Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1.1. Sơ lược về acyclovir................................................................................................. 3
1.1.1. Công thức hóa học.......................................................................................... 3
1.1.2. Tính chất lý hóa .............................................................................................. 3
1.1.3. Dược động học ............................................................................................... 3
1.1.4. Tác dụng và cơ chế........................................................................................ 4
1.1.5. Chỉ định .......................................................................................................... 4
1.1.6. Một số chế phẩm acyclovir trên thị trường.................................................... 4
1.2. Hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày (Gastroretentive dosage forms) ......... 5
1.2.1. Ứng dụng của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày ............................... 5
1.2.2. Các cơ chế kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày........................................ 6
1.2.3. Một số hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày........................................... 6
1.2.3.1.Hệ kết dính sinh học (Bioadhesive drug delivery systems) .................. 6
a. Khái niệm kết dính sinh học ............................................................. 6
b. Các cơ chế kết dính sinh học ............................................................ 7
c. Polyme kết dính sinh học.................................................................. 8
1.2.3.2.Hệ thuốc nổi ở dạ dày (Floating drug delivery systems).................... 11
a. Nguyên tắc ...................................................................................... 11
b. Phân loại......................................................................................... 11
1.2.3.3.Hệ có tỷ trọng lớn (hay hệ sa lắng) .................................................... 13
1.2.3.4.Hệ trương nở hay thay đổi hình dạng............................................... 13
1.2.3.5.Hệ kết hợp nổi và kết dính .................................................................. 13
1.3. Một số nghiên cứu về hệ kết dính sinh học đường tiêu hóa chứa acyclovir...... 15
1.3.1. Nghiên cứu bào chế viên nén ...................................................................... 15
1.3.2. Nghiên cứu bào chế vi cầu.......................................................................... 16
1.3.3. Nghiên cứu bào chế hệ nano....................................................................... 17
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 18
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu.............................................................. 18
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 18
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................... 18
2.1.3. Động vật thí nghiệm ..................................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.2.1. Xây dựng đường chuẩn acyclovir trong môi trường acid clohydric 0,1M….. .. 19
2.2.2. Phương pháp bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học........................ 19
2.2.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của bột dập viên ................................ 20
2.2.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nén bào chế ......................... 21
2.2.5. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu ........................................ 24
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT ........................................ 25
3.1. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ dung dịch và mật độ quang. ............... 25
3.2. Nghiên cứu phương pháp bào chế và các tá dược cơ bản của viên nén
acyclovir kết dính sinh học.................................................................................. 26
3.2.1. Nghiên cứu phương pháp bào chế............................................................. 26
3.2.2. Lựa chọn các tá dược cơ bản để bào chế viên nén acyclovir kết dính
sinh học .............................................................................................................. 28
3.3. Xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh học.................... 35
3.3.1. Quy hoạch thực nghiệm ............................................................................... 35
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc ............. 41
3.3.3. Tối ưu hóa công thức viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa
............................................................................................................................ 45
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 47
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đường uống là đường đưa thuốc vào cơ thể phổ biến nhất hiện nay. Tuy
nhiên, sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa khá phức tạp. Hấp thu thuốc thay đổi
dọc theo đường tiêu hóa và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như enzym, pH, thức
ăn…Phần lớn các thuốc được hấp thu tương đối nhanh ở phần đầu ruột non, đến
phần cuối đường tiêu hóa thì hấp thu chậm và không hoàn toàn. Vì vậy, kiểm soát
giải phóng thuốc ở vùng hấp thu tối ưu trong đường tiêu hóa là một trong những
biện pháp giúp cải thiện hấp thu và SKD của thuốc.
Acyclovir (ACV) là một dẫn chất tổng hợp của acid nucleosid – guanosin có
tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes, được sử dụng rộng rãi trong điều
trị mụn rộp da, viêm giác mạc, thủy đậu, Herpes sinh dục…. Trong một số trường
hợp điều trị nhiễm Herpes tái phát hay suy giảm miễn dịch cần sử dụng ACV
kéo dài tới 6 tháng hay hơn. Hiện nay, ACV vẫn là thuốc được lựa chọn hàng đầu
trong điều trị các bệnh kể trên nhờ độc tính thấp đối với tế bào người và tác dụng
phụ nhẹ hơn so với các thuốc kháng virus khác.
Tuy nhiên, ACV có độ tan trong nước lẫn trong dầu đều hạn chế lại có tính
thấm kém, hấp thu thuốc chậm và không hoàn toàn chủ yếu ở đoạn đầu đường tiêu
hóa, qua khe liên kết tế bào. Phần lớn thuốc bị bài tiết ra ngoài (50 – 60%) ở dạng
không được hấp thu, SKD đường uống chỉ đạt từ 10 – 20% [16]. Do vậy nếu dùng
các dạng thuốc quy ước thì phải uống nhiều lần trong ngày (4 – 6 lần), gây nhiều
phiền phức cho bệnh nhân. Một trong những hướng nghiên cứu đang được phát
triển hiện nay để cải thiện SKD đường uống của ACV là bào chế hệ kết dính sinh
học đường tiêu hóa. Hệ có khả năng kéo dài thời gian lưu thuốc tại vị trí hấp thu tối
ưu trong đường tiêu hóa nhờ đó tăng đáng kể sự hấp thu thuốc, tăng cường hiệu quả
điều trị và giảm số lần dùng thuốc trong ngày nên tăng sự tuân thủ điều trị của
người bệnh. Với những ưu điểm trên, đây là một trong những hệ thuốc có triển vọng
cải thiện được những đặc tính bất lợi của ACV.


ZkS02386Yg1ZddC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status