Nghiên cứu bào chế viên nén Pyridoxin Hydroclorid 25 mg giải phóng nhanh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 2
1.1. Đại cương về pyridoxin hydroclorid
1.1.1. Công thức cấu tạo.................................................................................. 2
1.1.2. Tính chất................................................................................................ 2
1.1.3. Dạng thuốc, hàm lượng......................................................................... 2
1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng................................................................... 2
1.1.5. Chỉ định................................................................................................. 3
1.1.6. Chống chỉ định ...................................................................................... 4
1.1.7. Tác dụng không mong muốn ................................................................ 4
1.1.8. Liều lượng và cách dùng....................................................................... 5
1.1.9. Một số dạng bào chế và biệt dược của VITB6 có trên thị
trường Việt Nam ............................................................................................. 5
1.2. Thuốc giải phóng nhanh ........................................................................ 6
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 6
1.2.2. Các phương pháp tác động để bào chế viên giải phóng nhanh............. 6
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU) ............................................................................................. 15
2.1. Nguyên vật liệu và trang thiết bị............................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp xây dựng đường chuẩn của VITB6................................. 16
2.3.2. Phương pháp bào chế viên nén VITB6 giải phóng nhanh.................... 16
2.3.3. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của TD đến tốc độ GPDC ............. 19
2.3.4. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chất diện hoạt đến tốc độ GPDC
......................................................................................................................... 19
2.3.5. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nén
......................................................................................................................... 20
2.3.6. PP theo dõi độ ổn định của mẫu viên bào chế …………………............ 22
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................... 23
3.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ
VITB6 và mật độ quang................................................................................. 23
3.2. Kết quả khảo sát sơ bộ công thức viên................................................... 24
3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các thành phần trong công thức đến
tốc độ GPDC ................................................................................................... 25
3.3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược dính. .................................... 25
3.3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất diện hoạt đến sự giải phóng VITB6
......................................................................................................................... 27
3.3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn đến khả năng giải phóng
dược chất ........................................................................................................ 28
3.3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại, tỷ lệ và cách phối hợp tá dược
siêu rã.............................................................................................................. 30
3.3.5. Kết quả khảo sát mẫu sản phẩm trên thị trường................................... 32
3.4. Sơ bộ đánh giá độ ổn định của viên nén................................................ 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 38ĐẶT VẤN ĐỀ
Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin
có nhiều trong các loại thực phẩm, dễ tan trong nước, mất tác dụng khi nấu
thức ăn ở nhiệt độ cao. Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển
hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc
chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Vitamin B6 tham gia vào quá
trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Vitamin B6 được chỉ định dùng trong những bệnh xơ vữa động mạch,
viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do
rượu, viêm thần kinh thính giác do thuốc chống lao...
Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất
ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người
nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ
thiếu hụt vitamin B6.
Ở Campuchia, ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm chưa phát triển
kịp để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của quốc gia, dược phẩm vẫn chủ yếu do
nhập khẩu từ nước ngoài, chất lượng thuốc và giá cả chưa được kiểm soát.
Để đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu và phát triển dược
phẩm tại Vương quốc Campuchia, chúng tui tiến hành đề tài “Nghiên cứu
bào chế viên nén pyridoxin hydroclorid 25 mg giải phóng nhanh” với các
mục tiêu:
1. Xây dựng công thức bào chế viên nén pyridoxin hydroclorid 25 mg giải
phóng nhanh.
2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến viên bào chế được. Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Đại cương về Pyridoxin hydroclorid
1.1.1. Công thức cấu tạo
.HCl
Tên chung quốc tế: Pyridoxin.
Mã ATC: A11H A02.
Công thức phân tử: C8H11NO3.HCl
Danh pháp: (5-hydroxy-6-methylpyridin-3,4-diyl) dimethanol
hydroclorid.
Loại thuốc: Vitamin thuộc nhóm B.
1.1.2. Tính chất
Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.
Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong
cloroform và ether.
Chảy ở khoảng 2050C kèm theo phân hủy.
1.1.3. Dạng dùng và hàm lượng
Viên nén: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg. Viên nén
tác dụng kéo dài: 100 mg, 200 mg, 500 mg. Nang tác dụng kéo dài: 150 mg.
Thuốc tiêm: 100 mg/ml.
1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng
Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin,
khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành
pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong
chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma
- aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp
hemoglobulin.
Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường
hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hay uống, thuốc phần lớn
dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận
dưới dạng chuyển hóa. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày,
phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.
Nhu cầu hàng ngày cho trẻ em là 0,3 - 2 mg, người lớn khoảng 1,6 - 2
mg và người mang thai hay cho con bú là 2,1 - 2,2 mg. Hiếm gặp tình trạng
thiếu hụt vitamin B6 ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn
hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hay rối loạn do thuốc gây nên. Với
người bệnh điều trị bằng isoniazid hay phụ nữ uống thuốc tránh thai, nhu cầu
vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường.
1.1.5.Chỉ định
Phòng và điều trị thiếu hụt vitamin B6: Khi thiếu hụt do dinh dưỡng, ít
gặp trường hợp thiếu đơn độc một vitamin nhóm B, vì vậy bổ sung vitamin
dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng đơn lẻ. Tốt nhất vẫn là cải thiện chế
độ ăn.
Người mang thai có nhu cầu tăng về mọi vitamin. Nên bổ sung bằng
chế độ ăn. Nhiều thầy thuốc vẫn khuyên dùng thêm hỗn hợp các vitamin và
muối khoáng, nhất là với người mang thai kém ăn hay có nguy cơ thiếu hụt
cao (chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma túy). Dùng với lượng quá
thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể có hại cho mẹ và thai nhi,
cần tránh.
Nhu cầu về mọi vitamin và muối khoáng tăng trong thời kỳ cho con bú.
Ðiều trị nhiễm độc isoniazid hay cycloserin.


0R436Mu79L8qK5Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status