Xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỤC LỤC

1. Công nghệ luyện kim, gia công kim loại và đặc tính nguồn nước thải 2
1.1.Công nghệ luyện gang và luyện thép 3
1.1.1. Luyện thép 5
1.1.2. Nấu gang 6
1.1.3. Cán thép 7
1.2.Công nghệ luyện kim đen 7
1.3.Công nghệ luyện kim màu và các nguồn thải 12
1.3.1. Hỏa luyện 13
1.3.2. Thủy luyện 14
1.3.3. Điện phân 14
1.4.Công nghệ gia công kim loại 17
1.4.1. Quá trình gia công kim loại 17
1.4.2. Các nguồn nước thải trong công nghệ luyện kim và gia công kim loại 18
2. Phương pháp xử lý nước thải luyện kim và gia công kim loại 19
2.1.Phương pháp kết tủa hóa học 19
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại 22
2.2.Phương pháp trao đổi ion 22
2.3.Phương pháp điện hóa 24
2.4.Phương pháp sinh học 28
2.5.Phương pháp sinh học do hoạt động của vi sinh vật 28
2.6.Phương pháp sinh học do sự hấp phụ kim loại của thực vật 28
2.6.1. Đặc điểm của thực vật cải tạo môi trường 28
2.6.2. Con đường mà cây hấp thụ chất ô nhiễm 29
2.6.3. Cơ chế hấp thụ kim loại của thực vật 29
2.6.4. Xử lí nước thải bằng thực vật 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31









Từ trước đến nay, ô nhiễm môi trường trong các hoạt động luyện kim luôn là vấn đề nan giải, được dư luận đặc biệt quan tâm. Thời gian gần đây với sự đòi hỏi bức thiết của toàn xã hội, ý thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trong các cơ sở luyện kim đã được nâng lên rõ rệt.
Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người. Việc khan hiếm nguồn nước ngọt đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái, các loài sinh vật, trong đó có con người ,tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh.
Công nghiệp luyện kim là ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này luôn phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái khá trầm trọng.
Vì vậy, nước thải trong những ngành công nghiệp trên cần được nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, đặc tính để từ đó áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp nhằm xử lý triệt để nguồn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Đó là lý do chúng tui chọn đề tài “ Xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại ’’ để qua đó nghiên cứu tìm hiểu, và đưa ra những phương pháp thích hợp để nhằm hạn chế sự ô nhiễm của nước thải của ngành luyện kim đối với môi trường.





1. Công nghệ luyện kim, gia công kim loại và đặc tính nguồn nước thải
Luyện kim là lĩnh vực khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hay từ các nguyên liệu khác, chế biến các hợp kim, gia công phôi kim loại bằng áp lực, bằng cách thay đổi các thành phần hoá học và cấu trúc để tạo ra những tính chất phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Luyện kim xuất hiện từ thời xa xưa (luyện đồng), còn từ giữa thiên niên kỷ 2 TCN, đã có luyện sắt từ quặng.

Kim loại và hợp kim của chúng là vật liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp như đóng tàu, cơ khí chính xác, quang học, điện tử, hàng không và gia công kim loại, sản xuất phục vụ cho công nghiệp và gia đình.
Công nghệ luyện kim bao gồm luyện kim đen và luyện kim màu để tạo ra hợp kim chứa sắt và không chứa sắt.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá đất nước, chất thải công nghiệp cũng đang ngày một gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý. Công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim là những ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này luôn phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái khá trầm trọng.Vì vậy, nước thải trong những ngành công nghiệp trên cần được nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, đặc tính để từ đó áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp nhằm xử lý triệt để nguồn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
1.1. Công nghệ luyện gang và luyện thép
Gang và thép là hợp kim chứa sắt với thành phần cacbon khác nhau, trong gang thành phần cacbon lớn hơn 2% và trong thép thành phần cacbon nhỏ hơn 2%.
Nguyên liệu để luyện gang bao gồm:
- Than cốc hay than nhiệt luyện vừa đóng vai trò làm nhiệm vụ cung cấp nhiệt năng cho quá trình nung quặng vừa cung cấp thành phần cacbon cho gang. Than sau khi cốc hóa được đưa vào luyện gang thường có thành phần: chất bốc từ 0.9 đến 1.25%, lưu huỳnh từ 0.5 đến 2%; photpho dưới 1%; nhiệt trị từ 7800 đến 8000kcal/kg.
- Quặng sắt có thành phần chủ yếu là các oxit sắt và cacbonat sắt, còn lại là các tạp chất ở dang oxit như Al2O3, CaO, Na2O, K2O, SiO2, các hợp chất của mangan, crom và các chất như lưu huỳnh, photpho,…
- Chất trợ dung (hay chất chảy) thường là đá vôi, hoàng thạch, đolomit. Mục đích kết hợp với các tạp chất khó chảy ở dạng oxit thành hợp chất dễ chảy để tách ra khỏi gang dưới dạng xỉ lỏng khi nung chảy quặng.




45DZ69dk3s1lBTH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status