................................................................................8
1.1.2. Trong nước. .........................................................................................................10
1.2. Cơ sở lí luận ...........................................................................................................13
1.3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................22
Kết luận Chƣơng 1. .....................................................................................................26
Chƣơng 2: Phát triển năng lực học tập cho học sinh “ phần 7 : sinh thái
học ” bằng phƣơng pháp giải quyết vấn đề..............................................................27
2.1.Cấu trúc chương trình sinh thái học, Sinh học 12 THPT ........................................27
2.2.Các năng lực học tập phần sinh thái học cần có......................................................30
2.3.Các nguyên tắc khi vận dụng...................................................................................38
2.4.Quy trình sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để phát huy năng lực học tập cho học
sinh phần sinh thái học, sinh học 12, THPT..................................................................40
2.5. Một số câu hỏi, bài tập, tình huống có vấn đề cần sử dụng để phát triển năng lực
học tập cho học sinh . ....................................................................................................49
2.6.Một số bài soạn có sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để phát triển năng lực học
tập cho học sinh. ............................................................................................................50
Kết luận chƣơng 2………………………………………………...………….……..78
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................79
3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm ...........................................................................................79
3.3 .Kế hoạch thực nghiệm............................................................................................79
3.4 . Kết quả thực nghiệm .............................................................................................81
Kết luận chƣơng 3………………………………………………………………….……… …… 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................93
1. Kết luận . ..................................................................................................................93
2. Khuyến nghị . ...........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................95
PHỤ LỤC………………………………………………………………………..…. 98
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo
hướng phát triển năng lực học tập cho học sinh
Với khối lượng kiến thức bùng nổ như ngày nay, trong khi thời gian có hạn ở
trường thì việc dạy học cho học sinh không chỉ dừng lại việc cung cấp kiến thức cho
học sinh mà còn cần rèn cho học sinh kỹ năng, thái độ để học sinh có thể chủ
động tích cực chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo của người thầy.
Chính vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục là phải đổi mới
phương pháp dạy học. Điều 24.2, luật giáo dục quy định “ Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp
học ,môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ
–TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ), ở mục 5.2 ghi rõ “ Đổi
mới và hiện đại phương pháp giáo dục .Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động ,
thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp
cận tri thức;dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có
hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập”. Như
vậy đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải
cách giáo dục nói chung và cải cách giáo dục ở bậc trung học phổ thông nói riêng.
Trong những năm gần đây các trường phổ thông đã có những cố gắng trong việc đổi
mới dạy học và đã đạt được nhiều tiến bộ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo cho học sinh đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh phát huy được khả năng tự tìm
tòi khám phá kiến thức và khả năng tự học, đó là một trong những kỹ năng thiết cho
học sinh.
1.2. Xuất phát từ ưu điểm phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .
Dạy học GQVĐ thuộc nhóm phương pháp dạy học (PPDH) chuyên biệt. Các
PPDH hiện đại được xây dựng theo 3 phương hướng chủ yếu sau đây:
- Các phương pháp dựa trên những thành tựu của khoa học tâm lí và khoa học
giáo dục, trong đó có dạy học đặt và giải quyết vấn đề (problem posing and solving),
viết gọn là dạy học GQVĐ.
- Các phương pháp dựa trên điều khiển học, toán học, logic học (như algorit hóa,
chương trình hóa...).
- Các phương pháp dựa trên kĩ thuật hiện đại (nghe, nhìn...) có tác giả cho rằng
đó là các phuơng pháp cải tiến.
Bồi dưỡng cho học sinh (HS) năng lực phát hiện, đặt và giải quyết các vấn đề
trong học tập và thực tiễn là một trong những hướng đang được quan tâm trong đổi
mới PPDH hiện nay. Vấn đề này đã được đặt ra trong Ngành Giáo dục nước ta từ
những năm 1960, tuy nhiên do nhiều lí do, cho tới nay chưa được vận dụng phổ biến
trong nhà trường nói chung và môn Sinh học nói riêng.
Các tài liệu ,sách chuyên khảo về dạy học GQVĐ được xuất bản không nhiều
,như cuốn “ Những cơ sở của dạy nêu vấn đề ” dịch của V.Okon, NXBGD, 1976 và
trong các giáo trình Lí luận dạy hóa học (Nguyễn Ngọc Quang và các tác giả khác
NXBGD, 1982). Tuy nhiên cho tới nay,vẫn còn ít công trình nghiên cứu và vận dụng
rộng rãi vào các môn học .
Dạy học GQVĐ đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, tăng thêm mức độ
tích cực trong cơ cấu hoạt động nhận thức, tăng thêm tính vững chắc và sâu sắc kiến
thức, nâng cao trình độ tư duy.
Trong dạy học GQVĐ, sự chỉ đạo của GV không có tính trực tiếp mà là sự
hướng ý nghĩ của HS vào đối tượng, vạch ra vấn đề tồn tại trong đối tượng ý nghĩ
của HS vào đối tượng hay phát huy cao độ tính tích cực của HS giúp các em tự nhìn
thấy được vấn đề .
Trong xu hướng đổi mới, PPDH “ lấy HS làm trung tâm ” hay hợp lí hơn như
một người pháp nói “ Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học ” thì dạy
học GQVĐ có vị trí xứng đáng và vẫn là mới mẻ.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung môn sinh học và nội dung của phần sinh thái
học - Sinh học 12 Trung học phổ thông
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ, trong đó công nghệ Sinh học đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển đó. Sự gia tăng kiến thức Sinh học chi phối không nhỏ
đến nội dung, chương trình dạy học sinh học trong các nhà trường. Do vậy rất cần một
phương pháp dạy học thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp người học có thể tự học
suốt đời, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học xuất phát từ
đời sống xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn sản xuất. Phần sinh thái học -
Sinh học 12 theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện
đại. Cấu trúc chương trình phần này được thể hiện từ cấp độ cá thể -> Quần thể ->
Quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển, có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn.
Vì vậy, khi dạy học phần này đòi hỏi người dạy phải phát huy ; tối đa khả năng tự học
cho học sinh.
1.4. Xuất phát từ tình hình vận dụng dạy học GQVĐ trong dạy học ở trường phổ
thông nước ta
Dạy học GQVĐ thuộc về nhóm phương pháp tích cực (PPTC). Ở nước ta, từ
những năm 1960 dạy học bằng PPTC, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị
và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới PPDH
"Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo". "Học đi đôi với hành". Đã có những GV
vận dụng dạy học GQVĐ, nhưng chủ yếu ở các giờ thao giảng, giờ dạy của các GV
giỏi. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hiệu quả đó và nhân rộng ra thì rất hạn chế do
nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là chương trình đào tạo GV chưa có giáo
trình cũng như yêu cầu cụ thể cho từng môn học.
Ngành Giáo dục đă xác định : "HS là nhân vật trung tâm trong nhà trường"
nhưng chưa tìm ra được quy trình giảng dạy tối ưu. Môn sinh học cũng trong tình
trạng chung đó. Trong tủ sách nhà trường sách viết hay dịch về PPDH còn quá nghèo
nàn, ta có thể điểm qua một số tài liệu “ Dạy học nêu vấn đề ” khoa Sinh ĐHSP Hà
Nội 1975 và trình bày một phần trong “lí luận dạy học ” Trần Bá Hoành, Nguyễn
Quang Vinh ,NXBGD, 1980, “Lí luận dạy học sinh học ” Đinh Quang Báo, Nguyễn
Đức Thành , năm 1996.
Rõ ràng là việc dạy học theo PPTC nói chung và dạy học GQVĐ nói riêng đòi
hỏi các điều kiện nhất định. Tín hiệu của thời đại buộc chúng ta phải nghĩ đến cuộc
cách mạng trong PPDH nhà trường từ phổ thông đến đại học .Nếu trước đây nội dung
các bài giảng Sinh học thức chất là một bản ghi tom tắt những điểm chính trình bày
trong SGK và kết thúc là một câu hỏi và bài tập về nhà rút lại từ SGK thì hậu quả là
chất lượng bị hạn chế rất nhiều. Bài học rút ra là GV dạy cho HS những kiến thức đã
chuẩn bị sẵn. GV đã đóng vai trò là trung tâm .

v8d5029Qz0ljq6R
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status